Nguyên nhân bị nổi mụn nhọt ở vùng kín và cách chữa tốt nhất
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 28/08/2024, 13:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 28/08/2024, 14:12 (+07:00)
1. Nguyên nhân nổi mụn nhọt ở vùng kín
1.1 Không vệ sinh đúng cách
1.2 Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
1.3 Nổi mụn nhọt ở vùng lông mu do bệnh viêm nhiễm tuyến mồ hôi
1.4 Nổi mụn nhọt ở mép vùng kín do mặc quần quá chật
1.5 Bệnh nhiễm trùng nấm men
1.6 Mụn nhọt ở vùng kín phụ nữ do tẩy lông không đúng cách
2. Nổi mụn nhọt ở vùng kín có nguy hiểm không?
3. Cách chữa mụn nhọt sưng to ở vùng kín tại nhà
3.1 Sử dụng thuốc bôi trị mụn nhọt ở vùng kín
3.2 Cách chữa mụn nhọt ở vùng kín tại nhà với thuốc uống
3.3 Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
3.4 Chườm ấm da khi bị mọc nhọt ở vùng kín nữ giới
3.5 Mặc trang phục rộng rãi
3.6 Không cố gắng làm vỡ nốt mụn nhọt
4. Hướng dẫn phòng ngừa nổi mụn nhọt ở vùng kín
Tổng kết
Khi bị nổi mụn nhọt ở vùng kín, tâm lý chung của nhiều người là vô cùng lo lắng và ngại ngùng. Nguy hại hơn khi những nốt mụn này lại gây đau rát cùng nhiều biểu hiện bất thường khác. Bài viết này, Bestme sẽ bật mí nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả tình trạng nổi mụn nhọt vùng kín. Theo dõi ngay nhé!
1. Nguyên nhân nổi mụn nhọt ở vùng kín
Mụn nhọt hình thành khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Điều này có thể do thay đổi nội tiết tố hoặc cũng có thể do các yếu tố bên ngoài gây ra.
Mụn nhọt ở vùng kín có đặc điểm cũng giống như mụn ở bất kỳ nơi nào khác trên cơ thể. Chúng thường là những nốt nhỏ, màu đỏ, có thể có một chấm trắng ở đầu. Đôi khi chúng có thể sẫm màu ở đầu hoặc đỏ toàn bộ. Những nốt mụn nghiêm trọng có thể chứa đầy mủ hoặc sưng và đau.
Một số nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị nổi mụn nhọt ở vùng kín có thể kể tới:
1.1 Không vệ sinh đúng cách
Việc vệ sinh vùng kín đúng cách đặc biệt là sau khi tiểu tiện là vô cùng quan trọng. Nếu không sẽ khiến cho vi khuẩn ứ đọng, dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông và khiến mụn xuất hiện.
1.2 Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Nổi mụn nhọt ở vùng kín có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, điển hình là căn bệnh HPV do chủng Papillomavirus gây ra.
Từ các nốt mụn có kích thước nhỏ và số lượng ít, chúng sẽ gia tăng nhanh chóng đi kèm các biểu hiện khó chịu như: đau rát, chảy dịch, chảy máu,... Đây là bệnh lý nguy hiểm không được chủ quan để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
1.3 Nổi mụn nhọt ở vùng lông mu do bệnh viêm nhiễm tuyến mồ hôi
Những đối tượng thường xuyên làm việc nặng hoặc tập luyện thể thao rất dễ mắc tình trạng viêm nhiễm tuyến mồ hôi. Lúc này, mồ hôi sẽ tiết ra quá mức khiến vùng kín ẩm ướt tạo nên môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.
1.4 Nổi mụn nhọt ở mép vùng kín do mặc quần quá chật
Khi mặc quần quá chật, vùng kín sẽ bị bí bách do không thể thoát được mồ hôi. Ngoài ra, tình trạng ma sát giữa da và quần quá chật cũng sẽ diễn ra thường xuyên và gây tình trạng nổi mụn nhọt ở vùng kín.
1.5 Bệnh nhiễm trùng nấm men
Nhiễm trùng nấm men là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sưng, ngứa và mụn nhọt ở vùng kín. Nếu không được chữa trị nấm kịp thời, tình trạng mụn sẽ kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng chất lượng sống của người mắc phải.
1.6 Mụn nhọt ở vùng kín phụ nữ do tẩy lông không đúng cách
Rất nhiều bạn có thói quen "dọn cỏ" vùng kín một cách thường xuyên nhưng lại thực hiện sai cách. Trong đó, phổ biến nhất dùng dao cạo để làm sạch lông vùng kín. Tuy nhiên, cách này dễ dẫn đến kích ứng, làm xuất hiện tình trạng viêm nang lông hay lông mọc ngược.
Điều này gây nổi mụn nhọt ở vùng kín và khiến bạn cảm thấy đau rát kéo dài.
2. Nổi mụn nhọt ở vùng kín có nguy hiểm không?
Nốt mụn nhọt là các ổ vi khuẩn dày đặc và chúng có thể xâm nhập, đi vào máu cũng như di chuyển đến nhiều bộ phận khác của cơ thể. Điều này sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng lan rộng và ảnh hưởng sâu bên trong cơ thể bạn.
Ngoài ra, việc chữa trị sớm, kịp thời cũng giúp bạn thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày vì mụn nhọt ở vùng kín thường gây đau, rát kèm theo.
