20 cách trị mụn đầu đen ở mũi tại nhà hiệu quả cực bất ngờ
Thời gian xuất bản: Thứ sáu, 25/08/2023, 14:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ sáu, 25/08/2023, 16:22 (+07:00)
1. Nguyên nhân bị mụn đầu đen ở mũi
1.1 Chăm sóc da không đúng cách
1.2 Vi khuẩn P.Acnes gây mụn
1.3 Lối sống, dinh dưỡng thiếu khoa học
1.4 Tác dụng phụ của thuốc
1.5 Rối loạn nội tiết tố
1.6 Hóa mỹ phẩm gây kích ứng da
2. Mụn đầu đen ở mũi có tự hết được không?
3. Hướng dẫn cách trị mụn đầu đen ở mũi tại nhà
3.1 Trị mụn đầu đen ở mũi bằng BHA
3.2 Cách hết mụn đầu đen ở mũi bằng Axit Azelaic
3.3 Cách trị mụn đầu đen ở mũi tận gốc với Salicylic Acid
3.4 Sử dụng Retinoids trị mụn đầu đen ở mũi
3.5 Peel da loại bỏ mụn đầu đen mũi
3.6 Cách làm hết mụn đầu đen ở mũi với kháng sinh đường uống
3.7 Rửa mặt đúng cách mỗi ngày
3.8 Tẩy tế bào chết cho da
3.9 Đắp mặt nạ đất sét
3.10 Sử dụng miếng dán lột mụn đầu đen ở mũi
3.11 Xông hơi da mặt chữa mụn đầu đen trên mũi
3.12 Cách trị mụn đầu đen ở mũi bằng muối
3.13 Sử dụng kem đánh răng trị mụn đầu đen ở mũi
3.14 Cách làm sạch mụn đầu đen ở mũi bằng than hoạt tính
3.15 Cách trị mụn đầu đen ở mũi bằng mật ong
3.16 Cách trị mụn đầu đen ở mũi bằng nha đam
3.17 Trị mụn đầu đen ở mũi bằng trứng gà
3.18 Cách trị mụn đầu đen ở mũi bằng cà chua
3.19 Dùng dầu dừa giảm mụn đầu đen ở mũi
4. Những điều cần lưu ý khi chữa trị mụn đầu đen ở mũi tại nhà
Tổng kết
Mụn đầu đen là một vấn đề da liễu phổ biến, thường xuất hiện chủ yếu ở vùng mũi. Việc loại bỏ mụn đầu đen ở mũi không chỉ giúp da trở nên sạch sẽ và mịn màng hơn, mà còn là bước quan trọng trong việc duy trì làn da khỏi sự tác động của mụn trứng cá và viêm nhiễm. Dưới đây là 20 phương pháp trị mụn đơn giản mà bạn có thể thử ngay tại nhà.
1. Nguyên nhân bị mụn đầu đen ở mũi
Để trị mụn đầu đen ở mũi dứt điểm, bạn cần nắm rõ và xác định nguyên nhân gây mụn cụ thể trên làn da.
1.1 Chăm sóc da không đúng cách
Chế độ chăm sóc da không đúng cách có thể tạo điều kiện cho sự hình thành của mụn đầu đen. Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp hoặc làm sạch da không hoàn toàn đều có thể dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và tăng nguy cơ xuất hiện mụn đầu đen.

1.2 Vi khuẩn P.Acnes gây mụn
Vi khuẩn Propionibacterium Acnes (P.Acnes) được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra mụn đầu đen. Vi khuẩn này có khả năng phát triển trong môi trường nhiều dầu và bã nhờn trên da, gây viêm nhiễm và tắc nghẽn lỗ chân lông. Từ đó, mụn đầu đen ở mũi hoặc các vùng da khác được hình thành
1.3 Lối sống, dinh dưỡng thiếu khoa học
Lối sống không lành mạnh cùng việc thiếu khoa học trong chế độ chăm sóc cơ thể cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xuất hiện mụn đầu đen. Độc tố tích tụ do chế độ ăn uống không cân đối cùng với căng thẳng hàng ngày sẽ góp phần kích thích tăng sản xuất dầu da và tạo điều kiện thuận lợi cho mụn đầu đen phát triển mạnh mẽ.

