Phù chân ở người già có nguy hiểm không? Cách phòng tránh
Thời gian xuất bản: Thứ năm, 15/04/2021, 09:44 (+07:00)
Phù chân người già là căn bệnh gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động đi lại hàng ngày của người cao tuổi hiện nay. Khi mắc phải căn bệnh này thì xử lý ra sao, có cách nào phòng tránh hay không?
Những thông tin trong bài viết dưới đây của Bestme sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó. Cùng đọc nhé!
1. Bệnh phù chân ở người già là gì?
Bệnh phù chân của người già là một trong những căn bệnh thường gặp, khiến người già không thoải mái, khó khăn trong đi lại, ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt thường ngày của các bệnh nhân.
Phù chân ở người già là căn bệnh phổ biến
Bệnh xuất hiện khi chất lỏng tích tụ trong các mô làm cho chân bị sưng phù to. Đây cũng là biểu hiện cho nhiều căn bệnh nguy hiểm khác có nguy cơ bùng phát như: gan, máu, thận, tim.
2. Tại sao người già bị phù chân
Phù chân người già có thể là dấu hiệu do mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm như:
2.1. Bệnh suy tim
Lý do vì sao người già bị phù chân rất có thể là do mắc bệnh suy tim. Suy tim gây áp lực rất lớn cho các mao mạch và tĩnh mạch, khiến phần cơ bắp bên trong bị sưng. Nếu người cao tuổi mắc phải căn bệnh này sẽ xuất hiện chứng phù nề khó chịu.
Suy tim khiến mạch máu bị áp lực, làm cho cơ bắp bị phình to ra
Ngoài ra, những bệnh như viêm nghẽn tĩnh mạch hay bạch huyết cũng có thể là nguyên nhân gây phù chân tuổi già. Chúng ngăn cản máu lưu thông, dễ gây tắc nghẽn mạch máu.
2.2. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường cũng là một nguyên do gây nên chứng phù chân ở người già. Tiểu đường là một trong những căn bệnh phổ biến mà người già hay mắc phải. Loại bệnh này khiến hàm lượng đường trong máu tăng vọt, van bơm và tĩnh mạch bị suy yếu nghiêm trọng, không thể thực hiện chức năng bơm máu về tim như bình thường, mà bị tồn đọng ở chi dưới.
2.3. Bệnh xơ gan
Vì sao người già bị phù chân? Ngoài nguyên nhân do mắc bệnh suy tim thì bệnh gan cũng là một lý do khác. Gan là bộ phận đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa, dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc. Nếu mắc bệnh xơ gan, người cao tuổi sẽ phải hứng chịu những biến chứng do chức năng gan không còn tốt.
Bệnh xơ gan có thể làm xuất hiện chứng phù chân ở người già
Do đó, hormone tiết ra không đều đặn, tăng áp lực trong mạch máu, tạo điều kiện chất lỏng tích tụ ở ổ bụng và chi dưới, xuất hiện chứng phù chân người già
2.4. Bệnh thận
Thận giữ vai trò bài tiết, thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, chúng cũng hấp thụ nước, các axit amin, glucose và tạo ra hormone để thực hiện quá trình cân bằng cho cơ thể.
Nếu thận bị ảnh hưởng và hoạt động không tốt sẽ khiến các chất lỏng không được ra ngoài theo con đường tiểu tiện, gây thừa natri, làm áp lực máu tăng và phù chân.
3. Bệnh phù chân tuổi già có nguy hiểm không?
Người cao tuổi mắc chứng chân phù sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới đi lại, sinh hoạt thường ngày. Người già sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức thường xuyên, chân sưng to. Bề mặt da chân khi bị phù sẽ căng lên gây cảm giác ngứa ngáy, nếu gãi nhiều sẽ gây nhiễm trùng ở khu vực bị sưng phù.
Phù chân khiến người già bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày
Người già bị sưng phù chi dưới sẽ để lại các vết sẹo thâm giữa các lớp mô cơ, khiến cho khí huyết không được lưu thông. Đồng thời tĩnh mạch, cơ bắp, khớp, động mạch giảm hẳn sự đàn hồi. Chúng cũng là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, gan và dạ dày.
4. Cách giảm phù chân ở người già
Bên cạnh việc dùng các loại thuốc kháng sinh để điều trị, người già bị phù chân có thể áp dụng những phương pháp sau để cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là một số cách đơn giản để người giá tránh được chứng phù chân:
Chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng, giảm lượng muối trong các bữa ăn.
Thực đơn nên có nhiều rau, củ, quả tươi, ăn nhiều cá, ăn ít thịt, tránh đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp,…
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng và điều độ, nên sử dụng nhiều phần cơ bắp gần vị trí bị sưng phù để kích thích bơm chất lỏng dư thừa về tim.
Sử dụng dầu chuyên dụng để massage cho những vùng bị sưng phù. Phương pháp này sẽ giúp chất lỏng ứ đọng di chuyển sang chỗ khác.
Hạn chế thay đổi nhiệt độ nơi ở, tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, giữ cơ thể luôn ấm áp khi trời lạnh. Nhiệt độ nóng và lạnh đột ngột sẽ khiến bệnh phù chân nặng hơn.
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ phòng tránh được bệnh phù chân ở người già
5. Chế độ ăn để phòng tránh bị phù chân ở người già
Chế độ ăn uống điều độ là một trong những cách giảm phù chân ở người già hiệu quả. Người cao tuổi khi mắc bệnh này hãy áp dụng những biện pháp dưới đây:
Cung cấp đủ nước cho cơ thể hàng ngày.
Không nên ăn nhiều muối vì chúng giúp tích trữ chất lỏng.
Không dùng nhiều các loại thuốc nhuận tràng.
Sử dụng gối để kê chân khi ngủ.
Mỗi ngày dành ra 3 đến 4 lần, để luyện tập thể dục thể thao, mỗi lần từ 10-15 phút để khí huyết lưu thông.
Thường xuyên luyện tập để phòng tránh bệnh phù chân
Tổng kết
Người già khi mắc chứng phù chân cần có biện pháp chữa trị kịp thời để không ảnh hưởng tới sức khỏe. Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học thì người già cũng cần tập thể dục mỗi ngày.
Thường xuyên theo dõi các bài viết từ Bestme để có thêm nhiều mẹo chăm sóc sức khỏe bạn nhé!