3. Cách chữa mụn nhọt sưng to ở vùng kín tại nhà
Khi bị nổi mụn nhọt ở vùng kín, bạn toàn toàn có thể chữa trị chỉ với 6 cách đơn giản dưới đây!
3.1 Sử dụng thuốc bôi trị mụn nhọt ở vùng kín
Một số loại thuốc bôi mụn có chứa thành phần benzoyl peroxide hoặc axit salicylic rất được ưa chuộng trong điều trị mụn nhọt do khả năng kháng viêm, chống vi khuẩn và làm khô cồi mụn nhanh chóng.
Thời gian này, bạn nên ưu tiên gel bôi mụn để dưỡng chất thẩm thấu hiệu quả hơn cũng như chỉ nên bôi thuốc ở vị trí mụn nhọt để không làm khô da ở các vùng xung quanh.
Lưu ý rằng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia trước khi dùng kem thuốc trị mụn không kê đơn và sử dụng sản phẩm nồng độ thấp.
3.2 Cách chữa mụn nhọt ở vùng kín tại nhà với thuốc uống
Bạn hoàn toàn có thể mua các loại thuốc giảm đau không kê đơn để làm dịu sự ngứa, rát và tình trạng viêm do nổi mụn nhọt ở vùng kín gây ra. Nhiều khuyến cáo cho rằng, bạn có thể uống ibuprofen (Advil) hoặc paracetamol (Tylenol) nhưng cần tuân thủ hướng dẫn trên bao bì hoặc chỉ dẫn từ bác sĩ.
⚡⚡⚡Xem chi tiết hơn: Thuốc trị mụn nhọt
3.3 Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ và luôn khô thoáng là điều kiện tiên quyết để mụn nhọt nhanh chóng bị loại bỏ. Hãy ưu tiên sữa tắm, dung dịch vệ sinh có đặc tính kháng khuẩn nhưng vẫn đảm bảo dịu nhẹ để bảo vệ vùng da khỏi bị kích ứng.
3.4 Chườm ấm da khi bị mọc nhọt ở vùng kín nữ giới
Việc chườm ấm rất có hiệu quả trong việc giảm sưng các nốt mụn. Bạn chỉ cần nhúng khăn bông mềm với nước ấm, vắt khô và đắp lên vị trí nốt mụn nhọt để giảm sưng.
Hãy lặp lại cách thức này nhiều lần và liên tục trong thời gian 20 phút để đạt hiệu quả cao nhất. Sau mỗi lần sử dụng khăn, bạn cần giặt sạch khăn bằng xà phòng hay dung dịch tẩy rửa, sau đó phơi khô để đảo bảo vệ sinh khi dùng nhé!
3.5 Mặc trang phục rộng rãi
Trong thời gian chữa trị nổi mụn nhọt ở vùng kín, bạn hãy ưu tiên các loại quần lót có chất liệu cotton, thoáng khí và mặc quần vừa vặn, thoải mái với cơ thể. Điều quan trọng là thay đồ lót ngay khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi để tránh vi khuẩn có thể phát triển.
3.6 Không cố gắng làm vỡ nốt mụn nhọt
Nếu chẳng may mụn nhọt bị vỡ, nó có thể làm lây lan vi khuẩn sang các vùng da xung quanh hoặc khiến tình trạng thêm nghiêm trọng. Do đó, bạn hãy đắp một miếng gạc nhỏ hoặc dùng các loại băng dán mụn để bảo vệ nốt mụn nhọt hiệu quả.
4. Hướng dẫn phòng ngừa nổi mụn nhọt ở vùng kín
Mọc mụn nhọt ở vùng kín luôn là nỗi niềm khó nói nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh nó chỉ với các lưu ý đơn giản dưới đây:
- Hạn chế tẩy lông, cạo lông bằng dao cạo ở vùng kín. Thay vào đó, lựa chọn phương pháp làm sạch lông an toàn khác như sử dụng laser triệt lông.
- Luôn sử dụng đồ lót có chất liệu thoáng khí và mặc đồ vừa vặn thay vì quá chật.
- Vệ sinh vùng kín đều đặn và sau mỗi lần đi tiểu. Hãy sử dụng kèm các loại dung dịch phù hợp và thay quần lót mỗi ngày.
- Tắm và thay quần áo sau khi vận động mạnh, tập thể dục.
- Nếu nốt mụn nhọt xuất hiện sau khi bạn thay đổi sản phẩm hoặc bột giặt, có khả năng bạn bị dị ứng với sản phẩm mới. Lúc này, nên sử dụng sản phẩm cũ.
- Xây dựng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh, giàu các dưỡng chất như vitamin, khoáng chất để cơ thể luôn có đủ sức đề kháng trước sự tấn công của vi khuẩn gây mụn.
✍️✍️✍️XEM ngay: Bị mụn nhọt không nên ăn gì
Tổng kết
Nổi mụn nhọt ở vùng kín tuy không quá hiếm gặp nhưng lại ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt của người mắc phải. Do đó, bạn hãy luôn ưu tiên giữ vệ sinh vùng kín và thường xuyên kiểm tra để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường. Bestme hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích và giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống hơn!
Và đừng quên theo dõi Bestme để cập nhật thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp bổ ích khác nhé!
Nguồn tham khảo thông tin:
Vaginal Bumps: Causes and Treatments - https://www.verywellhealth.com/vaginal-pimples-overview-4685090
Vaginal Pimples: Bumps, Causes, Treatment & Prevention - https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22019-pimple-on-vagina