Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Cách nhận biết và phòng tránh
Thời gian xuất bản: Thứ sáu, 01/10/2021, 09:42 (+07:00)
Tại Việt Nam, số người mắc bệnh tiểu đường đang ngày một gia tăng. Đa số các bệnh nhân khi đã được chẩn đoán tiền tiểu đường, một thời gian sau đó đều mắc bệnh tiểu đường type 2. Hãy cùng Bestme tìm hiểu cụ thể hơn về chứng bệnh này cũng như cách nhận biết và phòng tránh hiệu quả nhé!
1. Tìm hiểu về bệnh tiểu đường tuýp 2
1.1 Bệnh tiểu đường type 2 là gì?
Bệnh tiểu đường type 2 còn được biết với tên gọi phổ biến là bệnh đái tháo đường type 2. Đây là bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa carbohydrate có đặc điểm tăng glucose máu. Tình trạng này bắt nguồn từ 2 lý do: tuyến tụy tiết insulin không đủ hoặc cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả.
Tiểu đường type 2 bắt nguồn từ 2 lý do: tuyến tụy tiết insulin không đủ hoặc cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả
Insulin chính là cầu nối đưa glucose vào bên trong tế bào để sản sinh ra năng lượng cho cơ thể. Khi cơ thể bị khiếm khuyết insulin, glucose không được đưa đầy đủ vào tế bào khiến tế bào không đủ năng lượng, điều này làm lượng glucose trong máu tăng cao.
1.2 Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2
Có rất nhiều nguyên nhân được xem là khả năng cao trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2:
Béo phì: Những người thừa cân, béo phì thường có lượng đường trong máu cao những cơ thể không có nhu cầu sử dụng. Lúc này, lượng insulin trong cơ thể cũng tăng cao nhưng không được sử dụng sẽ thúc đẩy quá trình đề kháng insulin, dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.
Tiền đái tháo đường: Đây là tình trạng rối loạn dung nạp glucose nhưng chưa đến mức chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, nếu lượng glucose vẫn tiếp tục không được kiểm soát hợp lý, khoảng 50% người bệnh sẽ tiến triển thành đái tháo đường type 2 sau từ 5 đến 10 năm.
Di truyền: Nếu tiền sử gia đình có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh đái tháo đường type 2, nguy cơ bạn cũng mắc bệnh tiểu đường type 2 là rất cao. Gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh tiểu đường type 2.
Rối loạn lipid máu: Những người rối loạn lipid máu sẽ có nguy cơ cao đề kháng insulin. Điều này gián tiếp dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2
1.3 Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2
Dưới đây là một số triệu chứng mà người bệnh đái tháo đường tuýp 2 thường gặp nhất.
Đi tiểu nhiều: Đi tiểu quá nhiều lần trong ngày là một dấu hiệu điển hình cho thấy lượng đường trong nước tiểu cao, ảnh hưởng đến đường tiết niệu.
Thường xuyên khát nước, khô miệng: Việc đi tiểu nhiều sẽ dẫn đến tăng nhu cầu sử dụng nước để bù đắp lại lượng nước đã thất thoát. Chính cơ chế này kích thích làm người bệnh cảm thấy khát nước và dễ dẫn đến tình trạng khô miệng.
Nhanh đói: Một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác thèm ăn. Do đó, khi nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói đến nhanh và diễn ra nhiều lần trong ngày.
Cân nặng lên xuống bất thường: Bệnh nhân tiểu đường type 2 thường có thể trạng béo, tuy nhiên, khi đường huyết tăng không kiểm soát họ có thể gặp tình trạng sụt cân không rõ nguyên nhân.
Đau hoặc tê bàn tay, chân: Đây là một dấu hiệu thần kinh của bệnh tiểu đường. Trường hợp nhẹ có thể chỉ là cảm giác tê thoáng qua. Tuy nhiên, khi tổn thương thần kinh nặng có thể khiến bàn tay, chân bị sưng, đau…
1.4 Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không?
Bệnh tiểu đường type 2 có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng với tác hại khôn lường nên đây được xem là căn bệnh nguy hiểm. Trong số đó, có thể kể đến các biến chứng phổ biến như suy thận hoặc xơ vữa động mạch dẫn đến đau tim, đột quỵ.
Bên cạnh đó, lượng glucose trong máu tăng có thể gây tổn thương dây thần kinh ngoại biên, gây ngứa, tê và đau bàn tay, bàn chân hoặc thậm chí là biến chứng võng mạc đái tháo đường đến đến tổn thương thị lực.
Tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ gây nên các biến chứng nguy hiểm
2. Cách phòng tránh bệnh tiểu đường tuýp 2
Thường xuyên tập luyện thể thao
Đây chính là cách hiệu quả giúp bạn duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên có tác dụng giảm đường huyết hiệu quả hơn so với việc dùng thuốc.
Giảm lượng thức ăn có hàm lượng chất bột, đường cao
Bằng cách giảm lượng đường trong chế độ ăn uống, người bệnh sẽ kiểm soát tốt đường huyết.
Thay thế chất béo có hại bằng chất béo tốt
Sử dụng chất béo có lợi như omega-3, dầu olive hoặc acid oleic trong dầu cá có tác dụng chống viêm, làm giảm đề kháng insulin hiệu quả.
3. Giới thiệu bột giảm đường huyết DHC
Bên cạnh chế độ ăn uống và tập luyện, bạn có thể phòng ngừa bệnh đái tháo đường type 2 với thực phẩm chức năng. Bột giảm đường huyết DHC Blood Sugar Fiber chứa thủy tinh xơ thực vật Guar Gum có nguồn gốc từ đậu. Thành phần này được chứng minh có khả năng hạn chế chỉ số đường huyết tăng cao, đồng thời cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột. Nhờ đó, bạn vừa phòng tránh được bệnh đái tháo đường, vừa ngăn chặn táo bón và kiết lị.
Bột giảm đường huyết DHC Blood Sugar Fiber
Sử dụng sản phẩm hàng ngày sẽ giúp bạn an tâm hơn với các bữa ăn vì DHC Blood Sugar Fiber giúp chỉ số đường huyết sau ăn không bị tăng cao. Hiệu quả này có được là nhờ cơ chế hoạt động của thành phần Guar Gum phân giải có trong sản phẩm. Guar Gum phân giải có nhiều ưu điểm, tác dụng hơn những thủy dịch tính xơ thực vật khác và được biết đến nhiều bởi tác dụng hạn chế chỉ số đường huyết tăng cao sau ăn.
Tổng kết
Các chia sẻ của Bestme về tiểu đường type 2 giúp bạn nhận diện được những ai có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Từ đó, chúng ta có những thay đổi trong lối sống để phòng ngừa trước căn bệnh mạn tính này. Hãy chia sẻ cho người thân để cùng nhau tránh xa bệnh tiểu đường type 2 bạn nhé!