Tại sao bị nổi mụn nước trong miệng? Cách chữa trị như thế nào?
Thời gian xuất bản: Thứ năm, 25/07/2024, 14:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ năm, 25/07/2024, 14:31 (+07:00)
1. Tại sao bị nổi mụn nước trong miệng?
1.1 Bị mụn nước trong miệng do nhiệt miệng
1.2 Miệng nổi mụn nước do bệnh thủy đậu
1.3 Mụn nước trong miệng do bị tay chân miệng
1.4 Mọc mụn nước ở trong miệng do bệnh bạch sản niêm mạc
1.5 Nổi mụn nước ở trong miệng do mụn rộp sinh dục
1.6 Mụn nước ở trong miệng do bệnh sởi
1.7 Nổi mụn nước trong suốt ở miệng do áp xe răng
1.8 Mụn nước mọc trong miệng do ung thư khoang miệng
2. Nổi mụn nước trong miệng không đau có nguy hiểm không?
3. Hướng dẫn cách chữa mụn nước trong miệng tại nhà
3.1 Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
3.2 Với bé bị nổi mụn nước trong miệng trên 4 tuổi
3.3 Với người lớn bị nổi mụn nước trong khoang miệng
4. Mọc mụn nước trong miệng khi nào cần khám bác sĩ?
5. Phương pháp trị mụn nước trong miệng với công nghệ hiện đại
6. Chăm sóc và phòng ngừa mụn nước ở miệng tái phát
Tổng kết
Nổi mụn nước trong miệng không đau hoặc có đau là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Nguyên nhân khiến mụn nổi mụn nước thường là do tổn thương, kích ứng ở miệng và cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, thủy đậu, sởi,... Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và cách chữa trị ngay trong bài viết này.
1. Tại sao bị nổi mụn nước trong miệng?
Miệng nổi mụn nước có thể là dấu hiệu báo trước của một căn bệnh nào đó. Cụ thể, căn bệnh đó là gì bạn hãy cùng tìm hiểu tiếp trong phần nội dung dưới đây nhé!
1.1 Bị mụn nước trong miệng do nhiệt miệng
Miệng nổi mụn nước có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị nhiệt miệng. Triệu chứng của bệnh lý khá đa dạng, ngoài mụn nước xuất hiện ở niêm mạc miệng, lưỡi, môi và các vùng xung quanh thì còn có những biểu hiện khác như: Đau, sưng đỏ vùng miệng, có hạch nhỏ dưới cằm...
1.2 Miệng nổi mụn nước do bệnh thủy đậu
Người mắc bệnh thủy đậu có thể bị mụn nước trong miệng và cả một số vùng cơ thể khác. Những nốt mụn không chỉ gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ còn cản trở cả hoạt động sinh hoạt thường ngày, gây ra khó khăn trong việc điều trị, chăm sóc và làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng bội nhiễm.
1.3 Mụn nước trong miệng do bị tay chân miệng
Nổi mụn nước trong miệng là bệnh gì? Bệnh tay chân miệng có rất nhiều dấu hiệu, trong đó có nổi mụn nước. Các nốt mụn thường vỡ khá nhanh do tác động của quá trình ăn uống gây đau rát khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống.
Do đó, ngay khi xuất hiện mụn nước ở kích thước nhỏ, bạn cần chủ động đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc điều trị kịp thời nhé.
1.4 Mọc mụn nước ở trong miệng do bệnh bạch sản niêm mạc
Căn bệnh này là do tình trạng các mô tế bào bên trong khoang miệng sản sinh và phát triển quá mức. Đặc điểm nhận diện là nốt mụn nước trong miệng có màu trắng, sẽ lan rộng và gây nên tình trạng viêm loét. Những đối tượng thường xuyên mắc phải căn bệnh này là người hút thuốc lá hoặc người dùng răng giả tháo lắp.
1.5 Nổi mụn nước ở trong miệng do mụn rộp sinh dục
Nguyên nhân gây bệnh này là do virus Herpes và có thể lây truyền qua đường tình dục. Nếu bạn quan hệ, hôn hoặc sử dụng chung các loại vật dụng với người đang mắc căn bệnh này thì cũng có thể bị lây nhiễm và xuất hiện mụn nước trong miệng.
