Vitamin B7 (Biotin) là gì? 9 tác dụng của Biotin và nguồn bổ sung hữu ích
Thời gian xuất bản: Thứ sáu, 27/11/2020, 09:44 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ năm, 25/07/2024, 13:49 (+07:00)
1. Vitamin B7 là gì?
2. 9 tác dụng của biotin với sức khỏe là gì?
2.1. Phát triển bào thai
2.2. Hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường
2.3. Trị phát ban da ở trẻ sơ sinh
2.4. Biotin có tác dụng gì cho da
2.5. Tốt cho chức năng não bộ, cải thiện khả năng nhận thức
2.6. Tốt cho tóc và móng tay
2.7. Chống trầm cảm
2.8. Bệnh đa xơ cứng
2.9. Tốt cho tim mạch
3. Liều lượng vitamin B7 khuyến nghị mỗi ngày
4. Nguồn bổ sung vitamin B7
4.1 Thực phẩm tự nhiên
4.2 Thực phẩm chức năng
5. Thiếu vitamin B7
5.1 Đối tượng dễ bị thiếu vitamin B7
5.2 Thiếu vitamin B7 gây ra tình trạng gì?
6. Bổ sung vitamin B7 quá nhiều có sao không?
Tổng kết
Vitamin B7 hay còn gọi là Biotin là một thành phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tế bào, thường được sử dụng trong thực phẩm chức năng và mỹ phẩm giúp chăm sóc da và tóc. Vậy vitamin B7 có tác dụng gì? Bổ sung vitamin B7 từ đâu? Cùng Bestme tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Vitamin B7 là gì?
Vitamin B7 (có tên gọi khác vitamin H hoặc Biotin) là một loại vitamin tan trong nước giúp chuyển hóa chất béo, carbohydrate và protein trong thực phẩm nhờ các enzym bên trong cơ thể. Các enzym này còn tham gia vào việc tổng hợp các axit béo, axit amin isoleucine và valine.
Vitamin B7 hay còn gọi là biotin giúp chuyển hóa các chất trong cơ thể
Vitamin B7 cũng giúp duy trì một hệ thần kinh khỏe mạnh và chăm sóc sức khỏe móng tay, tóc và da. Sự thiếu hụt vitamin B7 có thể dẫn đến rụng tóc và các vấn đề về da, tuy nhiên tình trạng này thường ít xảy ra.
Vì cơ thể không thể tự tổng hợp được vitamin B7 nên chúng ta cần phải bổ sung từ các nguồn bên ngoài để đáp ứng đủ liều lượng mà cơ thể cần.
2. 9 tác dụng của biotin với sức khỏe là gì?
Là một loại vitamin quan trọng, nạp đủ hàm lượng biotin cần thiết cho cơ thể sẽ mang lại một số tác dụng như:
2.1. Phát triển bào thai
Thiếu hụt biotin có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, nghiêm trọng hơn là gây ra một số dị tật bẩm sinh ở trẻ em.
Do đó, mẹ bầu cần bổ sung hàm lượng biotin vừa đủ cùng một số chất dinh dưỡng khác để đảm bảo quá trình phát triển khỏe mạnh của bé con.
Biotin giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh
2.2. Hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường loại 2 có chỉ số lượng đường huyết tăng cao và chức năng của insulin bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, biotin có khả năng cân bằng đường huyết nhờ tác động lên insulin khiến chúng hoạt động dễ dàng hơn, nhờ đó mà giúp ổn định được lượng đường trong máu.
2.3. Trị phát ban da ở trẻ sơ sinh
Người thiếu biotin sẽ có hiện tượng da bị đỏ, phát ban và đóng vảy.
Vậy nên, để giảm thiểu tình trạng này, bạn hãy bổ sung biotin để chúng tác động lên việc chuyển hóa chất béo vì chất béo rất quan trọng với làn da.
2.4. Biotin có tác dụng gì cho da
Không chỉ giúp hạn chế bị phát ban da, biotin cũng có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá xuất hiện, nhiễm trùng nấm, giảm khô và nứt da nghiêm trọng.
Biotin hỗ trợ cải thiện sức khỏe làn da, giúp da khỏe mạnh và hạn chế nổi mụn
2.5. Tốt cho chức năng não bộ, cải thiện khả năng nhận thức
Biotin sẽ cùng với các vitamin nhóm B khác kết hợp với nhau tác động đến hệ thần kinh và giúp bảo vệ não bộ.
