Tắc tĩnh mạch chân là gì? Nguyên nhân và biểu hiện tắc mạch chi dưới
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 14/04/2021, 09:44 (+07:00)
Bệnh tắc nghẽn tĩnh mạch chân là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và khó phát hiện sớm. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra hậu quả nặng nề.
Bài viết sau đây của Bestme sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc về tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch chi dưới mà nhiều người đang mắc phải. Cùng đọc nhé!
1. Bệnh tắc nghẽn tĩnh mạch chi dưới là gì?
Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, thuật ngữ chuyên môn gọi là huyết khối tĩnh mạch chi dưới. Đây là tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch chi dưới, vị trí thường ở các tĩnh mạch sâu vùng cẳng chân, vùng đùi, khoeo, tĩnh mạch chậu do sự hình thành cục máu đông gây lấp lòng mạch.
Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới là một bệnh lý nguy hiểm vì triệu chứng có thể gây nhầm lẫn hoặc bỏ sót, dẫn đến chẩn đoán và điều trị muộn, tạo điều kiện cho cục máu đông di chuyển về tim, lên động mạch phổi gây thuyên tắc phổi.
Tắc tĩnh mạch mạch chi dưới gây nhiều khó khăn trong đi lại
2. Nguyên nhân tắc tĩnh mạch chân
Nghẽn tĩnh mạch chân, phù chân giãn tĩnh mạch hay tắc tĩnh mạch chi dưới có thể bắt nguồn từ những lý do dưới đây.
Nguyên nhân gây ra viêm tĩnh mạch nông:
Do đặt ống thông tĩnh mạch.
Do tiêm thuốc kích thích vào tĩnh mạch.
Do một cục máu đông nhỏ.
Do bị nhiễm trùng.
Nguyên nhân gây nên viêm tĩnh mạch sâu:
Bị kích thích hoặc do chấn thương tĩnh mạch sâu từ các ca phẫu thuật, gãy xương, gây chấn thương nghiêm trọng hoặc từng bị huyết khối tĩnh mạch sâu trước đó.
Tình trạng máu chảy chậm vì ít vận động (nằm lâu sau phẫu thuật, ngồi máy bay, văn phòng, tàu xe trong một thời gian dài).
Hiện tượng máu tăng đông hơn mức bình thường, có thể do thuốc kháng sinh, ung thư, tình trạng rối loạn mô liên kết hoặc rối loạn đông máu di truyền.
Bị chấn thương có thể gây tắc tĩnh mạch chân
3. Dấu hiệu nhận biết viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Những dấu hiệu để nhận biết căn bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, gồm có:
Chân sưng phù.
Tay hoặc chân ấm.
Tấy đỏ ở chân.
Xuất hiện các vệt màu đỏ trên tay hoặc chân.
Nhạy cảm với cơn đau
Chân sưng phù là một biểu hiện của việc tắc tĩnh mạch chân
Bệnh viêm tĩnh mạch nông có thể dẫn đến nhiễm trùng xung quanh da, lở loét, vết thương trên da và thậm chí gây nhiễm trùng máu. Nếu cục máu đông khá to và gây ảnh đến tĩnh mạch, sẽ dễ dẫn đến khả năng huyết khối tĩnh mạch sâu.
Có tới 50% số người mắc bệnh này xuất hiện các triệu chứng của viêm tĩnh mạch gồm: bắp chân đau hoặc vùng đùi đau nhức, khi đi bộ hoặc gập chân thì đau nhiều hơn
>> Xem ngay: Giảm mỡ đùi nhanh nhất tại nhà
4. Bệnh tắc nghẽn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?
Nếu được chữa trị kịp thời bệnh tắc nghẽn tĩnh mạch sẽ không có các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng nếu chậm trễ trong việc điều trị thì bệnh sẽ gây nhiễm trùng và lan sang các vùng lân cận, gây nhiễm trùng máu rất nguy hiểm. Tuy nhiên, để phòng ngừa mọi biến chứng xấu có thể xảy ra, người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín khi có dấu hiệu bệnh.
Nghẽn tĩnh mạch chân cần được điều trị sớm để không gây biến chứng nguy hiểm
5. Đối tượng dễ mắc tắc tĩnh mạch chân
Tất cả các độ tuổi đều có nguy cơ mắc căn bệnh này, nhưng với những nhóm người sau thì nguy cơ mắc bệnh sẽ lớn hơn người bình thường:
Nhóm người già, nhất là người trên 60 tuổi.
Nhóm người thừa cân, béo phì.
Người hút thuốc, uống rượu hoặc hay thường xuyên sử dụng các chất kích thích.
Phụ nữ có thai.
Bệnh nhân bị ung thư và đang điều trị ung thư.
Người lười vận động, ít vận động hay không vận động trong một thời gian dài.
Người có tiền sử bị bệnh viêm tĩnh mạch hay rối loạn đông máu.
Phụ nữ có thai dễ bị tắc nghẽn tĩnh mạch chân
6. Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới phải làm sao?
Đối với những người mắc bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, căn cứ vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra pháp đồ điều trị thích hợp như sau:
Phương pháp điều trị viêm tắc tĩnh mạch nông
Tháo rời ống thông tĩnh mạch, sử dụng kháng sinh nếu xuất hiện nhiễm trùng. Để giảm sưng đau, có thể chườm ấm.
Phương pháp điều trị viêm tắc tĩnh mạch sâu
Sử dụng kháng sinh để chống đông máu, kháng sinh tiêu tan khối huyết, hay tiến hành phẫu thuật để loại bỏ các cục máu đông, sử dụng ống lọc cho mạch máu trong trường hợp không dùng được thuốc chống đông.
>> Xem thêm: Viên uống dhc thon chân review
7. Cách phòng tránh bệnh tắc nghẽn tĩnh mạch chân
Cách phòng tránh tốt nhất và hữu hiệu nhất đối với căn bệnh này là chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Chúng ta nên thường xuyên vận động, không ngồi lâu một chỗ.
Thường xuyên vận động để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tắc nghẽn mạch chi dưới
Với những người làm công việc văn phòng thì nên đi lại trong giờ nghỉ giải lao, vận động, xoa bóp tay chân để máu được lưu thông đi khắp cơ thể. Ngoài ra, ăn nhiều rau của quả tươi, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn ven đường, không sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, rượu bia,... sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tắc nghẽn tĩnh mạch chân.
Tổng kết
Tắc nghẽn tĩnh mạch chân nếu được chữa trị kịp thời thì sẽ không để lại hậu quả nghiêm trọng. Hãy thường xuyên vận động và ăn uống điều độ để ngăn chặn căn bệnh này.
Thường xuyên theo dõi các bài viết từ Bestme để có thêm nhiều mẹo chăm sóc sức khỏe bạn nhé!