Nguyên nhân đau bắp chân và cách xử lý khi bắp chân bị đau
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 14/04/2021, 09:44 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ hai, 25/07/2022, 01:33 (+07:00)
Đau bắp chân không phải là tình trạng quá hiếm gặp. Bạn có thể bắt gặp các triệu chứng bắp chân sưng to và đau vào những lúc cuối ngày hoặc sau khi vận động, đi lại.
Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Liệu có phương pháp đơn giản nào để giảm đau tại nhà? Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết ngay sau đây nhé!
1. Nguyên nhân đau bắp chân
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng đau bắp chân như:
-
Bắp chân bị đau do căng cơ khi bạn vận động hoặc làm việc quá nhiều. Lúc này các sợi cơ của bắp chân sẽ bị tổn thương do co giãn, căng kéo quá mức gây ra các cơ đau nhức.
-
Bắp chân sưng to đau do suy giãn tĩnh mạch làm rối loạn và biến dạng các mô xung quanh.
-
Đau bắp chân do bị chuột rút, nếu cơ chân của bạn co giãn kém hoặc cơ yếu thì tình trạng này sẽ khiến bạn đau đớn và khó chịu hơn rất nhiều.
-
Bắp chân bị đau do cách hồi động mạch, lúc này các động mạch có tác dụng mang máu đến chân bị tắc nghẽn, thu hẹp gây ra cơn đau. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do bạn đi bộ quá nhiều, lượng máu đến bắp chân không đủ để cung cấp.
-
Phần bắp chân bị đau do cách hồi thần kinh. Cụ thể hơn là các dây thần kinh bị kiểm soát, chèn ép gây đau dọc phần cẳng chân và bắp chân, ngay cả khi bạn không hoạt động vẫn có cảm giác đau.
Đau ở vị trí bắp chân không phải là tình trạng quá hiếm gặp
Ngoài ra, bắp chân bị đau cũng có thể nguyên nhân là do sự thiếu hụt canxi. Nếu xương không chắc khỏe toàn bộ tải trọng của cơ thể dồn xuống phần bắp chân dễ gây đau nhức, đặc biệt là ở bà bầu và những người bị béo phì.
2. Đau bắp chân có nguy hiểm không?
Đau bắp chân có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào những triệu chứng kèm theo của chúng.
Đau bắp chân có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm
Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên, đau phần bắp chân rất có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như:
-
Bệnh suy tĩnh mạch khiến bàn chân giãn rộng, phồng to thường xuyên gây chuột rút ở bắp chân, bàn chân, đau nhức khó chịu cho người bệnh.
-
Tắc mạch máu dẫn đến thiếu máu và rối loạn dinh dưỡng vùng chân, nếu kéo dài không chỉ gây đau nhức mà còn có thể gây hoại tử ngón chân, bàn chân.
-
Bệnh viêm gân Achilles, đây là bộ phận dây chằng nối phần bắp chân với xương gót chân, khi bắp thịt bị bó quá chặt sẽ gây áp lực lên gân và gây đau nhức bắp chân.
Nếu bắp chân bị sưng đau đột ngột kèm theo sốt cao hoặc các dấu hiệu bất thường bạn nên đến bệnh viện thăm khám
Ngoài ra tình trạng đau bắp chân cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng chèn ép khoang, viêm gan chân, huyết khối tĩnh mạch sâu,… Do đó bạn không nên chủ quan, hãy đi thăm khám bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu như:
-
Bị sốt cao hơn 37.7 độ
-
Phần chân bị lạnh hoặc sưng, da chân tái nhợt
-
Bắp chân bị sưng đột ngột
-
Thường xuyên bị nhức mỏi bắp chân không rõ nguyên nhân
-
Triệu chứng đau bắp chân không cải thiện sau vài ngày điều trị tại nhà,…
>> Xem ngay: Làm thế nào để giảm phù chân khi mang thai
product_sku=4511413602607
3. Bắp chân bị đau phải làm sao?
3.1. Các phương pháp làm giảm đau bắp chân
Có một số phương pháp đơn giản để giảm đau bắp chân tại nhà bạn có thể áp dụng như:
Chườm nóng phần bắp chân
Nếu bạn bị đau bắp chân dưới do vận động nhiều, bạn có thể thử chườm nóng để giảm đau. Nhiệt độ sẽ giúp hỗ trợ chữa lành các chấn thương cơ bắp nhanh hơn, tăng lưu lượng máu lưu thông đến phần chân.
Chườm nóng phần bắp chân giúp giảm đau
Sử dụng phương pháp chườm lạnh
Tương tự như việc chườm nóng, chườm lạnh cũng mang lại tác dụng tích cực trong việc giảm đau nhức bắp chân, cơ chân. Bạn có thể sử dụng nước đá hoặc túi chườm lạnh chườm vào vùng da bị đau mỏi để giảm đau, cải thiện tình trạng viêm cơ và căng cơ.
Giảm đau bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt sẽ tác động lên những điểm huyệt trên chân để kích thích giải phóng Endorphins. Đây được xem là thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể sẽ khiến bạn thấy dễ chịu hơn ở phần bắp chân.
Tắm với muối khoáng
Các loại muối khoáng tự nhiên như muối magie, muối magie sunphat chúng có tác dụng rất tốt trong việc giảm viêm ở phần mô cơ và giảm đau bắp chân. Do đó thay vì tắm nước lạnh, bạn có thể hòa một ít muối khoáng vào nước ấm để ngâm mình, giảm các triệu chứng đau nhức.
Xoa bóp bấm huyệt cũng là một cách giúp giảm đau nhức
Sử dụng các loại thuốc uống để giảm đau bắp chân
Trên thị trường có một số loại thuốc giảm đau bắp chân như ibuprofen hoặc naproxen, thuốc giãn cơ,… Tuy nhiên bạn không nên tự ý mua thuốc mà cần phải có sự chỉ định, kê đơn từ bác sĩ.
Nếu cảm thấy cơn đau nhức diễn ra trầm trọng kèm theo những triệu chứng bất thường như đã đề cập ở trên, bạn hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp nhé!
>> Xem thêm: Bắp chân to làm sao để thon gọn
product_sku=4511413401569
3.2. Cách tránh tình trạng bắp chân bị đau
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thay vì để bắp chân đau nhức mới tìm cách chữa trị thì bạn nên phòng ngừa từ đầu với một số phương pháp như:
-
Trước khi tập luyện hoặc hoạt động thể chất cần thực hiện kỹ các động tác căng cơ.
-
Bổ sung đủ nước cho cơ thể, đặc biệt là đối với những người thường xuyên vận động.
-
Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường sức mạnh cơ bắp.
-
Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, thỉnh thoảng bạn hãy đi lại thực hiện vài động tác giãn cơ đơn giản.
-
Nên tạo thói quen tập thể dục cho đôi chân trước khi đi ngủ.
-
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều rau xanh và trái cây
-
Hạn chế tình trạng căng thẳng, stress quá độ vì đây có thể là nguyên nhân gây chuột rút, khiến nhịp tim tăng nhanh, huyết áp cao,…
Giãn cơ trước khi tập giúp bạn làm giảm tình trạng đau nhức
product_sku=4511413406571
Tổng kết
Đau bắp chân không phải là tình trạng quá nguy hiểm, bạn có thể phòng ngừa và giảm các triệu chứng đau tại nhà bằng một số phương pháp kể trên. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nghiêm trọng. Do đó bạn nên thường xuyên theo dõi sức khỏe và thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường nhé