Từ đó sẽ ngăn ngừa được nguy cơ suy giảm nhận thức do lão hóa, phòng tránh một số biểu hiện rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer hoặc chứng mất trí.
Ngoài ra, các vitamin nhóm B và biotin cũng giúp bạn tăng cường năng lượng cũng như khả năng tập trung.
2.6. Tốt cho tóc và móng tay
Biotin đóng vai trò chủ yếu trong việc duy trì độ chắc khỏe của tóc và móng tay. Nếu để cơ thể thiếu hụt biotin thì bạn sẽ gặp một số triệu chứng như tóc và móng trở nên mỏng hơn, dễ gãy, tóc chẻ ngọn.
Bạn có thể thấy, các sản phẩm điều trị tóc yếu, thường xuyên gãy rụng, móng giòn đều có chứa biotin.
Bổ sung biotin để có được mái tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng
2.7. Chống trầm cảm
Bên cạnh khả năng tăng cường năng lượng, biotin còn có thể giúp bạn duy trì tinh thần lạc quan, từ đó hạn chế được tình trạng hay âu lo dẫn đến trầm cảm.
2.8. Bệnh đa xơ cứng
Một nghiên cứu thực hiện sử dụng biotin nồng độ cao trên 23 người bị bệnh đa xơ cứng. Kết quả cho thấy, hơn 90% số người tham gia có một số dấu hiệu thay đổi tích cực.
Ngoài ra, có đôi khi bác sĩ cũng sẽ kê đơn liều cao biotin thuốc để điều trị bệnh đa xơ cứng.
2.9. Tốt cho tim mạch
Các vitamin nhóm B, trong đó có biotin (vitamin B7) giữ một phần vai trò trong việc bảo vệ tim mạch khỏi các tác nhân gây các vấn đề về tim mạch như viêm nhiễm, xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.
Theo các nghiên cứu, khi kết hợp vitamin B7 cùng crom có thể giúp kiểm soát được mức cholesterol trong máu, biotin sẽ làm tăng mức cholesterol HDL tốt và làm giảm mức cholesterol LDL xấu.
Biotin giúp tăng mức cholesterol HDL tốt cho hệ tim mạch khỏe mạnh
3. Liều lượng vitamin B7 khuyến nghị mỗi ngày
Cũng như các loại vitamin nhóm B khác, để tận dụng tối đa các lợi ích của vitamin B7, cần sử dụng với liều lượng vừa đủ và duy trì hàng ngày. Trong một ngày, liều lượng uống vitamin B7 tùy thuộc vào độ tuổi của các đối tượng khác nhau, chẳng hạn:
- Trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi: 5 mcg/ngày.
- Trẻ từ 7 tháng - 3 tuổi: 6 - 8 mcg/ngày.
- Trẻ từ 4 - 13 tuổi: 12 - 20 mcg/ngày.
- Thanh thiếu niên: 25 mcg/ngày.
- Người trưởng thành và phụ nữ có thai: 30 mcg/ngày.
- Phụ nữ đang cho con bú: 35 mg/ngày.
Liều lượng vitamin B7 khuyến nghị mỗi ngày
Sử dụng đúng liều lượng đảm bảo cơ thể nhận được đủ các chất cần thiết giúp đạt được hiệu quả mong muốn. Bạn cũng không nên sử dụng quá ít hoặc quá nhiều biotin bởi chúng có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của một số đối tượng người sử dụng.
4. Nguồn bổ sung vitamin B7
Hầu hết hàm lượng vitamin B7 đều được cung cấp trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp cần bổ sung từ các thực phẩm chức năng và cần tuân theo các chỉ dẫn từ người có chuyên môn. Dưới đây là các nguồn bổ sung vitamin B7 dồi dào:
4.1 Thực phẩm tự nhiên
Các thực phẩm giàu biotin được bổ sung qua chế độ ăn uống hàng ngày giúp cơ thể hấp thụ tốt nhất. Một số loại thực phẩm chứa lượng vitamin B7 cao như:
Hạnh nhân
Trong hạt hạnh nhân chứa một lượng lớn vitamin B7 cần thiết cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, trong 30g hạt hạnh nhân tương đương với 1,32ug biotin. Thêm vào đó, chúng cung cấp thêm các nguyên tố vi lượng quan trọng như sắt và kẽm.
