Đường huyết là gì? Các ngưỡng đường huyết an toàn ở người thường
Thời gian xuất bản: Thứ năm, 29/07/2021, 09:43 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 20/07/2022, 15:48 (+07:00)
Các bệnh liên quan đến đường huyết cùng với tốc độ phát triển của kinh tế ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Theo dõi đường huyết thường xuyên giúp chúng ta có giải pháp phòng và điều trị các biểu hiện bất ổn của cơ thể. Hãy cùng Bestme tìm hiểu đường huyết là gì và các ngưỡng đường huyết an toàn nhé!
1. Đường huyết là gì?
Đường huyết là thuật ngữ y khoa chỉ lượng đường trong máu. Đường cũng là một dạng năng lượng cần thiết cho hệ thần kinh và hoạt động của cơ thể. Do đó, trong máu luôn chứa một lượng đường nhất định.
Tuy nhiên, nếu lượng đường tăng hoặc giảm xuống quá nhiều so với chỉ số bình thường thì báo hiệu sức khỏe của bạn đang có vấn đề.
Đường huyết là thuật ngữ y khoa chỉ lượng đường trong máu
2. Các thông số về đường huyết cần biết
2.1 Phân biệt đường huyết với huyết áp
Các thông số về đường huyết có liên quan đến sự chuyển hóa trong cơ thể với đơn vị tính là mg/dl hoặc mmol/L. Trong khi đó, huyết áp là dùng để đề cập đến các vấn đề liên quan tới tim mạch và có đơn vị tính là mmHg.
Đường huyết có liên quan đến sự chuyển hóa trong cơ thể, huyết áp dùng để đề cập đến các vấn đề liên quan tới tim mạch
2.2 Phân biệt đường huyết mao mạch và đường huyết tĩnh mạch
Tĩnh mạch là các mạch máu có nhiệm vụ vận chuyển máu từ các mô về tim. Những mạch máu này được bắt nguồn từ mao mạch. Dòng máu từ mao mạch sẽ đổ vào hệ thống mạch máu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi nồng độ đường máu của bệnh nhân càng cao, nồng độ đường huyết mao mạch và nồng độ đường huyết tĩnh mạch có xu hướng chênh lệch nhau càng nhiều. Sự chênh lệch này tùy thuộc vào nồng độ Creatinin máu.
3. Các ngưỡng đường huyết an toàn ở người thường
3.1 Đường huyết người bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số đường huyết an toàn đối với người bình thường như sau:
-
Đường huyết lúc đói: 70mg/dL - 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l).
-
Sau bữa ăn: < 140mg/dl (7,8 mmol/l).
-
Đường huyết bất kỳ : < 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
Chỉ số đường huyết an toàn của người bình thường
3.2 Chỉ số đường huyết trước khi ngủ của người bình thường
Lượng đường huyết trước đi ngủ của người bình thường sẽ dao động từ 110-150mg/dl (tương đương 6,0-8,3mmol/l).
3.3 Chỉ số đường huyết khi ngủ dậy
Vào buổi sáng sớm khi chúng ta mới ngủ dậy, mức đường huyết nên dao động từ 90 – 130 mg/dL (~ 5 – 7 mmol/L).
3.4 Ngưỡng đường huyết an toàn và ngưỡng đường huyết phải dùng thuốc
Ngưỡng đường huyết an toàn sẽ phụ thuộc vào từng thời điểm đo và phương pháp đo lường:
-
Người bình thường khỏe mạnh có chỉ số đường huyết sau ăn là dưới 140mg/dL (7.8 mmol/L), được đo trong vòng 1 – 2 giờ sau ăn.
-
Nghiệm pháp dung nạp glucose (OGTT) trong huyết tương sau khi người bệnh uống 75gr glucose. OGTT dưới 140mg/dL (7.8 mmol/L) là bình thường.
-
Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng giữa 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 100 mg/dL (5.6 mmol/L) là bình thường.
Ngưỡng đường huyết an toàn và ngưỡng đường huyết nguy hiểm
Nếu trước khi ăn chỉ số đường huyết trên 125 mg/dl tương đương 7,2mmol/l và sau khi ăn từ 181mg/dl (10,1 mmol/l) trở lên cho thấy đường huyết đang khá cao. Lúc này bạn cần có các giải pháp can thiệp kịp thời, chẳng hạn như sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng hỗ trợ.
Ngược lại, nếu khi đói, lượng đường huyết dưới 70 mg/dl (3,9 mmol/l và khi no ở mức dưới 130 mg/dl (7,2mmol/l) cho thấy đường huyết thấp. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch dùng thuốc giúp cân bằng đường huyết.
4. Giới thiệu bột uống hạ đường huyết DHC
Bột uống hỗ trợ giảm đường huyết DHC Blood Sugar Fiber có thành phần chính là thủy tính xơ thực vật Guar Gum có nguồn gốc từ đậu. Guar gum là thành phần được chứng minh có nhiều lợi ích cho sức khỏe như hạn chế chỉ số đường huyết tăng cao, cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột bao gồm cả tình trạng táo bón và kiết lị.
Bột uống hỗ trợ giảm đường huyết DHC Blood Sugar Fiber
product_sku=4511413624678
Tổng kết
Các chỉ số đường huyết có ý nghĩa giúp chúng ta xác định nồng độ glucose trong máu tại thời điểm đo. Qua đó bạn biết được cơ thể chính mình cũng như của người thân có đang ổn định hay không. Khi đường huyết tăng hoặc giảm quá nhiều, bạn có thể sử dụng thuốc ổn định đường huyết hoặc tham khảo các chỉ định từ bác sĩ nhé!
Thường xuyên theo dõi các bài viết từ Bestme để có thêm nhiều mẹo chăm sóc sức khỏe hơn!