Mụn u bã đậu ở tai có tự hết không? Cách trị hiệu quả nhất
Thời gian xuất bản: Thứ hai, 13/11/2023, 14:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ hai, 13/11/2023, 15:52 (+07:00)
1. Hiểu đúng về u bã đậu ở tai
1.1 U bã đậu tai là gì?
1.2 Triệu chứng nhận biết
2. Nguyên nhân gây mụn bã đậu ở tai
3. U bã đậu ở tai có tự hết không?
4. U bã đậu ở tai có nguy hiểm không?
5. Cách trị u bã đậu ở tai hiệu quả nhất
6. Điều trị bã đậu ở tai cần lưu ý gì?
7. Cách phòng ngừa u bã đậu sau tai
Tổng kết
Mụn u bã đậu ở tai là tình trạng không hiếm gặp, có thể xảy ra ở bất kỳ ai và bất kỳ lứa tuổi nào. Dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng bạn cần trang bị thêm kiến thức để có thể giải quyết tình trạng này sớm hơn. Bài viết này, Bestme sẽ giải đáp câu hỏi mụn u bã đậu ở tai có tự hết không và cách trị hiệu quả nhất nhé!
1. Hiểu đúng về u bã đậu ở tai
U bã đậu là một loại u khá phổ biến, xuất hiện chủ yếu ở tai. Để có thể chữa trị hiệu quả, trước hết bạn cần nắm được thông tin chi tiết về loại u này.
1.1 U bã đậu tai là gì?
U bã đậu, còn được gọi là u tuyến bã, là một dạng u nang lành tính có cấu tạo hai lớp tách biệt: Vỏ bọc và bã mềm có màu vàng nhạt. U bã đậu thường xuất hiện ở các khu vực tiết ra nhiều mồ hôi và các chất bã nhờn trên cơ thể, đặc biệt là tai.
1.2 Triệu chứng nhận biết
U bã đậu ở tai rất dễ nhận biết với các đặc điểm nổi bật sau:
- U nang mềm, lồi lên trên bề mặt da, chạm tay vào thấy mềm, nhẵn.
- Không gây ra tình trạng đau nhức, viêm loét hay sưng tấy khi vi khuẩn chưa xâm nhập.
- Thời gian đầu, u bã đậu trông giống với các nốt mụn nhưng kích thước sẽ tăng dần lên chiếm nhiều diện tích trên bề mặt tai.
- Bạn có thể dùng tay để dịch chuyển u bã đậu sang vị trí khác.
- Nếu tác động lên u như nặn, dùng dao rạch… sẽ tiết ra dịch màu tương tự như bã đậu.



2. Nguyên nhân gây mụn bã đậu ở tai
Nguyên nhân gây u bã đậu ở tai chủ yếu là do sự bít tắc lỗ chân lông, khiến cho các chất bã bị ứ đọng trong quá trình tiết bã nhờn, lâu dần các cục u sẽ bị trồi lên. Đôi khi sự mắc kẹt protein ở các tế bào da, khiến nang lông bị vỡ, không thể chứa được sự ứ đọng keratin và hình thành u nang bã đậu.
Thông thường u bã đậu tai sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng để lâu, kích thước u sẽ càng to ra, gây nên cảm giác khó chịu, thậm chí, khi vi khuẩn xâm nhập vào sẽ khiến bạn cảm thấy đau nhức.

3. U bã đậu ở tai có tự hết không?
Câu trả lời là CÓ!
Thế nhưng, việc u bã đậu tự hết là rất lâu hoặc rất hiếm. Trong thời gian nổi u, bạn cũng cần nghiêm ngặt tuân thủ chế độ ăn lành mạnh, rèn luyện thể dục thể thao, đặc biệt là luôn giữ cho da thông thoáng… thì tuyến bã nhờn ở lỗ chân lông mới hết bít tắc, khối u sẽ nhỏ dần và teo lại.
4. U bã đậu ở tai có nguy hiểm không?
U bã đậu ở vành tai vốn là tình trạng da liễu lành tính nên không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe.
Tuy nhiên kích thước của u sẽ ngày càng tăng dần, vi khuẩn xâm nhập còn khiến bên trong bị hoại tử, dễ dẫn đến viêm loét, mưng mủ. Nếu đến giai đoạn này mới bắt đầu điều trị, người bệnh sẽ phải chịu rất nhiều đau đớn cũng như tốn kém tiền bạc.

