Trẻ sơ sinh nổi mụn nước: Nguyên nhân, hình ảnh và cách xử lý
Thời gian xuất bản: Thứ năm, 06/06/2024, 16:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ năm, 06/06/2024, 17:12 (+07:00)
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh nổi mụn nước
1.1 Mụn nước trẻ sơ sinh do rôm sảy
1.2 Nổi mụn nước ở trẻ sơ sinh do bệnh chàm sữa
1.3 Da trẻ sơ sinh nổi mụn nước do bệnh tay chân miệng
1.4 Tay trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do bệnh thủy đậu
1.5 Em bé sơ sinh bị nổi mụn nước do chốc lở
1.6 Trẻ sơ sinh nổi mụn nước do bị côn trùng cắn
1.7 Mụn nước ở trẻ sơ sinh do viêm da tiếp xúc
1.8 Trẻ sơ sinh nổi mụn nước do bị bỏng
1.9 Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do phát ban
1.10 Em bé sơ sinh bị nổi mụn nước do cháy nắng
1.11 Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng
1.12 Nhiễm trùng nấm
1.13 Một số nguyên nhân khác
2. Hình ảnh mụn nước ở trẻ sơ sinh
2.1 Trẻ sơ sinh nổi mụn nước trên trán
2.2 Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước ở mặt
2.3 Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước ở đầu
2.4 Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước ở tay chân
2.5 Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước ở miệng
3. Nổi mụn nước ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Khi nào cần khám bác sĩ?
4. Trẻ sơ sinh nổi mụn nước phải làm sao?
4.1 Hướng dẫn cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước
4.2 Những điều không nên làm
4.3 Điều trị mụn nước ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Tổng kết
Làn da của trẻ sơ sinh khá nhạy cảm, thường xuất hiện các vấn đề về da đặc trưng như nổi mụn nước. Hiểu được nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh, Bestme sẽ chia sẻ nguyên nhân, hình ảnh cũng như cách xử lý tình trạng trẻ sơ sinh nổi mụn nước.
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh nổi mụn nước
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà trẻ sơ sinh xuất hiện mụn nước trên da, bao gồm:
1.1 Mụn nước trẻ sơ sinh do rôm sảy
Rôm sảy thường xuất hiện khi tuyến mồ hôi của trẻ bị bịt kín, không thể thoát ra ngoài. Biểu hiện của rôm sảy là xuất hiện những nốt mụn nhỏ sần sùi trên da, hơi cứng và có màu hồng nhạt. Trong một số trường hợp, những nốt mụn này còn có thể chứa nước.
1.2 Nổi mụn nước ở trẻ sơ sinh do bệnh chàm sữa
Bệnh chàm sữa có thể khiến da của trẻ bị khô và ngứa, đồng thời xuất hiện mụn nước do da bị viêm nhiễm và mẩn gây nên. Các vùng da thường xuất hiện mụn nước, bao gồm mặt, cổ, bắp tay và bắp chân.
1.3 Da trẻ sơ sinh nổi mụn nước do bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng thường do nhóm vi khuẩn Enterovirus gây ra. Biểu hiện của bệnh phổ biến ở trẻ là xuất hiện mụn nước ở miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi và tay chân. Mụn nước có kích thước nhỏ và có thể tự hết mà không cần điều trị trong vòng 1 tuần.
1.4 Tay trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do bệnh thủy đậu
Mụn nước do bệnh thủy đậu gây ra thường có hình dạng các nốt phỏng nước hình tròn, có đường kính khoảng 1–3 mm. Bệnh thủy đậu thường khiến các nốt mụn phát triển nhanh chóng và lan ra toàn bộ cơ thể. Đồng thời, trẻ sẽ còn gặp triệu chứng xuất hiện nốt ban đỏ, sốt và ngứa rát.
1.5 Em bé sơ sinh bị nổi mụn nước do chốc lở
Chốc lở là dạng nhiễm trùng da có khả năng lây lan lớn do tụ cầu vàng hoặc liên cầu gây ra. Biểu hiện của bệnh lên trẻ sơ sinh thường là xuất hiện mụn nước nhỏ, sau đó lớn dần thành bọng nước. Mụn thường xuất hiện trên mặt, các chi và mông.
1.6 Trẻ sơ sinh nổi mụn nước do bị côn trùng cắn
Khi bị côn trùng cắn vào da trẻ, nó thường tiết ra các hợp chất hoặc dịch chất cắn có thể gây kích thích cho da. Đây có thể là các hợp chất độc, protein hoặc các chất dị ứng gây mụn nước. Những nốt mụn này thường gây ngứa, đỏ và có thể tạo cảm giác khó chịu cho trẻ.
1.7 Mụn nước ở trẻ sơ sinh do viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là phản ứng cơ thể khi da tiếp xúc với các chất gây dị ứng, đặc biệt là ở trẻ em có làn da nhạy cảm. Phản ứng này có thể khiến da của trẻ trở nên đỏ, ngứa, sưng và thậm chí nổi mụn nước.
1.8 Trẻ sơ sinh nổi mụn nước do bị bỏng
Bỏng là bệnh lý gây ra do làn da tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao. Làn da của trẻ khi gặp nhiệt độ cao có thể gây ra tổn thương cho các tế bào da, dẫn tới gia tăng sự trao đổi chất và khiến làn da xuất hiện mụn nước.
