Bật mí 10 cách chữa da mặt bị cháy nắng hiệu quả cực nhanh tại nhà
Thời gian xuất bản: Thứ hai, 07/12/2020, 09:44 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ ba, 19/07/2022, 15:15 (+07:00)
Một vấn đề chăm sóc da nóng hổi của chị em vào mùa hè đó là cách khắc phục da bị cháy nắng. Không cần phải tìm kiếm đâu xa, chỉ với một vài nguyên liệu trong nhà bếp là bạn đã có thể xoa dịu làn da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời ngay tức khắc.
Cùng đọc bài viết này của Bestme để bỏ túi 10 cách chữa da bị cháy nắng tại nhà bạn nhé!
1. Da bị cháy nắng là gì? Dấu hiệu nhận biết
Da bị cháy nắng là hiện tượng da trở nên ửng đỏ và bỏng rát khi chạm vào do bị tổn thương bởi tia cực tím (tia UV) trong ánh nắng mặt trời, hoặc từ các nguồn ánh sáng nhân tạo khác gây nên.
Làn da tiếp xúc với ánh nắng liên tục trong nhiều giờ sẽ làm tăng nguy cơ gặp nhiều tổn thương da khác như lão hóa, sạm nám, bong da và ung thư da.
Da bị cháy nắng là hiện tượng da bị ửng đỏ do tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời
Khi bị cháy nắng, làn da của bạn sẽ có một số hiện tượng sau:
- Bề mặt da xuất hiện những mảng đỏ ửng, đau rát.
- Sờ da thấy nóng.
- Da không đều màu, xuất hiện vết sạm nám, tàn nhang, đốm màu nâu do sắc tố melanin sản sinh nhiều để bảo vệ da.
- Nhiệt độ cao khiến da bị mất nước dẫn đến khô ráp, bong tróc.
- Da mất nước, gặp nhiệt độ cao khiến các sợi collagen và elastin đứt gãy, hình thành nên nếp nhăn.
- Tình trạng bỏng nắng đến mức nặng sẽ khiến da xuất hiện các vết bỏng rộp. Trường hợp này cần đặc biệt chú ý.
- Ngoài ra, trường hợp cháy nắng nặng sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và làn da bị tổn thương trên diện rộng.
Da bong tróc cũng là một dấu hiệu của làn da bị cháy nắng
>> Xem thêm: 10 nguyên nhân da không đều màu và cách khắc phục hiệu quả
2. Nguyên nhân da bị cháy nắng là gì?
Tình trạng cháy nắng xảy da do làn da tiếp xúc trực tiếp với tia UV quá nhiều. Khi tia UV tác động vào da sẽ kích thích tốc độ sản xuất melanin dưới da.
Melanin là sắc tố quyết định màu da cũng như bảo vệ da trước tia nắng mặt trời bằng cách làm tiêu tan hơn 99.9% tia UV hấp thụ.
Vì vậy, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu, quá trình sản sinh ra sắc tố melanin diễn ra nhằm bảo vệ da, đây cũng là lý do làn da trở nên tối màu hơn khi bạn thường xuyên tiếp xúc ánh mặt trời.
Tia UV trong ánh mặt trời là nguyên nhân khiến da bị cháy nắng
Tuy nhiên, sự bảo vệ này của melanin cũng chỉ đến một mức độ nhất định. Khi tia UV vượt qua giới hạn bảo vệ của melanin sẽ làm cho da bị ứng đỏ, thậm chí là bỏng. Đây chính là hiện tượng da bị cháy nắng.
product_sku=4511413524268
3. 10 cách chữa da mặt bị cháy nắng hiệu quả nhanh tại nhà
Lượn một vòng quanh nhà bếp là bạn đã có được rất nhiều mẹo khắc phục làn da bị cháy nắng vừa nhanh vừa tiết kiệm rồi đấy.
3.1. Nước mát
Khi da bị cháy nắng bỏng rát thì việc bạn cần làm ngay lập tức đó chính là làm mát da. Trợ thủ đắc lực lúc này chính là nước mát.
Nước không chỉ làm dịu da cháy nắng mà còn có thể giảm mức độ nghiêm trọng của vết bỏng.
