Tổng quan bệnh tiểu đường và những điều cần biết
Thời gian xuất bản: Thứ sáu, 24/09/2021, 09:42 (+07:00)
Trong những năm gần đây, số lượng người mắc bệnh tiểu đường có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Do đó, việc trang bị những kiến thức cơ bản về căn bệnh này như khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng.. sẽ giúp phòng tránh và điều trị một cách hiệu quả. Cùng Bestme tìm hiểu quả những thông tin hữu ích sau đây để giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả.
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường còn có tên gọi khác là đái tháo đường. Đây là một căn bệnh mãn tính, biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả 2.
Bệnh nhân bệnh tiểu đường có chỉ số đường huyết cao hơn mức bình thường
Khi mắc bệnh này, cơ thể sẽ không thể tự chuyển hóa tinh bột thành năng lượng. Thay vào đó tinh bột sẽ tích trữ, tồn đọng lại trong máu dẫn đến đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nhiều tổn thương nguy hiểm khác như: mắt, thận, dây thần kinh...
2. Phân loại bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường được phân thành 4 loại thường gặp. Mỗi loại sẽ có những biểu hiện và khả năng tổn hại khác nhau. Bao gồm:
2.1 Bệnh tiểu đường type 1
Các triệu chứng là: Uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, sụt cân mất kiểm soát
Trong số các bệnh nhân tiểu đường thì tiểu đường type chiếm khoảng 7 – 10%. Trước đây thiếu niên là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh này nhất. Tuy nhiên về sau này, nhóm đối tượng nhiễm bệnh càng lúc càng trẻ hóa.
2.2 Bệnh tiểu đường type 2
Đây là bệnh có ít triệu chứng. Thông thường chúng sẽ xuất hiện dấu hiệu trùng lặp với tiểu đường type 1 là sụt cân. Chỉ khi đi xét nghiệm thì mới có thể nhận được đáp án chính xác nhất.
Bệnh tiểu đường type thường có biểu hiện không rõ ràng
Có đến 90% nhóm người tuổi trung niên nhiễm bệnh này. Vì vậy tiểu đường type 2 còn được gọi là “bệnh của người cao tuổi”.
2.3 Bệnh tiểu đường type 3
Rơi vào giai đoạn này, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng mới là mất trí nhớ, lú lẫn, không còn khả năng hình thành vùng ký ức... Không những khó phát hiện mà vấn đề điều trị căn bệnh này cũng không hề dễ dàng. So với type 1, type 2 thì khả năng kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường type 3 thấp hơn 2 lần.
2.4 Bệnh tiểu đường type 4
Bệnh tiểu đường type 4 cũng là bệnh tiểu đường giai đoạn cuối với nhiều biểu hiện trở nặng như: suy tim, suy thận, liệt dạ dày, loét bàn chân, xuất huyết võng mạc... Trong giai đoạn này người bệnh phải cùng lúc đối diện với nhiều biến chứng đe dọa mạng sống.
3. Nguyên nhân bệnh tiểu đường
Hiện nay nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường vẫn chưa được xác minh rõ ràng. Các yếu tố như: di truyền, lối sống thiếu lành mạnh, béo phì, ăn nhiều thịt đỏ... đều là những tác động có nguy cơ cao gây bệnh tiểu đường.
Bệnh lý tiểu đường tuýp 1 xảy ra do tuyến tụy không còn đủ khả năng sản xuất ra lượng insulin cần thiết. Chính vì vậy mà glucose không thể đi vào tế bào thực hiện dự trữ năng lượng làm ảnh hưởng đến glucose trong máu tăng cao.
Trong khi đó, bệnh tiểu đường tuýp 2 hình thành là do cơ thể rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Đặc điểm tương tự như tiểu đường tuýp 1 là tăng glucose huyết do khả năng tiết insulin bị khiếm khuyết. Điều này gây ra nhiều tổn thương ở nhiều cơ quan, đặc biệt là: tim, máu, hệ thần kinh...
Bệnh tiểu đường có thể do di truyền
4. Bệnh tiểu đường xuất hiện ở độ tuổi nào?
Phần lớn bệnh tiểu đường thường gặp ở người lớn tuổi, trên 40 tuổi. Phổ biến nhất là người ở tuổi 45 – 65 tuổi. Tuy nhiên hiện nay nhóm đối tượng nhiễm bệnh đã không còn khoanh vùng mà ngày càng mở rộng. Rất nhiều bạn trẻ ngày nay cũng nhiễm bệnh này do sự phát triển nhanh chóng của thức ăn nhanh, nước ngọt...
5. Triệu chứng bệnh tiểu đường là gì?
Mọi người có thể tự nhận biết mình có bệnh tiểu đường hay không thông qua các triệu chứng:
Ăn nhiều
Uống nhiều nước
Thường xuyên đi tiểu
Sụt cân nhanh chóng
Thường xuyên mệt và đói
Thị lực giảm sút...
6. Cách phòng tránh bệnh tiểu đường
Trước khi quá muộn mọi người đều nên tự ý thức phòng tránh bệnh tiểu đường bằng cách:
Ăn nhiều rau củ quả giúp phòng tránh được bệnh tiểu đường
Ăn nhiều trái cây tươi, rau củ quả
Hạn chế ăn các món thực phẩm chế biến sẵn
Tập thói quen uống nhiều nước lọc xen lẫn cà phê và trà với liều lượng vừa phải
Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe
Không nên uống nước ngọt có ga, không uống rượu bia, không hút thuốc...
7. Sản phẩm giúp hạ đường huyết DHC Blood Sugar Fiber
DHC Blood Sugar Fiber là thực phẩm giúp bảo vệ sức khỏe, giúp làm giảm đường huyết cho người nhiễm bệnh hiệu quả. Mặc dù sản phẩm không phải là thuốc, không thể thay thế thuốc chữa bệnh nhưng khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của DHC Blood Sugar Fiber rất tốt.
Thành phần của DHC Blood Sugar Fiber chủ yếu là Guar gum thủy phân, carbohydrate, chất xơ… Mang tới công dụng giảm hấp thu đường và giảm nguy cơ tăng đường huyết sau mỗi bữa ăn, giúp hạn chế chỉ số đường huyết tăng cao sau ăn (đã được thử nghiệm lâm sàng).
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giảm đường huyết DHC Blood Sugar Fiber
Nhóm người bệnh có nguy cơ mắc bệnh đường huyết và người bị bệnh tiểu đường đều có thể sử dụng sản phẩm. Cứ 4 người thì sẽ có 1 người mắc bệnh tiểu đường do thói quen sinh hoạt, có DHC Blood Sugar Fiber sẽ hỗ trợ kiểm soát thói quen ăn uống của bạn ổn định hơn.
Tổng kết
Hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa, đối phó một cách tốt nhất. Hy vọng qua bài trên, Bestme đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh mãn tính này. Thay vì phải học cách đối diện với hiểm họa tiềm ẩn cho sức khỏe, hãy luôn nâng cao tinh thần đề phòng căn bệnh này ngay từ đầu bạn nhé!