5. Cách trị u bã đậu ở tai hiệu quả nhất
Phẫu thuật là phương pháp tốt nhất để điều trị triệt để tình trạng u bã đậu. Do đó, người bệnh nên cắt bỏ khối u khi nó có kích thước 1-2cm và tình trạng bội nhiễm chưa xảy ra. Nếu để u càng lớn thì càng dễ chảy mủ, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, viêm loét, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và dễ bị sẹo xấu sau điều trị.
Hiện có 2 hình thức phẫu thuật u bã đậu chủ yếu được áp dụng là:
- Phẫu thuật rạch thông thường: Sau khi được gây tê tại chỗ, bác sĩ sẽ dùng dao phẫu thuật rạch một đường nhỏ để bóc bỏ toàn bộ phần bên trong của cục bã đậu cũng như khối u. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại.
- Phẫu thuật laser: Phương pháp này sử dụng tia laser có nhiệt độ phù hợp để làm bay hơi khối u. Cách này ít khi để lại sẹo nên rất được ưa chuộng.
Sau phẫu thuật, người bệnh có thể sẽ bị đau nhức tại vị trí nổi u nhưng tình trạng này sẽ dần dần chấm dứt. Người bệnh cũng không cần lo lắng kiêng khem sau khi điều trị.

⚡⚡⚡Xem chi tiết hơn: Mổ u bã đậu
6. Điều trị bã đậu ở tai cần lưu ý gì?
Ngay sau khi đã phẫu thuật, bạn cần tuân thủ những lưu ý trên để giảm nguy cơ tái phát u bã đậu ở tai:
- Tuyệt đối không được chạm tay vào vết mổ khi chưa lành.
- Giữ vùng da ở tai khô thoáng, sạch sẽ. Chú ý vệ sinh thường xuyên bằng nước ấm để tránh tích tụ bã nhờn.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm gây viêm như đồ ăn cay và dầu mỡ.
- Nên sử dụng các thức uống giải nhiệt, đồ ăn chứa nhiều vitamin, các loại khoáng chất.
Cũng trong thời gian này, người bệnh nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh để tránh làm ảnh hưởng vết mổ và thực hiện các biện pháp chăm sóc da như bác sĩ đã hướng dẫn. Nếu xuất hiện tình trạng sốt, mệt mỏi, đau, đỏ, sưng, nóng ở vết mổ,... thì cần tái khám ngay ngay lập tức để được xử lý các biến chứng viêm nhiễm.

7. Cách phòng ngừa u bã đậu sau tai
Để phòng tránh tình trạng u bã đậu ở tai xuất hiện hoặc tái phát, tốt nhất nên:
- Duy trì thói quen chăm sóc da sạch sẽ và luôn để da được khô thoáng, đặc biệt là những bạn có làn da dầu.
- Ưu tiên các sản phẩm làm sạch da có công dụng kiềm dầu và giúp da được khô thoáng.
- Tắm rửa đều đặn hàng ngày để không bị tích tụ bã nhờn gây u bã đậu.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để cơ thể được khỏe từ bên trong.

Tổng kết
Trên đây, Bestme đã giải đáp tất cả những thông tin cần biết Mụn u bã đậu ở tai. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn nắm được cách trị hiệu quả nhất để đẩy lùi tình trạng không mong muốn này. Đừng quên theo dõi Bestme để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về làm đẹp và chăm sóc sức khỏe mỗi ngày nhé!