Nổi mụn nhọt ở háng là bệnh gì? Cách trị hiệu quả nhanh nhất
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 24/07/2024, 14:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 24/07/2024, 14:34 (+07:00)
1. Nguyên nhân bị nổi mụn nhọt ở háng
1.1 Vệ sinh da sai cách
1.2 Lông mọc ngược
1.3 Bị dị ứng
1.4 Ma sát
2. Bị mụn nhọt ở háng là bệnh gì?
2.1 Mọc mụn nhọt ở háng do viêm nang lông
2.2 Mọc nhọt ở háng do bệnh xã hội
2.3 Nhiễm trùng nấm men
2.4 Viêm da tiếp xúc
2.5 Viêm tuyến mồ hôi mủ
3. Điều trị nổi nhọt ở háng
3.1 Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh
3.2 Sử dụng thuốc trị mụn nhọt ở háng
3.3 Cách trị mụn nhọt ở háng tại nhà
4. Hướng dẫn chăm sóc da, phòng ngừa nổi mụn nhọt ở háng
Kết luận
Nổi mụn nhọt ở háng là bệnh gì? Làm sao để điều trị ngay tại nhà là điều rất nhiều người băn khoăn khi gặp tình trạng này. Nổi nhọt ở háng có thể là do viêm nang lông, viêm tuyến mồ hôi mủ hoặc một số bệnh xã hội khác. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong bài viết này.
1. Nguyên nhân bị nổi mụn nhọt ở háng
Mụn nhọt ở vùng háng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong số đó phổ biến nhất gồm có:

1.1 Vệ sinh da sai cách
Nguyên nhân hàng đầu gây ra sự xuất hiện của mụn nhọt thường liên quan đến vi khuẩn xâm nhập vào da. Vệ sinh da không đúng cách và không thường xuyên có thể dẫn đến nấm và vi khuẩn tấn công, tạo ra các ổ viêm và mụn nhọt.
1.2 Lông mọc ngược
Mụn nhọt phát triển ở vùng bẹn hoặc bộ phận sinh dục có thể do lông mọc ngược. Điều này thường xảy ra khi lông mọc ngược vào lớp biểu bì da do cạo lông không đúng cách và gây tổn thương cho da. Tình trạng này có thể dẫn đến tắc nghẽn nang lông, tích tụ bã nhờn, bụi bẩn và tế bào da chết.

1.3 Bị dị ứng
Vùng háng cũng có thể xuất hiện nhiều mụn nhọt và gây đau nhức nghiêm trọng do dị ứng với các sản phẩm như bột giặt, nước xả vải, chất tẩy trắng và nhiều sản phẩm khác.
Vì vậy, những người có làn da nhạy cảm nên chọn sản phẩm chứa thành phần an toàn và dịu nhẹ với da, để tránh tình trạng da phản ứng và nổi nhiều mụn nhọt ở háng.
1.4 Ma sát
Tình trạng ma sát có thể xảy ra khi hoạt động đi bộ, chạy bộ hoặc chơi các môn thể thao. Kết hợp cùng độ ẩm và môi sẽ khiến các nốt nhọt ở háng hình thành.
2. Bị mụn nhọt ở háng là bệnh gì?
Nổi mụn ở háng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý sau:
2.1 Mọc mụn nhọt ở háng do viêm nang lông
Vùng bẹn là khu vực da thường xuyên tiếp xúc với sự cọ xát và dễ dàng ẩm ướt, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm xâm nhập vào lỗ chân lông, gây ra viêm nang lông.
Viêm nang lông cũng có thể xuất phát từ tác động của các phương pháp cạo, nhổ, hoặc tẩy lông, gây tổn thương nang lông và dẫn đến viêm nhiễm. Thậm chí, việc mặc quần áo bó sát hoặc quá chật cũng có thể gây ra tình trạng viêm lỗ chân lông.

2.2 Mọc nhọt ở háng do bệnh xã hội
Đây là một nguyên nhân nguy hiểm mà ít người để ý. Nổi mụn nhọt ở háng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh xã hội như:
- Herpes sinh dục
Bệnh thường gây ra nhiều nốt mụn nước, sưng to và đau rát ở vùng bẹn. Những nốt mụn này thường dễ vỡ khi bị chạm vào và có thể gây ra vết loét mở rộng.
- Sùi mào gà
Là một bệnh xã hội nguy hiểm, nguy cơ lây lan của nó rất cao. Thời gian ủ bệnh khá dài, làm cho việc phát hiện bệnh trở nên khó khăn. Ban đầu, mụn sẽ xuất hiện ở vùng kín, sau đó nó sẽ lớn dần và lan ra vùng bẹn.
- Mụn cóc sinh dục
Mụn cóc sinh dục là do một loại vi rút gọi là HPV gây ra, chúng thường trông giống như mụn cơm và có thể gây ra cảm giác ngứa, khó chịu và đau.

