Tác dụng của kẽm với da mụn và trị sẹo mụn có được như lời đồn?
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 18/09/2019, 09:55 (+07:00)
Kẽm là một dưỡng chất có vai trò cực kỳ quan trọng với cơ thể. Đặc biệt, kẽm được biết đến với khả năng điều trị mụn và sẹo được nghiên cứu rộng rãi. Hãy cùng DHC tìm hiểu tác dụng của kẽm với da mụn và trị sẹo mụn có kỳ diệu như lời đồn không nhé!
1. Zinc là gì?
Zinc hay kẽm có vai trò bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách chống lại các tế bào xấu. Tuy nhiên, cơ thể không tự nhiên sản xuất ra được kẽm vậy nên chúng ta cần cung cấp từ bên ngoài. Một số người bổ sung kẽm qua chế độ ăn uống. Một số người sử dụng thực phẩm chức năng tạm thời để cung cấp kẽm cho cơ thể.
Kẽm không chỉ quan trọng với da mà còn không thể thiếu cho một số hoạt động quan trọng của cơ thể
Các hoạt động cơ thể cần sự “có mặt” của kẽm như phản ứng enzim, tổng hợp protein, tổng hợp DNC, làm lành vết thương,... Đặc biệt, kẽm có đặc tính kháng viêm. Do đó, tác dụng của kẽm với da rất tốt trong việc cải thiện mẩn đỏ và kích ứng do mụn trứng cá và các vết sẹo mụn gây nên.
2. Sử dụng kẽm dạng viên hay dạng bôi thì tác dụng của kẽm với da tốt nhất?
Một số nghiên cứu cho bằng, kẽm dạng uống có hiệu quả tác động đến mụn viêm và vi khuẩn gây mụn. Chưa hết, kẽm là chất có thể mang đến khả năng tổng hợp các loại enzim đảm nhận hỗ trợ quá trình làm lành vết thương. Do đó, với những ai bị sẹo thâm mụn, bổ sung kẽm sẽ giúp tái tạo, sản sinh collagen phục hồi sẹo an toàn cho da.
Nhưng đi kèm với đó là một vài tác dụng phụ như buồn nôn khó chịu. Sử dụng kẽm dạng bôi có ít tác dụng phụ hơn nhưng lại không hiệu quả bằng bổ sung qua đường uống.
Có 3 cách phổ biến nhất chính là nạp kẽm từ những thực phẩm hằng ngày, uống thuốc kẽm trị mụn và bôi kem trị mụn chứa kẽm
Mặc dù như vậy, điều đó không có nghĩa là thuốc dạng bôi không phát huy được tác dụng của kẽm với da mụn và sẹo. Ngoài khả năng kháng viêm, kẽm bôi còn giúp loại bỏ vi khuẩn và hạn chế sản xuất dầu trên da.
Vì vậy, điều trị mụn và sẹo thâm dưới dạng uống hay bôi còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của da, tình trạng da. Cách tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các sĩ da liễu để xác định đúng loại kẽm cần dùng nhé.
3. Cách bổ sung kẽm qua chế độ ăn uống
Lượng kẽm bổ sung vào cơ thể phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính của bạn, cụ thể như sau:
Độ tuổi | Giới tính | |
Nữ | Nam | |
9 - 13 | 8 | 8 |
14 - 18 | 9 | 11 |
14 - 18 có thai | 12 | |
14 - 18 cho con bú | 13 | |
Trên 18 | 8 | 11 |
Trên 18 có thai | 11 | |
Trên 18 cho con bú | 12 |
Lượng kẽm đề nghị bổ sung hằng ngày theo Viện Y tế Quốc gia của Mỹ
Kẽm là một nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp collagen
Trước khi xây dựng chế độ dinh dưỡng bổ sung kẽm, hãy xem chế độ ăn uống hiện tại đã đủ lượng kẽm cần thiết hay chưa. Cơ thể sẽ hấp thụ kẽm hiệu quả hơn từ các loại thực phẩm như đậu, ngũ cốc, các loại hạt, gia cầm, thịt đỏ,...
Nếu nạp quá lượng kẽm so với nhu cầu cơ thể cũng có thể gây ra nhiều phản ứng tiêu cực. Một số tình trạng bạn có thể gặp phải như đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn, đau dạ dày.
Tác dụng của kẽm với da là không thể phủ nhận nhưng hãy xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp và đúng liều lượng nhé.
4. Dùng chất bổ sung kẽm
Trong trường hợp bạn không nhận đủ kẽm từ chế độ ăn uống, có thể dùng thuốc bổ sung kẽm. Cơ thể thiếu kẽm thường có những biểu hiện như da khô, bong tróc, nổi nhiều mụn khó kiểm soát. Lúc này, tác dụng của kẽm với da mụn và sẹo được phát huy tốt nhất khi uống bổ sung.
Khi cơ thể thiếu kẽm, keratin sẽ chuyển thành dạng keo bết dính và gây bít tắc lỗ chân lông, lâu ngày sẽ dẫn đến việc nổi mụn
Tuyệt đối không được tự uống viên kẽm bổ sung theo “phong trào”. Mỗi người không nên hấp thụ quá 40 mg kẽm mỗi ngày. Không nên uống kẽm khi đang uống kháng sinh. Đặc biệt khi đang uống kẽm thì bạn đừng nên uống rượu bia để thu được hiệu quả tốt nhất nhé.
5. Sản phẩm kẽm bôi ngoài da
Tác dụng của kẽm với da mụn hoặc sẹo thâm nhẹ phát huy tốt nhất ở dạng thuốc bôi. Lưu ý kiểm tra độ kích ứng của sản phẩm với da trước khi sử dụng.
Cách thực hiện kiểm tra kích ứng:
- Chọn một khu vực nhỏ trên da ví dụ vùng hàm.
- Bôi một lượng nhỏ sản phẩm và chờ trong 24 giờ.
Nếu không thấy tác dụng phụ nào, bạn có thể dùng cho cả gương mặt. Nếu thấy hiện tượng phát ban, nổi đỏ kích ứng hãy ngưng dùng ngay lập tức nhé. Bên cạnh đó, đừng quên đọc kỹ và tuân thủ hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
Ngoài tác dụng trị mụn hiệu quả, kẽm là một yếu tố giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể
Bạn cũng nên đặc biệt lưu ý khi dùng kẽm bôi nếu đang điều trị mụn hay trị thâm bằng các sản phẩm khác.
Tổng kết
Có nhiều tác dụng của kẽm với da như chống viêm và điều trị sẹo thâm mụn. Hãy trao đổi với bác sĩ da liễu để xác định trình trạng thiếu – thừa kẽm của cơ thể bạn. Từ đó chọn lựa hình thức bổ sung hay cắt giảm kẽm an toàn và phù hợp nhất nhé!