Mỗi ngày bạn nên ăn từ 5 - 10 hạt hạnh nhân có thể bổ sung đủ vitamin B7 cần thiết cho nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
30g hạt hạnh nhân tương đương với 1,32ug biotin
Hạt ngũ cốc
Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu vitamin nhóm B và thường được sử dụng trong chế độ ăn hàng ngày. Đặc biệt, vitamin B7 cùng với canxi và sắt có rất nhiều trong các loại ngũ cốc này.
Quá trình xay xát của ngũ cốc thường dẫn đến việc mất mát một phần vitamin nhóm B do chúng nằm chủ yếu trong lớp vỏ bên ngoài. Vì thế, để tận dụng hết các lợi ích vốn có của hạt ngũ cốc, bạn nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt.
Thịt bò
Trong 100g gan bò, có thể cung cấp đến 138% nhu cầu hàng ngày về vitamin B7. Bên cạnh đó, gan bò cũng là nguồn giàu vitamin B12 và tất cả các dạng khác của vitamin B hỗ trợ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng hiệu quả.
Thịt bò chứa nhiều vitamin B7
Thịt gà
Thịt gà, đặc biệt là phần ức gà, là một nguồn giàu vitamin nhóm B. Không chỉ giàu đạm mà còn thấp calo, ức gà cung cấp cả vitamin B7. Bạn nên thêm thịt gà vào chế độ ăn hàng ngày để bổ sung vitamin B7 cho gia đình.
Trứng
Một quả trứng có kích thước trung bình cung cấp khoảng 33% lượng vitamin B7 được khuyến nghị hàng ngày (RDI). Trong thực tế, trứng được xem là một trong những nguồn vitamin B7 nhiều hơn so với gan động vật.
Một quả trứng cung cấp khoảng 33% lượng vitamin B7 mỗi ngày
Súp lơ
Súp lơ trắng rất giàu vitamin B7 với 17 microgram trong mỗi phần 20 gram súp lơ thô (chưa qua chế biến). Đây thực sự là một nguồn thực phẩm dinh dưỡng hiệu quả, tiết kiệm, dễ dàng tìm mua và chế biến đơn giản. Đồng thời, súp lơ cũng chứa nhiều chất xơ và khoáng chất có lợi, bổ sung các dưỡng chất tuyệt vời cho chế độ ăn hàng ngày.
Súp lơ trắng rất giàu vitamin B7
4.2 Thực phẩm chức năng
Ngoài chế độ ăn uống hàng ngày, bạn có thể bổ sung vitamin B7 qua các loại thực phẩm chức năng. Một trong những loại viên uống với hàm lượng biotin cao và đem lại hiệu quả nhất hiện nay là viên uống biotin DHC.
Mỗi viên uống DHC Biotin cung cấp tới, hỗ trợ quá trình tổng hợp keratin - một loại protein quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc tóc.
Biotin hòa tan trong nước nên sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể nhanh chóng sau khi được tiêu thụ. Trong khi đó, mỗi viên uống biotin của DHC cung cấp 500μg biotin được thiết kế ở dạng viên nén giải phóng chậm trong suốt quá trình hấp thu vào cơ thể. Điều này nhằm tối ưu hóa tác dụng của biotin đối với cơ thể.
Viên uống DHC Sustained Release Biotin cung cấp tới 500μg biotin
product_sku=4511413626818
5. Thiếu vitamin B7
Các trường hợp thiếu vitamin B7 tương đối hiếm, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra. Bạn có thể tham khảo một số đối tượng, biểu hiện thiếu vitamin B7 và cách bổ sung đúng cách ngay dưới đây:
5.1 Đối tượng dễ bị thiếu vitamin B7
Trung bình mỗi người cần một lượng khá thấp biotin, khoảng 35-70mcg/ngày và thông thường ít người bị thiếu hụt. Tuy nhiên, vẫn có một số đối tượng dễ bị thiếu loại vitamin này như:
Những người bị thiếu hụt biotin bẩm sinh
Thiếu hụt biotin là một rối loạn di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường hiếm gặp, ngăn cản cơ thể giải phóng biotin tự do, dẫn đến thiếu hụt biotin mặc dù cơ thể được cung cấp đủ lượng vitamin B7 qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày.
