12 sai lầm khi đắp mặt nạ dưỡng da mà các nàng dễ mắc phải
Thời gian xuất bản: Thứ bảy, 30/03/2019, 10:12 (+07:00)
Mặt nạ là sản phẩm dưỡng da mà hầu hết phái đẹp đều yêu thích sử dụng. Loại sản phẩm này giúp cấp ẩm tức thì và làm cho bề mặt da sáng mịn hẳn sau mỗi lần sử dụng. Để không mắc phải các sai lầm khi đắp mặt nạ, nàng hãy cùng DHC tìm hiểu 12 sai lầm phổ biến sau đây để đạt hiệu quả dưỡng da cao nhé!
1. Tại sao nên đắp mặt nạ dưỡng da?
Mặt nạ dưỡng da giúp bổ sung độ ẩm dồi dào và kịp thời để da mềm mịn tức thì. Việc đắp mặt nạ cũng tạo cho da cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu giúp da mặt thư giãn cũng như có điều kiện để tái tạo da tốt hơn.
Tùy vào loại mặt nạ bạn chọn, sản phẩm sẽ bổ sung cho da một số vitamin và khoáng chất thiết yếu để phát huy chức năng làm sáng hoặc trẻ hóa da…
Mặt nạ dưỡng da giúp bổ sung độ ẩm dồi dào và kịp thời để da mềm mịn tức thì
2. 12 sai lầm khi đắp mặt nạ dưỡng da các nàng cần tránh
2.1 Không tẩy trang, làm sạch trước khi đắp mặt nạ
Việc không tẩy trang và làm sạch khiến bụi bẩn, bã nhờn tích tụ trên da, làm cản trở quá trình dưỡng chất thẩm thấu qua da. Do đó, trước khi đắp mặt nạ, bạn bắt buộc phải thực hiện 2 bước tẩy trang – làm sạch da. Nếu bỏ qua thao tác này, hiệu quả đắp mặt nạ chẳng những giảm đáng kể mà còn có khả năng làm bít tắc lỗ chân lông, sinh thêm mụn.
2.2 Không nên vừa tắm vừa đắp mặt nạ
Đối với mặt nạ giấy, nếu bạn vừa tắm vừa đắp mặt nạ thì hơi nước có thể ngăn cản dưỡng chất từ mặt nạ thẩm thấu qua da. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của mặt nạ.
2.3 Không sử dụng chỉ 1 loại mặt nạ duy nhất
Mỗi loại mặt nạ sẽ có một chức năng chính kèm theo một số tính năng phụ trợ. Không có bất kỳ sản phẩm mặt nào nào có thể sở hữu cùng lúc hết tất cả chức năng từ dưỡng trắng, trị mụn, chống lão hóa… Do đó, bạn có thể đan xen đắp nhiều loại mặt nạ khác nhau trong tuần.
Chẳng hạn như việc sử dụng mặt nạ trắng da, kết hợp mặt nạ dưỡng ẩm và mặt nạ trẻ hóa da. Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay có một số loại mặt nạ có thể đắp cùng lúc cho nhiều vùng da khác nhau, rất phù hợp cho da hỗn hợp.
Bạn có thể sử dụng loại mặt nạ chăm sóc cùng lúc cho nhiều vùng da khác nhau
2.4 Không dùng tay đắp mặt nạ
Ngoài ra, việc chế biến mặt nạ bằng các nguyên liệu tự nhiên cũng đang được các chị em ưa chuộng. Lưu ý rằng, hãy sử dụng cọ chuyên dụng để đắp mặt nạ. Việc dùng tay trực tiếp có thể khiến hỗn hợp và da mặt bị nhiễm khuẩn nếu bạn không vệ sinh tay. Đối với mặt nạ giấy, bạn nên rửa tay sạch khuẩn trước khi đắp mặt nạ và massage.
2.5 Chọn mặt nạ không phù hợp với da
Mỗi loại da sẽ có những đặc điểm cơ bản khác nhau. Chẳng hạn, da nhờn mụn cần các loại mặt nạ có khả năng kiềm dầu, kháng viêm, kháng khuẩn. Loại da này nên đắp mặt nạ chứa bùn khoáng, tinh dầu tràm trà, trà xanh…
Trong khi đó, da khô sẽ cần mặt nạ có độ ẩm cao với các nguyên liệu như nha đam, hoạt chất HA, Glycerin... Việc không hiểu rõ làn da và có những lựa chọn không phù hợp sẽ khiến lãng phí công sức mà không đem lại hiệu quả như mong đợi.