Bạn có thể xả trực tiếp nước mát lên vùng da bị bỏng hoặc dùng khăn thấm nước mát rồi chườm lên.
Lưu ý không được chà xát quá mạnh vùng da bị bỏng vì có thể làm tình trạng vết bỏng nặng hơn.
Nước mát có thể làm dịu vùng da bị cháy nắng ngay tức khắc
Bạn không thể dùng nước quá lạnh hoặc dùng trực tiếp đá lạnh vì thay đổi nhiệt đột ngột có thể khiến da bị "bỏng lạnh", làm giảm tốc độ phục hồi.
>> Xem thêm: 10 nguyên nhân khiến da xỉn màu thiếu sức sống và cách khắc phục
3.2. Sữa tươi
Một miếng vải ngâm sẵn trong sữa tươi để trong ngăn mát tủ lạnh cũng là một gợi ý hay để giải cứu làn da cháy nắng ngay tức thời.
Sữa tươi còn có nhiều chất béo, protein và vitamin cùng khoáng chất sẽ giúp cho da mềm mịn hơn, đồng thời tăng cường khả năng chữa lành cho da, tạo ra một lớp màng giúp giảm nhiệt và giảm đau.
Cách làm
- Thấm ướt khăn bằng một hộp sữa tươi không đường đã được làm mát.
- Nhẹ nhàng đắp khăn vào vùng da bị cháy nắng, giữ khoảng 3-5 phút.
Sữa tươi vừa làm dịu vừa tăng khả năng phục hồi cho da
3.3. Giấm
Giấm có thể làm dịu vùng da bị cháy nắng, thúc đẩy quá trình làm lành da và giảm tình trạng ngứa rát, đau.
Để đảm bảo an toàn, bạn hãy dùng giấm táo hay vì dùng giấm gạo.
Cách làm
- Dùng khăn thấm giấm táo rồi rồi nhẹ nhàng áp lên vùng da bị cháy nắng.
- Ngoài ra, bạn có thể pha loãng giấm táo với nước và ngâm mình khoảng 10-15 phút để làm dịu da toàn thân.
Giấm giúp thúc đẩy quá trình làm lành da bị tổn thương
3.4. Cà chua
Các dưỡng chất có trong cà chua vừa giúp làn da trắng sáng vừa có khả năng phục hồi tình trạng da tổn thương do cháy nắng nhanh hơn.
Ngoài ra, chất chống oxy hóa lycopene trong cà chua còn có thể giảm phản ứng cháy nắng từ bức xạ tia cực tím, đồng thời tăng sức đề kháng cho da.
Cách làm
- Cà chua rửa sạch, cắt thành từng lát rồi chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị cháy nắng.
- Ngoài ra, bạn có thể xay nhuyễn cà chua cùng một số nguyên liệu khác như sữa chua, sữa tươi rồi đắp lên da.
Cà chua tăng sức đề kháng cho da
3.5. Dưa chuột
Là một loại thực vật giàu hàm lượng nước, dưa chuột sẽ làm dịu và giảm đau vùng da bị tổn thương do nắng.
Ngoài ra, dưa chuột cũng có thể làm da da bị bong tróc do cháy nắng.
Cách làm
- Dưa chuột để lạnh, sau đó cắt thành từng lát mỏng.
- Đắp từng miếng dưa chuột lên vùng da bị cháy nắng khoảng 25-30 phút.
- Ngoài ra, có thể xay nhuyễn dưa chuột rồi thoa đều hỗn hợp lên khu vực da bị cháy nắng.
Dưa chuột làm dịu và giảm đau vùng da bị cháy nắng
>> Xem thêm: Sử dụng kem chống nắng hàng ngày có tốt không?
3.6. Lòng trắng trứng
Nhờ chứa thành phần protein, vitamin A và các enzyme vô cùng dồi dào có lợi cho làn da, lòng trắng trứng gà được đánh giá là một nguyên liệu chăm sóc da bị cháy nắng vô cùng tốt.
Cách làm
- Tách lấy lòng trắng trứng gà rồi đánh bông lên.
- Thoa đều lên vùng da bị cháy nắng, để khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch với nước mát.
