Mụn thâm tụ máu có tự hết không? Làm sao để hết nhanh nhất?
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 25/10/2023, 15:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 25/10/2023, 15:01 (+07:00)
1. Mụn thâm tụ máu là gì?
2. Nguyên nhân gây mụn thâm tụ máu
3. Mụn thâm tụ máu có tự hết không?
4. Làm sao để hết mụn thâm tụ máu?
4.1 Sử dụng thuốc không kê đơn
4.2 Dùng thuốc trị mụn thâm tụ máu kê đơn
4.3 Phương pháp can thiệp y tế
4.4 Chăm sóc tại nhà
*Cách trị mụn thâm tụ máu bằng mặt nạ nguyên liệu tự nhiên
*Chườm đá trị mụn thâm đen tụ máu
*Sử dụng muối hồng Himalaya giảm mụn thâm đỏ tụ máu
5. Lưu ý giúp phòng ngừa và trị mụn thâm tụ máu hiệu quả
Kết luận
Mụn thâm tụ máu khi xuất hiện trên da không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn gây ra cảm giác đau nhức và không thoải mái cho người bệnh. Vì vậy, việc loại bỏ chúng trong thời gian sớm là hết sức cần thiết. Để giải đáp câu hỏi mụn thâm tụ máu có tự hết không và cách điều trị nào hiệu quả, hãy cùng Bestme khám phá thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Mụn thâm tụ máu là gì?
Mụn thâm tụ máu là tình trạng mụn bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, gây viêm và xuất hiện máu bên trong. Mặc dù bề ngoài trông giống như các vết thâm, nhưng thực chất, nhân mụn vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn, với vi khuẩn viêm vẫn còn tồn tại bên trong.
Mặc dù mụn máu thâm không đe dọa đến sức khỏe, chúng vẫn gây ảnh hưởng lớn đến ngoại hình của người mắc phải. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, mụn có thể gây viêm nhiễm sâu bên trong, làm tăng tình trạng mụn trở lên nghiêm trọng hơn hoặc để lại sẹo, khiến da trở nên lồi lõm và sần sùi.
![mun-tham-tu-mau-co-tu-het-khong-lam-sao-de-het-nhanh-nhat-1 Mụn thâm tụ máu có tự hết không? Làm sao để hết nhanh nhất? - 1](https://cdn.bestme.vn/images/bestme/mun-tham-tu-mau-co-tu-het-khong-lam-sao-de-het-nhanh-nhat-1.jpg)
2. Nguyên nhân gây mụn thâm tụ máu
Nguyên nhân gây ra vấn đề da liễu này có thể kể tới:
- Nặn mụn không đúng cách: Sử dụng lực quá mạnh khi nặn mụn gây tổn thương, tạo ra các vết thâm và tích tụ máu bên trong mụn.
- Rối loạn nội tiết: Sự tăng nội tiết tố androgen kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu, gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng.
- Bị bội nhiễm: Vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài làm mụn bị viêm nhiễm nặng, gây sưng tấy, tụ máu và đau nhức.
- Chăm sóc da không đủ sạch: Da không được làm sạch sâu, vi khuẩn, bụi bẩn và tế bào chết tích tụ lâu ngày không được loại bỏ, đây cũng là một nguyên nhân hình thành mụn.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn quá nhiều đồ cay, dầu mỡ và tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể có thể làm tăng tình trạng mụn, làm cho nó trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ảnh hưởng của mỹ phẩm: Sử dụng mỹ phẩm chứa các chất gây kích ứng hoặc độc hại cho da hoặc trang điểm quá kỹ mà không chú ý đến việc làm sạch, cũng có thể làm cho mụn chuyển thành mụn bọc và gây tụ máu.
