Nhận biết dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Thời gian xuất bản: Thứ năm, 21/10/2021, 09:42 (+07:00)
Tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh thường gặp ở các mẹ bầu nhưng không có triệu chứng rõ ràng. Nếu không được kiểm soát thì bệnh đái tháo đường trong thời kỳ mang thai sẽ gây ra nhiều vấn đề cho cả mẹ và thai nhi. Nguy cơ mắc tiểu đường sẽ tăng cao ở trong giai đoạn nửa cuối thai kỳ.
Vậy có những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối nào dễ nhận biết, hãy cùng Bestme tìm hiểu nhé!
1. Tỷ lệ mắc tiểu đường thai kỳ
Cơ thể của người mẹ khi mang thai đã bắt đầu có những thay đổi về nội tiết tố và các hoạt động của tế bào trong cơ thể. Đó cũng là nguyên nhân khiến việc sử dụng glucose của các tế bào bị suy giảm. Lượng đường trong máu tăng cao chính là khởi đầu của bệnh tiểu đường thai kỳ.
1.1 Tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu
Khi ở trong giai đoạn đầu của thai kỳ, các mẹ bầu thường sẽ bổ sung thêm nhiều thực phẩm với ý nghĩ rằng điều đó sẽ tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ gây ra một số hệ lụy như:
Ở giai đoạn đầu, thai phụ luôn được tầm soát để kiểm tra sức khỏe
Ăn quá nhiều đồ ngọt: Tỷ lệ thai kỳ đầu khoảng 3 tháng có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn các giai đoạn khác là do một số bà mẹ vì nghén và cung cấp quá nhiều đồ ngọt trong khoảng thời gian đầu mà không để ý đến liều lượng.
Rối loạn trao đổi chất: Quá trình bài tiết chất insulin có thể bị ức chế và từ đó lượng đường nhận được từ các thức ăn người mẹ đưa vào cơ thể có thể bị vượt mức cần thiết.
1.2 Tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa
Khoảng thời gian giữa thai kỳ các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng có tỷ lệ khá cao. Và nguyên nhân chưa được xác thực rõ ràng. Khi các mẹ đã trải qua các cơn ốm nghén, và bắt đầu hành trình cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, rất có thể vì vấn đề dinh dưỡng chưa được kiểm soát tốt, tỷ lệ tiểu đường thai kỳ sẽ có thể tăng nhanh ở khoảng thời gian này.
1.3 Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Đây là thời điểm có nguy cơ cao nhất. Và các thai phụ luôn được chỉ định kiểm tra đái tháo đường ở thời điểm này.
Trong suốt thời gian mang thai, có nhiều thay đổi trong cơ thể người mẹ. Chúng ta không thể chắc chắn được rằng, thời điểm nào có nguy cơ cao hay thấp. Vì thế, các mẹ hãy thường xuyên kiểm tra thai kỳ đúng lịch để có thể can thiệp kịp thời nhé.
2. Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
Với những tháng đầu thai kỳ, tiểu đường thai kỳ chưa được xác định rõ ràng. Nhưng bạn cần để ý nếu cơ thể có những biểu hiện sau đây.
2.1 Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu
Uống nước nhiều và hay đi tiểu đêm. Cơ thể người mẹ những tháng đầu sẽ có hiện tượng ốm nghén.
Có cảm giác hay khô miệng.
Cơ thể có sự mệt mỏi kéo dài
Huyết áp có dấu hiệu tăng cao ở mức thường xuyên.
Khi nhận ra các triệu chứng này, bạn hãy thông báo với bác sĩ sản khoa
2.2 Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa
Thai nhi đã bắt đầu hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn, việc cung cấp thực phẩm cho cơ thể chính là dấu hiệu nhanh nhất để có thể phát hiện ra đái tháo đường thai kỳ kịp thời.
Cơ thể người mẹ bắt đầu có xu hướng thèm ăn và mau đói. Có thể trước đó bạn vừa cung cấp một lượng lớn thức ăn vào cơ thể, nhưng nhanh chóng đã thấy đói, đòi hỏi bạn phải nạp thêm thức ăn.