1.9 Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do phát ban
Phát ban xuất hiện do nhiều nguyên nhân, bao gồm: dị ứng, nhiễm khuẩn, tác động có hại từ môi trường, sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp,... Triệu chứng nổi trội của phát ban thường là xuất hiện những nốt mụn đỏ li ti, bên trong chứa nước.
1.10 Em bé sơ sinh bị nổi mụn nước do cháy nắng
Khi da bị tác động bởi tia UV mạnh, cơ thể có thể phản ứng bằng cách sản xuất histamine và các chất gây viêm, gây ra các biểu hiện như nổi mụn nước, đỏ, ngứa và sưng. Đặc biệt, trẻ sơ sinh nổi mụn nước do nguyên nhân này khá phổ biến do làn da mỏng và nhạy cảm.
1.11 Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng
Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra và hình thành nên các nốt mụn nước ở trẻ sơ sinh. Các nốt mụn nước này thường xuất hiện ở vùng mông, mặt, cổ của bé với các triệu chứng như sưng đỏ, đau nhức và các nốt mụn có chứa dịch mủ.
1.12 Nhiễm trùng nấm
Nhiễm trùng nấm do sự phát triển của nấm men Candida là một trong những nguyên nhân gây mụn nước ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh khi bị nhiễm nấm sẽ xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ, đóng vảy, thường tập trung ở vùng tã lót, mông, bẹn, nách gây ngứa, đỏ và kích ứng da.
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do nhiễm trùng nấm
1.13 Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân trên, trẻ sơ sinh nổi mụn nước còn có thể xuất phát từ các vết loét, nhiễm trùng hoặc do vi khuẩn Herpes gây nên. Làn da của trẻ nhỏ thường khá nhạy cảm nên vi khuẩn gây mụn có thể dễ dàng xâm nhập, hình thành mụn nước trên da.
2. Hình ảnh mụn nước ở trẻ sơ sinh
Để nắm rõ tình trạng trẻ sơ sinh nổi mụn nước, bạn có thể tham khảo một số hình ảnh dưới đây để xác định được đúng tình trạng của trẻ và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
2.1 Trẻ sơ sinh nổi mụn nước trên trán
2.2 Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước ở mặt
⚡⚡⚡Tìm hiểu thêm : Mụn nước ở mặt
2.3 Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước ở đầu
2.4 Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước ở tay chân
2.5 Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước ở miệng
3. Nổi mụn nước ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Khi nào cần khám bác sĩ?
Mụn nước xuất hiện ở trẻ sơ sinh thường không nguy hiểm và quá đáng lo ngại. Tuy nhiên, một số trường hợp nổi mụn nước có thể cần đến sự tư vấn và thăm khám bác sĩ. Bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi các triệu chứng mụn nước kéo dài và trở nên trầm trọng hơn hoặc các nốt mụn dần lan rộng trên toàn bộ cơ thể.
4. Trẻ sơ sinh nổi mụn nước phải làm sao?
Cùng Bestme tìm hiểu cách chăm sóc làn da của trẻ nổi mụn nước đơn giản nhưng cực hiệu quả nhé!
4.1 Hướng dẫn cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước
Dưới đây là một số hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước mà bạn có thể dễ dàng tham khảo.
- Luôn giữ da của trẻ sạch sẽ: Làm da những vùng da xuất hiện mụn nước bằng nước ấm và xà phòng nhẹ hàng ngày. Hãy nhớ không sử dụng xà phòng quá mạnh hoặc có hương liệu để tránh làm kích thích da của bé.
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát: Sử dụng các loại quần áo thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để hạn chế làn da nổi mụn nước bị kích ứng. Đồng thời, nên giặt quần áo của trẻ bằng những sản phẩm chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, lành tính và không mùi.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu nốt mụn nước của trẻ nhỏ không giảm đi hoặc tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được đánh giá và hướng dẫn điều trị thích hợp và kịp thời.
4.2 Những điều không nên làm
Bạn cũng cần lưu ý một số điều không nên làm trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh nổi mụn nước để hạn chế kích ứng và khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp, đặc biệt trong khoảng thời gian ánh nắng mặt trời mạnh nhất (từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều).
- Hạn chế trẻ gãi nốt mụn. Trẻ sơ sinh thường khó có thể kiểm soát việc gãi nốt mụn. Tuy nhiên, bạn có thể đeo bao tay cho bé để hạn chế bé gãi vùng nổi mụn, gây tổn thương da và nhiễm trùng.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng ở trẻ em như phấn hoa, lông chó, lông mèo,...
4.3 Điều trị mụn nước ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Điều trị mụn nước ở trẻ sơ sinh như thế nào để đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn cho bé?
Trước hết, để việc điều trị đạt hiệu quả bạn cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mụn nước của bé.
Đối với các trường hợp bị nổi mụn ở mức độ nhẹ, chú ý vệ sinh và có chế độ sinh hoạt hợp lý cho bé mụn sẽ có thể tự hết. Còn trong trường hợp mụn trở nặng, cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. [1]
Tổng kết
Bestme đã chia sẻ nguyên nhân, cũng như những phương pháp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh nổi mụn nước cho bố mẹ tham khảo. Hy vọng với những thông tin này, trẻ có thể nhanh chóng hết mụn và lấy lại làn da mịn màng, khỏe mạnh.
Tiếp tục đón đọc những bài viết khác của Bestme để cập nhật thêm thông tin làm đẹp mới nhất nhé!
Thông tin tham khảo:
[1] https://dermnetnz.org/topics/blisters-and-pustules-in-neonates