![mun-tham-tu-mau-co-tu-het-khong-lam-sao-de-het-nhanh-nhat-2 Mụn thâm tụ máu có tự hết không? Làm sao để hết nhanh nhất? - 2](https://cdn.bestme.vn/images/bestme/mun-tham-tu-mau-co-tu-het-khong-lam-sao-de-het-nhanh-nhat-2.jpg)
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác: Ảnh hưởng của stress, mất ngủ, sống trong môi trường ô nhiễm, bụi bẩn…
3. Mụn thâm tụ máu có tự hết không?
Mụn máu thâm có thể tự hết trong trường hợp nhẹ và không bị viêm nhiễm nặng, khi đó máu bị hút ra khỏi mụn và vết thâm sẽ dần mờ đi theo thời gian. Thời gian cần thiết cho quá trình này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Tuy nhiên, trong trường hợp mụn thâm tụ máu gây viêm nhiễm, sưng tấy hoặc kéo dài thời gian mà không giảm nhẹ đi bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị đúng cách, kịp thời.
4. Làm sao để hết mụn thâm tụ máu?
Dưới đây là một số cách điều trị mụn thâm bị tụ máu bạn có thể tham khảo:
4.1 Sử dụng thuốc không kê đơn
Có nhiều phương pháp điều trị bằng thuốc không đòi hỏi kê đơn cho các loại mụn khác nhau, bao gồm cả mụn thâm và mụn tụ máu:
- Retinoids tại chỗ: Đây là những loại thuốc chứa thành phần chính là vitamin A, giúp giảm sản xuất dầu trong da và ngăn chặn việc lỗ chân lông bị tắc.
- Axit salicylic: Loại axit này giúp loại bỏ các tế bào da chết và tác động hiệu quả đặc biệt trên mụn không bị viêm, như mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
![mun-tham-tu-mau-co-tu-het-khong-lam-sao-de-het-nhanh-nhat-3 Mụn thâm tụ máu có tự hết không? Làm sao để hết nhanh nhất? - 3](https://cdn.bestme.vn/images/bestme/mun-tham-tu-mau-co-tu-het-khong-lam-sao-de-het-nhanh-nhat-3.jpg)
⚡⚡⚡Tham khảo thêm: Hoạt chất trị thâm mụn
4.2 Dùng thuốc trị mụn thâm tụ máu kê đơn
Trong trường hợp nặng hơn sẽ cần điều trị đến một số loại thuốc kê đơn của bác sĩ như:
- Kháng sinh: Thường được sử dụng hàng ngày dưới dạng viên hoặc có thể được bôi trực tiếp lên da để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm.
- Thuốc tránh thai: Một số bạn gái có thể được chỉ định sử dụng thuốc tránh thai nhằm kiểm soát nồng độ hormone và làm sạch da. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tránh thai như một phương pháp điều trị mụn thâm tụ máu nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Spironolactone: là một loại thuốc có công dụng chính là tiêu viêm, diệt khuẩn và giảm dầu thừa trên da. Tuy nhiên, loại thuốc này mang theo nguy cơ gây ra tác dụng phụ, do đó người dùng cần phải cực kỳ chú ý khi sử dụng.
- Isotretinoin: Là một loại thuốc retinoid thường được kê toa và sử dụng liên tục trong khoảng thời gian từ 4 đến 5 tháng. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng và thường chỉ được kê toa cho những người mắc phải mụn ở mức độ nặng.
4.3 Phương pháp can thiệp y tế
Bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp can thiệp y tế cho người mắc các tình trạng mụn thâm tụ máu và các loại mụn khác ở mức độ nghiêm trọng. Các phương pháp này bao gồm:
- Điều trị bằng laser: Sử dụng laser trị thâm mụn tập trung vào các vùng da nổi mụn có thể giảm hoặc loại bỏ vi khuẩn gây mụn khỏi da.
- Microdermabrasion: Phương pháp này nhằm loại bỏ lớp da trên cùng để giảm mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
![mun-tham-tu-mau-co-tu-het-khong-lam-sao-de-het-nhanh-nhat-4 Mụn thâm tụ máu có tự hết không? Làm sao để hết nhanh nhất? - 4](https://cdn.bestme.vn/images/bestme/mun-tham-tu-mau-co-tu-het-khong-lam-sao-de-het-nhanh-nhat-4.jpg)
4.4 Chăm sóc tại nhà
Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể thử áp dụng để làm sáng da và giảm thiểu mụn thâm tụ máu tại nhà:
*Cách trị mụn thâm tụ máu bằng mặt nạ nguyên liệu tự nhiên
Đắp mặt nạ từ nguyên liệu tự nhiên không chỉ giúp làm sạch và dưỡng da một cách tự nhiên mà còn giúp giảm nguy cơ kích ứng da do các chất hóa học. Dưới đây là một số nguyên liệu tự nhiên phổ biến mà bạn có thể sử dụng để tạo mặt nạ:
- Mật ong: Là một chất dưỡng ẩm tuyệt vời và có khả năng làm dịu da. Nó giúp làm mềm và làm sạch da, đồng thời còn chứa các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn lão hóa da.