1.4 Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc uống có tác dụng phụ là tăng nguy cơ xuất hiện mụn đầu đen ở mũi và khuôn mặt. Các loại thuốc chứa corticosteroid hoặc chống dị ứng khi được sử dụng trong thời gian dài hoặc quá mức có thể làm tăng sự sản xuất dầu da, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và nổi mụn đầu đen.

1.5 Rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố có thể gây ra mụn đầu đen và các vấn đề về da khác do sự mất cân bằng lượng hormone trong cơ thể. Các rối loạn như tăng nồng độ hormone androgen (nam tố) hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) sẽ làm tăng sản xuất dầu và gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn đầu đen phát triển.
1.6 Hóa mỹ phẩm gây kích ứng da
Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp hoặc chứa các thành phần gây kích ứng da có thể khiến làn da trở nên nhạy cảm và dễ bị tắc nghẽn lỗ chân lông hơn. Từ đó, làn da dễ xuất hiện mụn đầu đen, đặc biệt là vùng da ở mũi.

2. Mụn đầu đen ở mũi có tự hết được không?
Câu trả lời là KHÔNG.
Mụn đầu đen trên mũi khá “cứng đầu” do nhân mụn nằm ẩn sâu trong lỗ chân lông. Vậy nên, mụn đầu đen sẽ không thể biến mất hoàn toàn nếu không sử dụng bất kỳ biện pháp điều trị can thiệp chuyên sâu và chăm sóc làn da đúng cách.

3. Hướng dẫn cách trị mụn đầu đen ở mũi tại nhà
Dưới đây là một số phương pháp trị mụn đầu đen trên mũi dứt điểm đơn giản nhưng cực hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.
3.1 Trị mụn đầu đen ở mũi bằng BHA
BHA (Beta Hydroxy Acid) là một loại axit thường được sử dụng trong sản phẩm chăm sóc da để giúp làm sạch lỗ chân lông và ngăn chặn tình trạng mụn đầu đen. BHA hoạt động bằng cơ chế xâm nhập sâu vào lỗ chân lông, từ đó tiêu diệt vi khuẩn gây mụn hiệu quả.

3.2 Cách hết mụn đầu đen ở mũi bằng Axit Azelaic
Axit Azelaic sẽ giúp loại bỏ tế bào chết, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn gây mụn nhanh chóng và mạnh mẽ. Hoạt chất này thường được điều chế dưới dạng kem hoặc gel bôi để bạn dễ dàng sử dụng hơn.
Lưu ý rằng, làn da nhạy cảm thường phản ứng khá mạnh với hoạt chất này, gây tình trạng ngứa rát, châm chích và khô da nên bạn cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
3.3 Cách trị mụn đầu đen ở mũi tận gốc với Salicylic Acid
Hoạt chất này thường được tìm thấy trong các sản phẩm trị mụn đầu đen phổ biến trên thị trường.
Hoạt chất này có khả năng điều tiết lượng bã nhờn trên da, từ đó kích thích tái tạo tế bào da khỏe mạnh hơn. Bạn cần lưu ý sử dụng hoạt chất này trên da 1-2 lần/ ngày với nồng độ an toàn là 0,5-2%. Bởi, sử dụng hàm lượng cao có thể gây ra tình trạng khô da và kích ứng không mong muốn.

3.4 Sử dụng Retinoids trị mụn đầu đen ở mũi
Retinoids là hoạt chất có nguồn gốc từ vitamin A, một loại khoáng chất cần thiết cho sức khỏe làn da. Đặc biệt, Retinoids có công dụng điều trị mụn chuyên sâu hiệu quả. Sản phẩm chỉ được khuyến nghị sử dụng với nồng độ 0,01-1% để hạn chế tác dụng phụ xảy ra.
3.5 Peel da loại bỏ mụn đầu đen mũi
Peel da là phương pháp sử dụng các sản phẩm chứa hoạt chất hóa học để loại bỏ tế bào chết và lớp sừng già cỗi tích tụ trên làn da. Từ đó, hỗ trợ điều trị các loại mụn, bao gồm cả mụn đầu đen “cứng đầu”.

