Đường huyết thấp là gì? Hạ đường huyết có nguy hiểm không?
Thời gian xuất bản: Thứ hai, 02/08/2021, 09:43 (+07:00)
Đường huyết thấp cũng là tình trạng nguy hiểm không kém đường huyết cao. Nguyên nhân gây nên đường huyết thấp không những chỉ do một số bệnh lý mà còn có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề sức khỏe này nhé!
1. Đường huyết thấp là gì?
Glucose (đường) là nguồn năng lượng chính cho nhiều hoạt động sống của cơ thể và hệ thần kinh. Đường tích trữ trong gan và mô dưới dạng glycogen và sẽ được phân hóa thành glucose để tạo năng lượng cho cơ thể.
Đường huyết thấp là tình trạng lượng glucose trong máu quá thấp không đủ để đáp ứng cho cơ thể. Tình trạng này thường có liên quan đến điều trị bệnh đái tháo đường, tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp xảy ra ở người không mắc bệnh tiểu đường.
Đường huyết thấp là tình trạng lượng Glucose (đường) trong máu quá thấp không đủ để đáp ứng cho cơ thể
2. Hạ đường huyết có nguy hiểm không?
Câu trả lời là “CÓ”. Thậm chí còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng.
Một số nguy cơ xảy ra khi cơ thể bị hạ đường huyết đó là:
Ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh.
Làm giảm tri giác.
Gây tổn thương đến não bộ.
Gây mất ý thức, hôn mê, co giật, động kinh, thậm chí một vài trường hợp có thể dẫn đến tử vong.
Hạ đường huyết có ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh, làm giảm tri giác và gây tổn thương đến não bộ
3. Nguyên nhân dẫn đến đường huyết giảm
Các nguyên nhân gây hạ đường huyết thấp bao gồm các yếu tố sau đây:
Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng hoặc ăn kiêng kém khoa học
Tiêu thụ ít thực phẩm trong thời gian dài với lượng dinh dưỡng nghèo nàn có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ thói quen thường xuyên bỏ bữa, việc ăn uống không điều độ, hoặc ăn kiêng quá mức mà không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Sử dụng thuốc điều trị tiểu đường
Sử dụng các loại thuốc trong điều trị tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn đến hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Các loại thuốc có nguy cơ gây hạ đường huyết bao gồm Chlorpropamide, glimepiride (Amaryl), Repaglinide (Prandin), Sitagliptin (Januvia)…
Làm việc, tập luyện quá sức
Tình trạng làm việc căng thẳng, thức khuya, ngủ không đủ giấc trong thời gian dài cũng là những nguyên nhân gây huyết áp thấp thường gặp. Bên cạnh đó, việc tập luyện quá sức mà không ăn uống dẫn đến không đủ lượng Glucose cho cơ bắp sử dụng cũng có thể khiến cơ thể bị hạ huyết áp.
Làm việc quá sức khiến đường huyết bị giảm gây mệt mỏi
Nguyên nhân khác
Các nguyên nhân như mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn hệ tiêu hóa hoặc uống rượu khi để bụng đói,... cũng có thể gây hạ đường huyết.
4. Các triệu chứng của hạ đường huyết
Khi lượng đường huyết trong cơ thể xuống thấp quá mức cho phép, tức là dưới 70 mg/dL, cơ thể sẽ có các biểu hiện như nhức đầu, run rẩy, chóng mặt, mệt mỏi, dễ cáu gắt,... Trong những trường hợp lượng đường giảm quá nhiều, người bệnh có thể bị hôn mê và mất ý thức. Lúc này, người thân cần đưa ngay đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.
5. Đường huyết thấp phải làm sao?
5.1 Cách tăng đường huyết nhanh
Khi có dấu hiệu hạ đường huyết hoặc chỉ số đường huyết dưới 70 mg/dL, bạn nên áp dụng phương pháp 15/15.
Có nghĩa là bạn nên tiêu thụ khoảng 15g đường với các thực phẩm có thể “cấp cứu” nhanh như kẹo, bánh, socola,... 15 phút sau đó, hãy đo lại lượng đường huyết, nếu vẫn thấp hơn 70 mg, hãy lặp lại phương pháp trên thêm lần nữa.
Kẹo ngọt, bánh, socola có thể giúp “cấp cứu” kịp thời tình trạng hạ huyết áp
5.2 Người bị hạ đường huyết nên ăn gì?
Hãy bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, đậu nành,... Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt cũng giúp bổ sung đủ dinh dưỡng để hạn chế các biểu hiện của hạ đường huyết.
Tổng kết
Các chia sẻ từ Bestme giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng đường huyết thấp để có những giải pháp kịp thời trong trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, để phòng ngừa hạ đường huyết, bạn cũng nên xây dựng kế hoạch ăn uống và sinh hoạt khoa học càng sớm càng tốt. Đừng chủ quan với sức khỏe của chính mình nhé!