Có thể bị sụt cân nghiêm trọng, trong khi khoảng thời gian này bạn phải tăng cân lên vì đã qua giai đoạn ốm nghén.
2.3 Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Thai phụ trong giai đoạn cuối thai kỳ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ khá lớn. Kèm theo đó là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ khá rõ ràng như:
Hiện tượng mắt bị mờ trong khoảng thời gian ngắn. Ban đầu có thể nhầm lẫn do làm việc quá nhiều với môi trường máy tính. Nhưng thực chất, tình trạng này kéo dài thì người mẹ cần kiểm tra và thăm khám với bác sĩ nhanh chóng nhé.
Thiếu năng lượng mà không rõ nguyên nhân dù đã vận động thể thao đầy đủ, cung cấp thức ăn đúng bữa.
3. Đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Bất kỳ phụ nữ nào trong thời kỳ mang thai cũng có thể bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, một số đối tượng sau sẽ dễ bị mắc căn bệnh này hơn.
Các sản phụ > 35 tuổi thường có nguy cơ cao hơn người mang thai nhỏ tuổi hơn.
Đã có tiền sử bị đái tháo đường ở giai đoạn thai kỳ trước
Phụ nữ có những tiền sử sản khoa như sinh non, sảy thai sẽ có tỷ lệ mắc tiểu đường thai kỳ giai đoạn cuối cao hơn.
Những sản phụ bị buồng trứng đa nang cũng rơi vào nhóm có nguy cơ cao bị tình trạng đái tháo đường thai kỳ.
4. Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ cùng biến chứng tiểu đường
Trong khoảng thời gian 3 tháng đầu, những biểu hiện của tiểu đường thai kỳ rất mờ nhạt nên các mẹ bầu không thể nhận biết được. Bệnh sẽ phát triển âm thầm và biến chuyển nặng hơn nếu chúng ta không có những biện pháp phát hiện kịp thời như:
Kiểm tra và thông báo tình trạng trong gia đình có người thân bị đái tháo đường với bác sĩ sản khoa để có được những bước kiểm tra đầu tiên vào thời kỳ đầu
Giữ thói quen ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, hạn chế chất béo và đường theo lời khuyên của bác sĩ.
Thường xuyên vận động cơ thể để có thể giúp máu lưu thông tốt, và quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng được vận hành thuận lợi hơn.
5. Thực phẩm chức năng bột giảm đường huyết DHC
Thấu hiểu được vấn đề này, DHC đã nghiên cứu và đưa ra thị trường thực phẩm chức năng bột giảm đường huyết, có khả năng giảm bớt nguy cơ tiểu đường thai kỳ cho các bà mẹ.
Thực phẩm chức năng giảm đường huyết của DHC
Thực phẩm chức năng với nguyên liệu chính là thực vật Guar Gum, một loài thực vật họ đậu đến từ Ấn Độ. Guar Gum nổi bật với tác dụng chính là có thể hạn chế chỉ số đường huyết tăng cao sau khi thức ăn được đưa vào cơ thể.
Thông thường, các tế bào sẽ sử dụng phân tử đường trong máu để tạo ra năng lượng cho các hoạt động thường ngày. Tuy nhiên, do một số rối loạn trong quá trình mang thai khiến lượng đường bị tăng cao. Điều này làm cơ thể sản phụ có nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Và cơ chế hoạt động của Guar Gum phân giải sẽ giảm sự khuếch tán của các phân tử nước tự do này nhằm hạn chế hoạt động của lượng đường, hỗ trợ làm ổn định đường huyết của các mẹ bầu.
Tổng kết
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các nhận biết dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối. Mong rằng sau bài viết, bạn sẽ có thêm thông tin về bệnh lý này. Hãy sử dụng những thực phẩm có thể hỗ trợ cơ thể giảm bớt lượng đường có trong máu để cơ thể người mẹ và em bé đều được an toàn hơn nhé.