1.6 Mụn nước ở trong miệng do bệnh sởi
Sởi cũng là một căn bệnh có triệu chứng xuất hiện mụn nước trong miệng. Khi mắc bệnh, bên trong khoang miệng sẽ có nốt trắng xám xuất hiện. Ngoài ra, người bệnh còn có một số triệu chứng đi kèm như sốt, ho khan, chảy dịch ở mũi và mắt. Nghiêm trọng hơn có thể làm giảm thị lực khiến cho mắt dần bị mờ đi.
1.7 Nổi mụn nước trong suốt ở miệng do áp xe răng
Áp xe răng là tình trạng răng đã bị nhiễm trùng dẫn đến hiện tượng sưng tấy. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể những biểu hiện khác đi kèm như nổi mụn nước trong miệng, sốt cao, mệt mỏi… Nếu có dấu hiệu nổi mụn nước kèm theo hiện tượng sưng mặt, bạn nên chủ động đến cơ sở y tế để điều trị.
1.8 Mụn nước mọc trong miệng do ung thư khoang miệng
Ung thư khoang miệng ác có thể gây ra tình trạng nổi mụn nước hoặc xuất hiện vết loét trong miệng. Đây là căn bệnh nguy hiểm mà bạn không nên chủ quan. Nếu có dấu hiệu mụn nước hay vết loét lâu ngày không khỏi, bạn cần phải chủ động đi gặp bác sĩ ngay để được thăm khám kịp thời.
2. Nổi mụn nước trong miệng không đau có nguy hiểm không?
Mụn nước không đau xuất hiện ở miệng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Đây là triệu chứng tạm thời nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu mụn nước thường xuyên xuất hiện, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám và được tư vấn phương pháp điều trị kịp thời.
3. Hướng dẫn cách chữa mụn nước trong miệng tại nhà
Mụn nước xuất hiện trong khoang miệng có thể cải thiện được tại nhà bằng cách chăm sóc đơn giản. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay:
3.1 Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 4 tuổi có dấu hiệu nổi mụn nước trong miệng, mẹ nên chủ động đưa con đến khám bác sĩ. Đối với nhóm đối tượng này, phụ huynh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị.
Về cách chăm sóc tại nhà, bố mẹ có thể tham khảo một số cách như sau:
- Chủ động vệ sinh khoang miệng bằng nước muối sinh lý để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lan rộng.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé, tập trung bổ sung thêm thực phẩm vitamin nhóm A, C…để làm mát cơ thể.
- Uống nhiều nước và cho con bú để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
- Lau người bằng nước mát cho trẻ để giảm cảm giác nóng, nhiệt miệng. Tuy nhiên, mẹ nên tránh lau người quá lâu để bé không bị cảm lạnh.
⚡⚡⚡Xem chi tiết hơn : Mụn nước ở trẻ sơ sinh
3.2 Với bé bị nổi mụn nước trong miệng trên 4 tuổi
Với các bé từ 4 tuổi trở lên, mẹ có thể tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên lành tính để điều trị tại nhà cho con. Gợi ý một số cách dùng nguyên liệu thiên nhiên để mẹ chữa mụn nước cho con tại nhà như sau:
- Dùng gel nha đam: Dùng một lượng nha đam vừa đủ để thoa đều lên nốt mụn nước và giữ trong vòng 1 tiếng. Sau đó, mẹ dùng khăn ấm để lau sạch miệng cho bé.
- Dùng mật ong: Bôi mật ong tương tự với cách làm khi bôi gel nha đam cũng có tác dụng tốt trong việc giảm mụn nước cho bé. Ngoài ra, nguyên liệu này còn giúp giảm cảm giác đau đớn, khó chịu của các bé trong quá trình bị mụn nước.
✍️✍️✍️Bạn đọc cũng quan tâm : Bé bị nổi mụn nước
3.3 Với người lớn bị nổi mụn nước trong khoang miệng
Người lớn bị nổi mụn nước trong miệng có thể áp dụng được nhiều cách điều trị tại nhà hơn. Có thể kể đến như:
- Sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ.
- Dùng các nguyên liệu tự nhiên như giấm táo, tinh dầu thầu dầu, tinh dầu trà xanh…để trị mụn nước trong khoang miệng.
- Dùng nước ấm để chườm lên mụn nước mỗi lần khoảng từ 20 đến 30 phút.