Nếu không điều trị, sự thiếu hụt biotin sẽ tạo ra các triệu chứng ảnh hưởng tới hệ thần kinh và da. Nghiêm trọng hơn, sự thiếu hụt biotin có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.
Người bị thiếu hụt biotin bẩm sinh
Những người uống rượu thường xuyên
Việc tiếp xúc với rượu trong thời gian dài sẽ ức chế sự hấp thụ biotin. Theo nghiên cứu nồng độ biotin trong huyết tương ở những người nghiện rượu mãn tính rất thấp, chỉ khoảng 15%.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Theo thống kê, ít nhất một phần ba phụ nữ mang thai bị thiếu hụt biotin cận biên mặc dù lượng biotin cung cấp vào cơ thể bình thường. Nồng độ biotin trong huyết tương và sữa mẹ giảm ở phụ nữ đang cho con bú, ngay cả khi lượng biotin trong chế độ ăn uống của họ vượt quá ngưỡng cho phép.
Phụ nữ mang thai và cho con bú rất dễ thiếu biotin
5.2 Thiếu vitamin B7 gây ra tình trạng gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của sự thiếu hụt biotin thường xuất hiện dần dần bao gồm các tình trạng như:
Tóc và móng dễ gãy
Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B7, tóc của bạn có thể gặp nhiều vấn đề như sợi tóc dễ bị xơ cứng, rối và đặc biệt dễ gãy rụng, dẫn đến tình trạng thưa tóc và hói đầu. Tình trạng nặng hơn thậm chí có thể dẫn đến gãy rụng tóc và tình trạng gầu trên da đầu. Ngoài ra, móng tay cũng trở nên giòn và yếu, không đủ khỏe mạnh như bình thường.
Dấu hiệu trên tóc, da và móng tay
Da khô và thiếu sức sống
Các biểu hiện của tình trạng thiếu hụt vitamin B7 có thể xuất hiện trên da như da khô và thiếu sức sống. Tình trạng mụn trở nên nhiều hơn khi da không được cung cấp đủ biotin.
Trong nhiều trường hợp khác, thiếu biotin cũng khiến da môi có thể nứt nẻ và không mềm mịn. Đồng thời cơ thể sẽ nổi phát ban đỏ, có vảy quanh các lỗ trên cơ thể (mắt, mũi, miệng và đáy chậu).
Cơ thể mệt mỏi, thiếu tinh thần
Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B7, hệ thần kinh không được cung cấp đủ loại vitamin này, dẫn đến triệu chứng mệt mỏi, uể oải, tình trạng buồn rầu và thậm chí là trầm cảm. Các biểu hiện dễ nhận biết như chán ăn, khó ngủ và có thể gây ra tình trạng ảo giác.
Thiếu biotin khiến tinh thần giảm sút
Viêm niêm mạc
Việc thiếu hụt vitamin B7 còn dẫn đến các dấu hiệu như đỏ mắt, lưỡi bị đỏ và sưng đau. Một số người cũng có thể trải qua cảm giác đau nhức cơ bắp mà không rõ nguyên nhân.
6. Bổ sung vitamin B7 quá nhiều có sao không?
Hiện tại, không có bằng chứng nào cho thấy việc bổ sung biotin quá nhiều gây độc hại. Một số nghiên cứu cho rằng không có tác dụng phụ nào khi uống 10–50 mg biotin/ngày và 20 mg/ngày khi tiêm biotin ở những bệnh nhân bị thiếu hụt biotinidase.
Tuy nhiên, để đảm độ an toàn tuyệt đối với cơ thể, bạn chỉ nên cung cấp đủ lượng vitamin B7 cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cần lắng nghe cơ thể để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng và bổ sung nhu cầu biotin khi cần.
Bổ sung vitamin B7 quá nhiều có sao không?
Tổng kết
Bài viết này đã giúp bạn biết được các tác dụng của vitamin B7 và những nguồn bổ sung biotin hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để sử dụng hợp lý loại vitamin này.
Đừng quên, theo dõi những bài viết hay nhất về chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp trên Besme nhé!