3.6 Cách làm hết mụn đầu đen ở mũi với kháng sinh đường uống
Với những trường hợp mụn nặng và lây lan nhanh chóng, để trị mụn đầu đen ở mũi bạn sẽ cần phải sử dụng thuốc kháng sinh đường uống. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh cần được bác sĩ tư vấn và chỉ định uống để hạn chế tình trạng dị ứng xảy ra.

3.7 Rửa mặt đúng cách mỗi ngày
Rửa mặt mỗi ngày là một cách đơn giản và cần thiết để duy trì làn da khỏe mạnh và hạn chế mụn đầu đen “xâm nhập” vào làn da. Bạn nên sử dụng sản phẩm sữa rửa mặt lành tính, an toàn để hạn chế tình trạng kích ứng xảy ra.
Đồng thời, bạn chỉ cần rửa mặt 2 lần/ ngày, không nên rửa mặt quá nhiều vì có thể làm khô da và gây tăng tiết dầu, gây tác dụng ngược dẫn đến sự xuất hiện của mụn đầu đen.

3.8 Tẩy tế bào chết cho da
Phương pháp này có tác dụng loại bỏ tế bào chết trên da, từ đó làm se khít lỗ chân lông và hạn chế vi khuẩn gây mụn xâm nhập vào da. Bạn có thể sử dụng hoạt chất hóa học hoặc các hạt scrub nhỏ để tẩy da chết đều đặn 2 lần/ tuần.
3.9 Đắp mặt nạ đất sét
Mặt nạ trị mụn đầu đen đất sét là phương pháp điều trị phổ biến được rất nhiều người ưa chuộng. Bởi, đất sét có công dụng loại bỏ dầu thừa, làm sạch bụi bẩn sâu bên trong và hỗ trợ thu nhỏ lỗ chân lông. Nhờ đó, làn da của bạn sẽ láng mịn và loại bỏ được hoàn toàn mụn đầu đen.

product_sku=8809046297915
3.10 Sử dụng miếng dán lột mụn đầu đen ở mũi
Lột mụn đầu đen là cách trị mụn đầu đen ở mũi đơn giản, được nhiều người trong cộng đồng làm đẹp áp dụng. Miếng dán sẽ hỗ trợ lấy hoàn toàn nhân mụn đầu đen ở sâu bên trong làn da, từ đó làm thông thoáng và sạch lỗ chân lông hiệu quả. Trước khi sử dụng, bạn nên làm sạch da hoàn toàn để loại bỏ cặn mỹ phẩm hay bụi bẩn tích tụ.

3.11 Xông hơi da mặt chữa mụn đầu đen trên mũi
Xông hơi có thể làm giãn nở lỗ chân lông, tạo điều kiện tốt cho việc loại bỏ mụn đầu đen. Bạn có thể thêm tinh dầu vào nước để gia tăng hiệu quả xông hơi và chăm sóc làn da mụn được tốt hơn.
3.12 Cách trị mụn đầu đen ở mũi bằng muối
Muối có khả năng làm sạch da và loại bỏ bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông. Từ đó, làn da thông thoáng và loại bỏ mụn đầu đen dễ dàng hơn. Để tạo thành công thức trị mụn đầu đen, bạn cần trộn muối và dầu ô liu theo tỷ lệ 1:2. Sau đó, nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên da trong 15-30 phút.

3.13 Sử dụng kem đánh răng trị mụn đầu đen ở mũi
Sử dụng kem đánh răng có thể hỗ trợ làm khô mụn và loại bỏ chúng nhanh chóng. Bạn có thể thoa trực tiếp kem đánh răng lên vùng da mũi, sau đó sử dụng bàn chải sạch để massage nhẹ nhàng trên da trong 1-2 phút. Sau 15 phút, bạn rửa lại mặt với nước sạch để loại bỏ hoàn toàn hỗn hợp trên da.

