Có nên mổ u bã đậu không? Bao lâu thì lành? Kiêng ăn gì?
Thời gian xuất bản: Thứ năm, 09/11/2023, 13:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ năm, 17/10/2024, 16:54 (+07:00)
1. U bã đậu có nên mổ không? Không mổ có sao không?
2. Các phương pháp phẫu thuật u bã đậu
2.1 Rạch và dẫn lưu
2.2 Phẫu thuật cắt bỏ
2.3 Mổ u bã đậu bằng Laser
3. Quy trình tiểu phẫu u bã đậu
4. Mổ u bã đậu bao lâu thì lành?
5. Phẫu thuật u bã đậu ở đâu tốt?
5.1 Mổ u bã đậu ở bệnh viện nào TPHCM?
5.2 Mổ u bã đậu ở bệnh viện nào Hà Nội?
6. Cách chăm sóc vết mổ u bã đậu
7. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp
7.1 Chi phí mổ u bã đậu là bao nhiêu?
7.2 Mổ u bã đậu có được bảo hiểm không?
7.3 Mổ u bã đậu kiêng ăn gì?
7.4 Khám u bã đậu ở khoa nào?
Tổng kết
U bã đậu là một bệnh ngoại khoa thường gặp ở nhiều người. Thông thường, để chữa trị triệt để loại u này, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Vậy thực tế có nên mổ u bã đậu không? Bao lâu thì lành? Cùng Bestme giải đáp ngay những câu hỏi này nhé!
1. U bã đậu có nên mổ không? Không mổ có sao không?
Câu trả lời là CÓ!
Phẫu thuật mổ cắt u bã đậu được coi là cách điều trị triệt để nhất loại u này. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người bệnh cần sớm thực hiện cắt bỏ khối u khi chưa bội nhiễm và kích thước u còn nhỏ (khoảng 1-2 cm).
Việc kéo dài quá lâu sẽ khiến cho u bị nhiễm khuẩn, chảy mủ và viêm loét, nếu cắt bỏ u lúc này sẽ phức tạp, mất nhiều thời gian và nguy cơ để lại sẹo cao hơn. Đồng thời, khi tiến hành mổ u bã đậu sẽ mang lại một số lợi ích như:
- Giảm khó chịu: U nang bã nhờn có thể gây cảm giác đau nhức, khó chịu, đặc biệt là khi chúng bị viêm hoặc nhiễm trùng. Điều trị có thể giúp làm giảm các triệu chứng này.
- Phòng ngừa biến chứng: U bã đậu nếu không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng như nhiễm trùng, gây đau, đỏ và sưng. Trong một số trường hợp, u nang không được điều trị có thể vỡ, dẫn đến nhiễm trùng và có khả năng để lại sẹo.
- Lợi ích về mặt thẩm mỹ: U nang bã nhờn có thể gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là khi chúng xuất hiện ở những vùng dễ thấy trên cơ thể như mặt, cổ hoặc da đầu. Việc điều trị không chỉ giúp loại bỏ u nang mà còn cải thiện tính thẩm mỹ tổng thể cho vùng bị thương.
Loại bỏ u nang tái phát: Các phương pháp điều trị như cắt bỏ bằng phẫu thuật hoặc dẫn lưu có thể giúp loại bỏ hoàn toàn u nang và các thành phần bên trong, giúp giảm khả năng tái phát.
2. Các phương pháp phẫu thuật u bã đậu
Phẫu thuật mổ u bã đậu (hay còn gọi là u tuyến bã) thường áp dụng các phương pháp sau:
2.1 Rạch và dẫn lưu
Phương pháp này thường được sử dụng khi u bã đậu bị viêm hoặc nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ để dẫn lưu mủ và dịch từ u ra ngoài, giúp giảm viêm nhiễm và đau. Sau đó, u có thể sẽ tự thu nhỏ nhưng có nguy cơ tái phát.
2.2 Phẫu thuật cắt bỏ
Phương pháp này liên quan đến việc cắt bỏ hoàn toàn thành u nang và tất cả các mô bên trong u nang và thường được khuyến nghị với u nang còn nguyên vẹn. Với phương pháp cắt bỏ, bác sĩ sẽ rạch một đường hình elip xung quanh vị trí u nang trước khi cắt bỏ u nang. Sau khi cắt bỏ, vị trí vết thương sẽ được làm sạch trước khi khâu kín vết thương. Đây là phương pháp phổ biến và triệt để nhất để loại bỏ hoàn toàn u bã đậu.
2.3 Mổ u bã đậu bằng Laser
Loại bỏ u nang bằng tia laser là một kỹ thuật tương đối mới và ít xâm lấn hơn so với các phương pháp truyền thống như rạch và cắt bỏ bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp laser thường được áp dụng cho các u nhỏ và chưa bị nhiễm trùng.
3. Quy trình tiểu phẫu u bã đậu
Tiểu phẫu loại bỏ u bã đậu được đánh giá là khá đơn giản, thực hiện nhanh chóng. Ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ cho người bệnh. Kế đến, các bác sĩ sẽ tạo một vết rạch ở vị trí khối u rồi tiến hành loại bỏ hoàn toàn các tổ chức bã đậu bên trong và cả vỏ bọc bên ngoài của khối. Sau cùng là cầm máu và thực hiện khâu vết thương.
Thời gian trung bình cho mỗi ca mổ chỉ kéo dài khoảng 30-45 phút. Sau đó, người bệnh có thể về nhà ngay mà không cần phải nằm lại viện.