- Nha đam: Có nhiều lợi ích cho da, bao gồm khả năng giảm viêm, làm mát và giảm đau. Ngoài ra, mặt nạ giảm thâm mụn từ nha đam còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho da.
- Trứng: Đặc biệt là lòng đỏ trứng, là nguồn protein tốt giúp tái tạo da và giảm viêm.
- Bã cà phê: Bã cà phê có khả năng loại bỏ tế bào chết và làm sáng da, đồng thời còn giúp se lỗ chân lông.
*Chườm đá trị mụn thâm đen tụ máu
Đá lạnh có khả năng làm tan máu bầm, cải thiện lưu thông máu và se khít lỗ chân lông, nhiệt độ lạnh của đá còn giúp giảm đau và làm giảm sưng viêm do mụn gây ra. Để áp dụng phương pháp này, bạn có thể chuẩn bị một ít đá lạnh trong một túi chườm.
Trước khi sử dụng, hãy rửa mặt thật sạch sau đó đắp túi đá lên da khoảng 10 phút. Lặp lại quy trình này mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ nhanh chóng các nốt mụn.
![mun-tham-tu-mau-co-tu-het-khong-lam-sao-de-het-nhanh-nhat-5 Mụn thâm tụ máu có tự hết không? Làm sao để hết nhanh nhất? - 5](https://cdn.bestme.vn/images/bestme/mun-tham-tu-mau-co-tu-het-khong-lam-sao-de-het-nhanh-nhat-5.jpg)
*Sử dụng muối hồng Himalaya giảm mụn thâm đỏ tụ máu
Thành phần của muối bao gồm hàm lượng cao các khoáng chất như sắt, magiê, đồng, canxi và phospho. Sử dụng muối có thể giúp rửa các vết thương mụn tụ máu và làm giảm màu bầm của chúng, đồng thời cải thiện tình trạng da nhanh chóng.
5. Lưu ý giúp phòng ngừa và trị mụn thâm tụ máu hiệu quả
Để phòng ngừa và trị mụn thâm tụ máu hiệu quả, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Rửa mặt hai lần một ngày để loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn và vi khuẩn. Bạn nên sử dụng sữa rửa mặt phù hợp với loại da của mình để tránh gây kích ứng.
- Tránh nặn mụn để ngăn chặn viêm nhiễm và tụ máu bên trong mụn.
- Chọn các sản phẩm chăm sóc da chứa chất chống viêm như niacinamide, salicylic acid hoặc retinol để giảm viêm và ngăn chặn sự hình thành của mụn.
- Sử dụng mặt nạ từ các nguyên liệu tự nhiên để giúp làm sạch, dưỡng ẩm và giảm viêm cho da.
- Ăn đủ loại thức ăn giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa để giữ cho da khỏe mạnh.
- Ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, stress kéo dài.
- Che chắn kỹ khi đi ra ngoài để bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.
![mun-tham-tu-mau-co-tu-het-khong-lam-sao-de-het-nhanh-nhat-6 Mụn thâm tụ máu có tự hết không? Làm sao để hết nhanh nhất? - 6](https://cdn.bestme.vn/images/bestme/mun-tham-tu-mau-co-tu-het-khong-lam-sao-de-het-nhanh-nhat-6.jpg)
Kết luận
Trên đây Bestme đã tổng hợp những thông tin chi tiết về tình trạng mụn thâm tụ máu, hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn nắm vững nguyên nhân gây ra mụn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Đừng quên theo dõi Bestme để cập nhật nhiều kinh nghiệm và mẹo hữu ích hơn về chăm sóc và làm đẹp da hàng ngày nhé!