2.3 Nhiễm trùng nấm men
Nhiễm trùng nấm men, còn được gọi là nấm candida, thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn, nhưng cũng có thể xảy ra ở nam giới. Đây là một loại nấm tồn tại tự nhiên trong cơ thể với số lượng nhỏ.
Trong một số trường hợp, sự tăng số lượng nấm men có thể gây ra các dấu hiệu không mong muốn, bao gồm việc xuất hiện mụn nhọt ở háng. Nhiễm trùng nấm men thường không nghiêm trọng, nhưng gây khó chịu cho người mắc phải.
2.4 Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm da do tiếp xúc với các chất kích ứng hoặc gây dị ứng. Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả vùng háng.
Các dấu hiệu thường bao gồm nổi mụn nước hoặc phát ban đỏ, ngứa, da khô, nứt nẻ và đôi khi có nốt và bóng nước chảy mủ hoặc dịch, sưng tấy và đau rát. Viêm da tiếp xúc có thể do ma sát quần áo hoặc dị ứng với các chất tẩy rửa, bột giặt, hoặc các chất khác.

2.5 Viêm tuyến mồ hôi mủ
Viêm tuyến mồ hôi mủ là vấn đề da liễu thường gặp phải ở những vùng cơ thể có da tiếp xúc với da như ở nách hoặc đùi trong, háng.
Dấu hiệu dễ dàng nhận biết với các nốt mụn nhọt ở trên da, có thể hết trong một thời gian. Hoặc nốt mụn nhọt cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, vỡ ra, gây cảm giác đau đớn nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
3. Điều trị nổi nhọt ở háng
Vì vị trí gần "vùng kín," mụn nhọt ở háng thường được khuyến cáo nên tới cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị phù hợp. Cách điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra mụn và có thể bao gồm các phương pháp sau:
3.1 Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh
Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau:
- Điều trị mụn nhọt do vi khuẩn, nấm
Tình trạng này thường xuất phát từ vấn đề vệ sinh da và bạn sẽ được hướng dẫn cách làm sạch da để ngăn chặn việc nấm và vi khuẩn xâm nhập. Trong những trường hợp đơn giản nhất, chỉ cần sử dụng thuốc bôi dạng bôi và bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn.
- Điều trị viêm nang lông
Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các dung dịch vệ sinh và diệt khuẩn để loại bỏ vi khuẩn trong nang lông, giúp lỗ chân lông thông thoáng và hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
- Trị bệnh xã hội
Mụn nhọt ở háng do bệnh xã hội thường có tốc độ lây lan nhanh và nguy cơ cao, việc điều trị cần phải dựa trên phác đồ chuyên khoa. Có thể áp dụng những phương pháp tiên tiến như ALA - PDT sử dụng công nghệ hiện đại và an toàn.
Trong những trường hợp bệnh diễn tiến nặng, sẽ cần hội chuẩn để đưa ra phương án điều trị cụ thể và hiệu quả hơn.

3.2 Sử dụng thuốc trị mụn nhọt ở háng
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc trị mụn nhọt dạng kháng sinh hoặc kháng nấm đường bôi hoặc đường uống để tiêu diệt vi khuẩn hoặc nấm gây mụn nhọt. Đối với những trường hợp nhiễm mủ nặng, nguy cơ nhiễm trùng cao, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật để dẫn lưu mủ.
Mụn nhọt ở háng thường sẽ cải thiện trong vòng 1-2 tuần. Hãy tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
3.3 Cách trị mụn nhọt ở háng tại nhà
Để làm dịu các nốt mụn nhọt vùng háng ngay tại nhà, bạn đọc có thể tham khảo một số phương pháp sau:
- Làm sạch, lau khô và nghỉ ngơi: Tắm và làm sạch da bằng nước ấm hoặc nước mát. Sau đó lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm và nghỉ ngơi.
- Thoa kem dưỡng ẩm hoặc kem bôi làm dịu da: Sử dụng loại kem bôi có thành phần làm dịu như hoa cúc, cúc vạn thọ hoặc lô hội sẽ giúp mang tới cảm giác dễ chịu và thoải mái.
- Mặc quần áo rộng, thoáng khí: Các nốt mụn sẽ cần thời gian để được chữa khỏi, lúc này bạn nên tránh xa các loại trang phục ôm chặt, bó sát.
- Bổ sung kẽm cũng giúp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ kiểm soát mụn hiệu quả
4. Hướng dẫn chăm sóc da, phòng ngừa nổi mụn nhọt ở háng
Ngoài việc thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn cũng cần chú ý đến việc chăm sóc da và kết hợp các biện pháp để phòng ngừa bị mụn nhọt bao gồm:
- Uống đủ nước và duy trì cơ thể sạch sẽ.
- Vệ sinh da an toàn và lau khô sau khi vận động, tập thể dục.
- Chọn trang phục thoải mái và thoáng mát, tránh quần áo bó sát.
- Tạm ngừng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị.
- Tránh chạm vào vùng da mụn.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học.
- Không tự ý sử dụng thuốc hoặc các biện pháp dân gian mà không có chỉ định từ bác sĩ.

⚠️⚠️⚠️Bài viết cùng chủ đề: Nổi mụn nhọt ở vùng kín
Kết luận
Điều trị mụn nhọt ở háng là một quá trình dài, yêu cầu sự kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tìm cách tự điều trị trong thời gian ngắn mà cần chăm sóc da cẩn thận và tuân thủ điều trị để đảm bảo sự phục hồi hiệu quả và an toàn.
Ngoài ra, hãy tiếp tục theo dõi Bestme để cập nhật nhiều kinh nghiệm và mẹo hữu ích hơn về chăm sóc và làm đẹp da mỗi ngày nhé!
Nguồn tham khảo thông tin:
What Causes Groin Chafing and Groin Pimples (And Tips to Treat Them) - https://www.thighsociety.com/blogs/ts-blog/groin-chafing-groin-pimples