4. Mổ u bã đậu bao lâu thì lành?
Tùy theo tình trạng u bã đậu, việc chăm sóc sau mổ mà thời gian lành của mỗi người là khác nhau. Thông thường, tình trạng đau nhức sẽ nhanh chóng chấm dứt sau vài ngày tuỳ thuộc vào các yếu tố:
- Kích thước của u nang: U càng lớn thì thời gian lành càng lâu.
- Phương pháp phẫu thuật: Cắt bỏ toàn bộ có thể cần thời gian lành dài hơn so với rạch và dẫn lưu hoặc laser.
- Biến chứng: Nhiễm trùng hoặc chảy máu có thể làm kéo dài quá trình lành.
- Chăm sóc sau phẫu thuật: Giữ vệ sinh vết mổ và tuân thủ hướng dẫn bác sĩ giúp vết thương lành nhanh hơn.
- Yếu tố khác: Tình trạng sức khỏe tổng quát và khả năng phục hồi của từng người cũng ảnh hưởng đến thời gian lành.
5. Phẫu thuật u bã đậu ở đâu tốt?
Dưới đây là một số địa chỉ mổ u bã đậu tốt, an toàn nhất mà người bệnh nên cân nhắc!
5.1 Mổ u bã đậu ở bệnh viện nào TPHCM?
Để được sử dụng dịch vụ y tế chất lượng và giảm thiểu thời gian chờ đợi khi thăm khám cũng như tiểu phẫu, bạn có thể tham khảo một số cơ sở y tế tại TP. Hồ Chí Minh dưới đây:
- Hệ thống Y khoa Chuyên sâu Quốc tế BERNARD - 201 Đ. Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh 736464 - SĐT: 028 3535 2468
- Bệnh viện Chợ Rẫy - 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh - SĐT: 028 3855 4138
- Phòng khám MEDLATEC Hồ Chí Minh - 98 Thích Quảng Đức, Phường 05, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh - SĐT: 1900 565656
- Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 - 20-22 Đ. Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh - SĐT: 1900 6923
- Trung tâm Y khoa Vạn Hạnh: 159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh - SĐT: 0867 010 908
5.2 Mổ u bã đậu ở bệnh viện nào Hà Nội?
Một số bệnh viện, cơ sở y tế sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi cùng hệ thống phòng mổ vô khuẩn một chiều hiện đại tại Hà Nội là:
- Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: Số 16 - 18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội - SĐT: (024)38.253.531
- Bệnh viện Thanh Nhàn - Số 42 Thanh Nhàn - Hai Bà Trưng - Hà Nội - SĐT: 0243 9714 363
- Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI - 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội hoặc 216 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội - SĐT: 0936 388 288
- Hệ thống Bệnh viện Hồng Ngọc - 55 P. Yên Ninh, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội - SĐT: 024 3927 5568
- Hệ thống y tế MEDLATEC - Số 56 Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội - SĐT: 1900565656
- Trung tâm Khám sức khỏe định kỳ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
6. Cách chăm sóc vết mổ u bã đậu
Sau khi phẫu thuật, việc chăm sóc vết mổ cực kỳ quan trọng để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi và tránh tình trạng nhiễm trùng. Dưới đây là một số mẹo để thúc đẩy quá trình lành vết mổ cho bạn tham khảo:
- Thay băng vết thương hàng ngày (hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ), giữ vùng mổ sạch và khô. Rửa vết mổ nhẹ nhàng bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý, tránh làm tổn thương.
- Tránh tập thể dục cường độ cao và đổ mồ hôi trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật.
- Trong 1-2 ngày đầu sau khi thực hiện thủ thuật, cần phải giữ cho vùng da khô ráo, tránh tắm quá lâu hoặc bơi lội, trong ít nhất 7 ngày để ngăn ngừa biến chứng.
- Tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu cụ thể do bác sĩ cung cấp để phục hồi suôn sẻ.
- Có thể chườm đá nếu thấy vùng điều trị bị bầm tím hoặc sưng để làm giảm các triệu chứng này và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong thời gian phục hồi.
7. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về tiểu phẫu u bã đậu:
7.1 Chi phí mổ u bã đậu là bao nhiêu?
Tùy theo kích thước, vị trí, mức độ nghiêm trọng của khối u hay khối u đã bội nhiễm hay chưa… mỗi người bệnh sẽ có mức chi phí mổ u bã đậu khác nhau. Song, thông thường, những khối u có kích thước trung bình thì chi phí cho một tiểu phẫu u bã đậu dao động khoảng 1.000.000 – 4.000.000 đồng.
Để được biết mức chi phí cụ thể, người bệnh hãy ghé thăm các cơ sở y tế để được bác sĩ có chuyên môn tư vấn.
7.2 Mổ u bã đậu có được bảo hiểm không?
Người bệnh phẫu thuật u bã đậu sẽ được BHXH hỗ trợ chi trả theo đúng quy định. Tuy nhiên, loại phẫu thuật lấy u bã đậu không có trong mục được bảo hiểm nhân thọ.
7.3 Mổ u bã đậu kiêng ăn gì?
Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần hạn chế sử dụng thực phẩm dễ gây viêm, kích ứng da, vết mổ như hải sản, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay… Thay vào đó, hãy ưu tiên nạp nhiều thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể.
7.4 Khám u bã đậu ở khoa nào?
Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh, bạn có thể đến khám tại các khoa ngoại, da liễu hoặc khoa u bướu của bệnh viện. Đây là những khoa chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến da và có thể cung cấp cho bạn sự chăm sóc, điều trị tốt nhất.
Tổng kết
Trên đây, Bestme đã giải đáp các câu hỏi thường gặp nhất về quy trình mổ u bã đậu. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp người bệnh có được nhiều thông tin hữu ích cũng như biết cách điều trị phù hợp để sớm loại bỏ tình trạng u bã đậu.