Lòng trắng trứng có thể chăm sóc da bị cháy nắng rất tốt
3.7. Mật ong
Không chỉ có khả năng kháng viêm, mật ong còn có thể giữ ẩm, phục hồi làn da bị tổn thương do cháy nắng, kích thích tái tạo tế bào mới nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào như: vitamin A, B, C, E, khoáng chất kẽm, đồng, kali,...
Cách làm
- Rửa sạch vùng da bị cháy nắng.
- Thoa một lớp mật ong thật mỏng lên vùng da đó.
- Để khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước mát.
Mật ong hỗ trợ phục hồi làn da bị tổn thương do cháy nắng
3.8. Trà
Các loại trà như trà đen, trà xanh, trà túi lọc, trà tươi hay trà khô đều có tác dụng làm dịu cảm giác bỏng rát trên da do cháy nắng nhờ chứa nhiều flavonoid và catechin.
Ngoài ra, trà còn giúp khôi phục các tế bào da bị tổn thương, phồng rộp hay sạm đen.
Cách làm
- Dùng nước trà xanh hoặc trà đen pha thật đặc rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 15 phút.
- Lấy khăn mềm hoặc bông tẩy trang thấm ướt nước trà rồi nhẹ nhàng đắp lên vùng da bị cháy nắng khoảng 10-15 phút.
Trà có tác dụng làm dịu cảm giác bỏng rát trên da
3.9. Bột yến mạch
Bột yến mạch chứa nhiều chất chống oxy hóa và kháng viêm, giúp làm dịu tình trạng da cháy nắng, giảm viêm và giảm ngứa da, đồng thời lấy lại độ ẩm cho da không bị bong tróc.
Cách làm
- Hòa 2 chén bột yến mạch vào bồn tắm nước mát.
- Ngâm mình trong bồn tắm 15 phút, không được chà xát lên da.
Bột yến mạch giúp giảm ngứa da do cháy nắng
3.10. Tinh bột ngô
Ngoài công dụng làm nguyên liệu nấu ăn, bạn cũng có thể dùng bột ngô để phục hồi làn da bị cháy nắng.
Cách làm
- Trộn bột ngô với nước để được hỗn hợp sền sệt, sánh mịn.
- Đắp hỗn hợp lên vùng da bị cháy nắng rồi để khô.
- Rửa sạch với nước mát.
Phục hồi làn da bị cháy nắng bằng tinh bột ngô
4. Lưu ý khi chăm sóc và phòng tránh da bị cháy nắng đúng cách, an toàn
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng dành cho bạn khi chăm sóc da để phòng tránh da bị cháy nắng.
- Nếu có thể, tránh đi ra ngoài trong thời điểm ánh nắng mặt trời gay gắt nhất, chứa rất nhiều tia cực tím là từ 10h-16h.
- Thoa kem chống nắng bảo vệ da mỗi khi ra ngoài. Nếu bạn thường xuyên hoạt động ngoài trời thì lưu ý thoa lại kem chống nắng sau 3-4 giờ.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong quá trình phục hồi da.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để bù lại lượng nước trong cơ thể bị hao hụt
- Kết hợp một số biện pháp chống nắng khác như đội mũ rộng vành, áo chống nắng, kính râm.
- Bổ sung các loại hoa quả, nước trái cây giàu vitamin A, C, E để tăng cường sức đề kháng, làm dịu da từ bên trong.
- Đến gặp bác sĩ ngay nếu phát hiện một số dấu hiệu như bị phồng rộp nặng, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt,...
Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài để bảo vệ da
Tổng kết
Bạn không nên xem nhẹ việc da bị cháy nắng. Tình trạng này kéo dài sẽ có thể gây ra những hậu quả về lâu dài cho làn da của bạn, chẳng hạn như da lão hóa và ung thư da.
Vì thế khi bị cháy nắng, bạn hãy áp dụng ngay các cách chữa da bị cháy nắng được gợi ý trong bài viết để cấp cứu kịp thời cho làn da của mình. Thường xuyên theo dõi các bài viết từ Bestme để có thêm nhiều mẹo làm đẹp bạn nhé!