3.14 Cách làm sạch mụn đầu đen ở mũi bằng than hoạt tính
Than hoạt tính có công dụng dụng làm sạch và loại bỏ dầu nhờn, hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn và bụi bẩn trên da. Nhờ đó, làn da của bạn sẽ hạn chế được sự xuất hiện của mụn đầu đen tốt hơn. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng sử dụng than hoạt tính được chiết xuất trong các sản phẩm làm đẹp như sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết và mặt nạ.
✔️✔️✔️Tham khảo thêm : Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to
3.15 Cách trị mụn đầu đen ở mũi bằng mật ong
Mật ong có khả năng làm dịu và mềm da, cùng với khả năng kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Do đó, mật ong có thể làm giảm tình trạng mụn đầu đen. Phương pháp điều trị mụn này khá dễ thực hiện, bạn chỉ cần thoa trực tiếp mật ong lên vùng da có mụn đầu đen trong khoảng 10 phút.

3.16 Cách trị mụn đầu đen ở mũi bằng nha đam
Nha đam có khả năng làm dịu da và giảm viêm, nhờ đó hỗ trợ quá trình điều trị mụn tốt hơn. Bạn chỉ cần lấy phần gel nha đam bên trong, rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị mụn đầu đen. Sau 15-20 phút, bạn làm sạch với nước để loại bỏ hoàn toàn gel nha đam trên da và cảm nhận độ láng mịn mà phương pháp này mang lại.

3.17 Trị mụn đầu đen ở mũi bằng trứng gà
Không chỉ có khả năng loại bỏ mụn đầu đen, trứng gà còn có công dụng nuôi dưỡng da trắng sáng và khỏe mạnh từ sâu bên trong. Sau khi tách lòng trắng trứng gà, bạn có thể sử dụng 1 miếng bông tẩy trang để thoa lòng trắng trứng lên da. Để khoảng 10 phút rồi rửa thật sạch nước ấm.
3.18 Cách trị mụn đầu đen ở mũi bằng cà chua
Cà chua có khả năng nổi trội hỗ trợ điều trị mụn đầu đen trên da hiệu quả nhờ thành phần Lycopene có tác dụng kháng viêm và loại bỏ bã nhờn. Bạn chỉ cần xay nhuyễn một nửa quả và đắp mặt nạ cà chua lên da trong khoảng 15 phút.

3.19 Dùng dầu dừa giảm mụn đầu đen ở mũi
Dầu dừa có thể được sử dụng để trị mụn đầu đen nhờ vào khả năng tẩy tế bào chết nhẹ nhàng và làm sạch sâu làn da. Với phương pháp này, bạn cần sử dụng dầu dừa tự nhiên và thoa trực tiếp lên da. Bạn cũng nên thực hiện phương pháp này 2-3 lần/ tuần để cảm nhận rõ rệt sự thay đổi của làn da.

4. Những điều cần lưu ý khi chữa trị mụn đầu đen ở mũi tại nhà
Để trị tận gốc mụn đầu đen trên mũi, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi chăm sóc làn da ngay tại nhà nhé!
- Làm sạch da kỹ càng với cả sản phẩm tẩy trang và sữa rửa mặt.
- Bổ sung đầy đủ độ ẩm để da luôn duy trì vẻ ngoài khỏe mạnh và rạng ngời sức sống.
- Hạn chế tự ý nặn mụn đầu đen ở nhà vì dễ gây kích ứng và khiến tình trạng mụn trở nặng hơn.
- Trong thời gian điều trị, bạn cũng nên hạn chế trang điểm vì hóa chất trong mỹ phẩm có thể gây dị ứng và tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn gây mụn sinh sôi.
- Xây dựng thói quen sống lành mạnh, khoa học và bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Tổng kết
Bestme đã chia sẻ những phương pháp trị mụn đầu đen ở mũi được nhiều người trong cộng đồng làm đẹp ưa chuộng. Hy vọng bạn có thể kiên trì áp dụng các phương pháp để nhanh chóng lấy lại làn da sạch mụn và láng mịn.
Đừng quên theo dõi Bestme để cập nhật những thông tin làm đẹp mới nhất nhé!