4. Mọc mụn nước trong miệng khi nào cần khám bác sĩ?
Mọc mụn nước mọc trong miệng không quá nguy hiểm, tuy nhiên, bạn không nên chủ quan và cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Nếu có dấu hiệu bất kỳ nào dưới đây, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám nhé:
- Triệu chứng nổi mụn nước kéo dài hoặc không giảm đi trong thời gian dài.
- Có các biểu hiện đi kèm như đau rát, khó chịu, sưng, sốt.
- Tình trạng mụn nước xuất hiện quá nhiều và lặp lại thường xuyên.
- Khi bạn có các dấu hiệu liên quan khác đến vùng miệng hoặc không biết chính xác nguyên nhân gây mọc mụn nước là gì...
5. Phương pháp trị mụn nước trong miệng với công nghệ hiện đại
Bên cạnh các biện pháp điều trị tự nhiên tại nhà, khi bị mụn nước, bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị bằng công nghệ hiện đại như:
- Sử dụng liệu pháp Laser
Điều trị mụn nước bằng laser là một trong những phương pháp hiện đại bạn có thể tham khảo. Với phương pháp này, chùm ánh sáng nhỏ sẽ được dùng để chiếu lên nốt mụn và loại bỏ chúng một cách an toàn, triệt để.
- Liệu trình áp lạnh
Gợi ý về phương pháp trị mụn nước thứ 2 bạn có thể tham khảo đó chính là dùng phương pháp áp lạnh. Với cách này, nốt mụn sẽ được đóng băng toàn bộ mô của nó sau đó sẽ được cắt bỏ, không gây cảm giác đau và không chảy dịch mủ ra ngoài.
- Tiêm corticosteroid
Corticosteroid có tác dụng giúp giảm viêm và rút ngắn thời gian chữa lành. Đây cũng là một trong những liệu pháp hiện đại được sử dụng khá nhiều trong điều trị mụn nước được nhiều người lựa chọn hiện nay mà bạn nên cân nhắc để thực hiện.
- Thủ thuật cắt bỏ mụn nước
Mụn nước trong miệng tái phát thường xuyên hoặc đã diễn biến nghiêm trọng có thể cân nhắc đến việc áp dụng thủ thuật cắt bỏ. Với phương pháp này, bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi thực hiện.
⭐⭐⭐Bài viết cùng chủ đề : Mụn nước ở lưỡi
6. Chăm sóc và phòng ngừa mụn nước ở miệng tái phát
Trong quá trình điều trị mụn nước, bạn cũng cần phải chú ý đến việc chăm sóc hàng ngày để hỗ trợ ngăn ngừa mụn tái phát. Dưới đây là một số phương pháp áp dụng trong việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày bạn có thể tham khảo thêm như sau:
- Vệ sinh miệng mỗi ngày 2 lần, dùng bàn chải có đầu lông mềm để tránh làm tổn thương niêm mạc.
- Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng không cồn để làm sạch miệng và giảm vi khuẩn.
- Tránh sử dụng thuốc lá, rượu bia trong quá trình bị mụn nước để không xảy ra nguy cơ bị kích ứng.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, không ăn đồ cay nóng để tránh kích ứng niêm mạc.
- Bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.
- Tránh gây căng thẳng vì hệ miễn dịch suy yếu có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự tái phát của vi khuẩn....
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về mụn nước trong miệng để bạn đọc tham khảo. Hãy chủ động nhận biết dấu hiệu bệnh sớm, điều trị đúng cách, kịp thời để tránh gây ra những ảnh hưởng về thẩm mỹ lẫn việc sinh hoạt thường ngày.
Bestme sẽ thường xuyên cập nhật tin tức về làm đẹp, chăm sóc sức khỏe để bạn tham khảo thêm mỗi ngày. Hãy cùng theo dõi để biết thêm nhiều thông tin hơn nhé!
Nguồn tham khảo thông tin:
What Are Causes of Blisters in the Mouth? - https://www.medicinenet.com/what_are_causes_of_blisters_in_the_mouth/article.htm
How Blisters in Mouth Tissue Occur and How to Treat Them - https://www.colgate.com/en-us/oral-health/mouth-sores-and-infections/blisters-in-mouth-tissue#