2.6 Không nên đắp mặt nạ hàng ngày
Thường xuyên đắp mặt nạ dưỡng da không phải là giải pháp được các bác sĩ da liễu khuyến nghị. Bởi lẽ, hành động này sẽ dễ làm mất đi lớp màng ẩm tự nhiên của da, khiến sức đề kháng của da giảm dần. Tần suất lý tưởng cho việc đắp mặt nạ nên là 2-3 lần/ tuần.
2.7 Không dùng chung mặt nạ dưỡng da mặt cho mắt
Vùng da quanh mắt có đặc điểm mỏng và nhạy cảm hơn nhiều so với da mặt. Do đó, nếu dùng chung mặt nạ dưỡng da mặt cho vùng mắt có thể khiến khu vực da yếu ớt này bị kích ứng. Bạn nên đầu tư riêng mặt nạ mắt để chăm sóc tối ưu cho vùng da này.
Bạn nên đầu tư riêng mặt nạ mắt để chăm sóc tối ưu cho vùng da này
2.8 Không đắp mặt nạ quá dày hoặc quá mỏng
Đắp mặt nạ quá mỏng sẽ làm dưỡng chất chưa thẩm thấu vào da đã bị khô do không khí bên ngoài. Trong khi đó, đắp mặt nạ quá dày sẽ làm da bị bít tắc lỗ chân lông, giảm hiệu quả hấp thu dưỡng chất của da, dễ sinh mụn. Do đó, bạn chỉ nên đắp mặt nạ có độ dày vừa phải để đảm bảo hiệu quả dưỡng da.
2.9 Không đắp mặt nạ quá lâu
Thời gian hợp lý để đắp các loại mặt nạ từ than hoạt tính hay đất sét là không quá 10 phút. Trong khi đó, đối với mặt nạ giấy chúng ta cũng chỉ nên đắp từ 20 – 30 phút. Vì để mặt nạ quá lâu sẽ khiến da bị hút độ ẩm ngược trở lại gây nên tình trạng khô da.
2.10 Không rửa mặt sau khi đắp mặt nạ
Trong 20 – 30 phút đắp mặt nạ, da đã hấp thu đủ lượng dưỡng chất cần thiết. Phần dưỡng chất còn sót lại trên da sau đó chỉ là điều kiện để vi khuẩn phát triển. Do đó, bạn nên rửa mặt sau khi dùng mặt nạ, điều này cũng giúp da không còn cảm giác nhờn rít, khó chịu.
2.11 Sai lầm khi không dưỡng da sau khi đắp mặt nạ
Các dưỡng chất trong mặt nạ chỉ thẩm thấu đến lớp trên cùng của làn da và dễ thất thoát qua da. Do đó, sau khi đắp mặt nạ, bạn vẫn nên thoa kem dưỡng để khóa ẩm, đồng thời mang dưỡng chất đi sâu hơn vào trong da.
Sau khi đắp mặt nạ, bạn vẫn nên thoa kem dưỡng để khóa ẩm, đồng thời mang dưỡng chất đi sâu hơn vào trong da
2.12 Tránh trang điểm ngay sau khi đắp mặt nạ
Sau khi đắp mặt nạ, lỗ chân lông mở rộng hơn khiến cho vi khuẩn, phấn, kem trang điểm dễ ẩn sâu bên trong và làm bí da. Do đó, nếu có kế hoạch trang điểm ra ngoài, bạn không nên đắp mặt nạ ngay trước đó nhé.
Tổng kết
Đắp mặt nạ dưỡng da là phương pháp làm đẹp đang ngày càng chứng tỏ được hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, bạn cần phải thực hiện đúng cách để có thể mang lại kết quả như mong đợi. 12 sai lầm khi đắp mặt nạ mà DHC chia sẻ sẽ giúp làm giàu thêm cẩm nang làm đẹp để bạn có quy trình dưỡng da chuẩn xác nhé!