Đường huyết cao là gì? Cách hạ đường huyết cao
Thời gian xuất bản: Thứ bảy, 31/07/2021, 09:43 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ năm, 27/06/2024, 17:43 (+07:00)
1. Lượng đường huyết bao nhiêu là cao?
1.1 Đường huyết cao là gì?
1.2 Đường huyết cao là bao nhiêu với người bình thường?
1.3 Đường huyết bao nhiêu là cao đối với người bị bệnh tiểu đường
2. Đường huyết cao ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
3. Nguyên nhân dẫn đến đường huyết lên cao
4. Triệu chứng đường huyết lên cao
5. Cách hạ chỉ số khi đường huyết cao
5.1 Cách hạ đường huyết nhanh
5.2 Cách kiểm soát chỉ số đường huyết
5.3 Bột uống hạ đường huyết DHC
Tổng kết
Đường huyết cao là dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường. Việc kiểm soát đường huyết sẽ giúp chúng ta kịp thời can thiệp để cải thiện tình trạng sức khỏe. Hãy cùng Bestme tìm hiểu về đường huyết cao và một số giải pháp hạ đường huyết hữu ích nhé!
1. Lượng đường huyết bao nhiêu là cao?
1.1 Đường huyết cao là gì?
Đường huyết cao là tình trạng lượng glucose trong máu tăng vượt quá mức so với bình thường, phản ánh sự dư thừa glucose tại các mô của cơ thể. Việc insulin không được bài tiết đủ để giải quyết lượng đường trong máu cũng dẫn đến tình trạng đường huyết tăng. Đường huyết cao trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể dễ mắc bệnh tiểu đường.
Đường huyết cao là gì? Đường huyết bao nhiêu là cao?
1.2 Đường huyết cao là bao nhiêu với người bình thường?
Một số chỉ số phản ánh tình trạng mức đường huyết cao đối với người bình thường:
-
Đường huyết lúc đói ≥ 5,6 mmol/l (hoặc 100mg/dl).
-
Đường huyết 2 giờ sau khi uống 75 gram đường ≥ 11,1mmol/l (hoặc 200mg/dl)
-
HbA1c ≥ 5,7%.
1.3 Đường huyết bao nhiêu là cao đối với người bị bệnh tiểu đường
Người đang mắc bệnh tiểu đường nên duy trì chỉ số HbA1C dao động trong khoảng 5,7%-6,5% là phù hợp. Nếu chỉ số HbA1C trên 6,5% phản ánh đường huyết cao và cần có giải pháp cân bằng, điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt.
2. Đường huyết cao ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
Đường huyết cao nếu không được điều trị trong thời gian dài sẽ có thể trở nên trầm trọng hơn và dẫn đến biến chứng hôn mê đái tháo đường cực kỳ nguy hiểm. Về lâu dài, khi đường huyết tăng dai dẳng có thể dẫn đến biến chứng ảnh hưởng đến mắt, thận, thần kinh và tim mạch.
Đường huyết cao ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe
3. Nguyên nhân dẫn đến đường huyết lên cao
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc không tiêm insulin đủ liều và đúng cách có thể khiến đường huyết tăng cao. Bên cạnh đó, khi sử dụng một số loại thuốc như steroid cũng có thể kéo chỉ số đường huyết tăng lên.
Đối với người bình thường, nếu chế độ ăn như ăn quá nhiều tinh bột và chất béo có thể làm tăng glucose trong máu. Tình trạng căng thẳng và ngủ không đủ giấc kéo dài cũng góp phần giải phóng các hormone giữ glucose ở mức cao trong cơ thể.
-
Hiện tượng bình minh: Đường huyết cao thường xảy ra vào buổi sáng do sự gia tăng của các hormone như epinephrine, glucagon và cortisol… khiến gan giải phóng glucose vào máu. Hiện tượng này thường xảy ra khoảng 4 đến 10 giờ sáng.
4. Triệu chứng đường huyết lên cao
Một số triệu chứng cụ thể giúp bạn nhận biết chỉ số đường huyết tăng cao:
-
Triệu chứng thần kinh: Mệt mỏi thường xuyên, đói cồn cào, khát nước khô cổ họng, tâm trạng dễ cáu gắt,...
-
Triệu chứng vật lý: Tê chân, ngứa ran, vết thương lâu hồi phục, xuất hiện các vết sạm tại các khu vực như nách, sau gáy,...
Mệt mỏi thường xuyên là dấu hiệu của việc tăng đường huyết
5. Cách hạ chỉ số khi đường huyết cao
5.1 Cách hạ đường huyết nhanh
-
Tiêm thuốc insulin
Nếu bạn đang tiêm insulin để điều trị bệnh tiểu đường, bạn có thể tăng thêm 1 - 2 đơn vị insulin trong lần tiếp theo.
-
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước có thể cải thiện các triệu chứng đường huyết cao. Bổ sung nước giúp loại bỏ lượng đường dư thừa từ máu của bạn thông qua nước tiểu đồng thời hạn chế tình trạng cơ thể mất nước.
-
Uống nước trà xanh hoặc quế
Để hạ đường huyết tức thì, bạn có thể uống 1 ly quế hoặc trà xanh. Đây là những nguyên liệu tự nhiên có tác động tăng chuyển hóa đường, cải thiện độ nhạy cảm của insulin.
Khi đường huyết cao nên uống một ly trà quế để giúp hạ đường huyết xuống
-
Nghỉ ngơi
Nếu tăng đường huyết bắt nguồn từ trạng thái căng thẳng quá độ, hãy ngồi thiền hoặc thư giãn và hít thở vài hơi thật sâu để giúp cơ thể hồi phục chỉ số đường huyết nhanh chóng.
5.2 Cách kiểm soát chỉ số đường huyết
Bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để kiểm soát chỉ số đường huyết ở mức ổn định:
-
Xây dựng kế hoạch theo dõi đường huyết thường xuyên và nắm rõ ngưỡng đường huyết an toàn.
-
Có các giải pháp hợp lý và kịp thời để ứng phó khi đường huyết dao động nhiều, quá cao hay quá thấp.
-
Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ dinh dưỡng.
-
Luyện tập thể dục đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày với các bài tập an toàn, hiệu quả và phù hợp với sức khỏe. Chẳng hạn như bạn có thể đi bộ 30 phút mỗi ngày – là hoạt động tương đối phù hợp với đa số bệnh nhân đái tháo đường.
-
Hạn chế thức khuya và ngưng hút thuốc lá.
5.3 Bột uống hạ đường huyết DHC
Thủy tính xơ thực vật Guar Gum có nguồn gốc từ đậu trong bột uống hỗ trợ giảm đường huyết DHC Blood Sugar Fiber được chứng minh có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Guar Gum phân giải hoạt động theo cơ chế giữ các phân tử nước tự do trong đường tiêu hóa, dẫn đến tác dụng hạn chế sự gia tăng của đường huyết trong máu.
Nhờ đó mà sản phẩm có thể giúp cơ thể bạn hạn chế được chỉ số đường huyết tăng cao sau khi ăn.
Bột uống hạ đường huyết DHC
Tổng kết
Triệu chứng nhận biết đường huyết cao có thể khác nhau ở mỗi người. Do đó, để chắc chắn rằng đường huyết trong cơ thể có cao bất thường hay không, bạn nên đo đường huyết. Hãy xây dựng cho mình thói quen ăn uống và sinh hoạt điều độ để tăng cường sức khỏe.
Chúc bạn luôn có một cơ thể khỏe mạnh và thường xuyên theo dõi các bài viết chia sẻ mẹo chăm sóc sức khỏe từ Bestme nhé!