Biotin là gì? Tác dụng và cách bổ sung biotin cho cơ thể
Thời gian xuất bản: Thứ sáu, 23/04/2021, 09:43 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ sáu, 07/07/2023, 09:21 (+07:00)
1. Biotin là gì?
2. Biotin có tác dụng gì?
2.1. Thúc đẩy quá trình trao đổi chất
2.2. Cân bằng lượng đường trong máu
2.3. Làm đẹp da, tóc, chắc khỏe móng
2.4. Bảo vệ não bộ
2.5. Bảo vệ sức khỏe tim mạch
3. Cách bổ sung biotin cho cơ thể
Tổng kết
Biotin trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “chất bổ dưỡng” hoặc “cuộc sống”. Ý nghĩa của cái tên này cũng cho thấy rõ đối với cơ thể đây là nguồn dưỡng chất đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết. Thể lực và tinh thần của bạn chỉ khỏe mạnh khi lượng biotin được bổ sung đầy đủ.
Vậy biotin là? Tác dụng và cách bổ sung ra sao? Hãy cùng Bestme tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!
1. Biotin là gì?
Biotin là một loại vitamin rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất axit béo, axit amino và glucose. Biotin còn được biết đến với tên gọi khác là vitamin b7 hoặc vitamin H và đóng vai trò tương tự như một coenzym.
Biotin còn được gọi là vitamin H hoặc vitamin B7
Hàng ngày, khi bạn ăn, uống các loại thực phẩm chứa chất béo, protein và carbohydrate thì biotin sẽ chuyển hóa chúng thành năng lượng cho cơ thể. Nhờ đó bạn mới có thể vận động thể chất và duy trì hệ thần kinh mạch lạc.
Ngoài ra, biotin còn giữ vai trò chủ yếu trong việc duy trì sức khỏe của các bộ phận lông, tóc, móng, da dẻ. Bổ sung đầy đủ biotin giúp con người sẽ luôn trẻ trung, xinh đẹp, khỏe mạnh, có thể ngăn chặn và đẩy lùi lão hóa. Dù rằng không thể hấp thụ ngoài da nhưng bạn vẫn có thể bổ sung biotin bằng đường tiêu hóa thì vẫn đem lại nhiều hiệu quả vượt trội.
2. Biotin có tác dụng gì?
2.1. Thúc đẩy quá trình trao đổi chất
Nhờ khả năng chuyển hóa năng lượng thức ăn thành năng lượng cơ thể cho nên vitamin biotin có thể giúp quá trình trao đổi chất diễn ra chính xác. Chỉ khi cơ thể được tiếp nhận dinh dưỡng đa lượng từ thực phẩm thì hoạt động trao đổi chất mới diễn ra nhanh chóng, lành mạnh.
Biotin giúp quá trình trao đổi chất diễn ra lành mạnh
2.2. Cân bằng lượng đường trong máu
Biotin còn có thể cải thiện quá trình trao đổi và sử dụng glucose bên trong cơ thể. Điều này thực sự có ý nghĩa đối với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, giúp bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Đặc biệt, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng khi b7 tiếp xúc với crom có hiệu quả làm giảm lượng đường trong máu rõ rệt, đồng thời cũng hỗ trợ hoạt động insulin diễn ra dễ dàng hơn. Mà insulin là một yếu tố hormone quan trọng, có thể giúp lượng đường nhanh chóng trở về vị trí cân bằng.
Nói cách khác đơn giản hơn, cũng vì thiếu hụt biotin b mà cơ thể mới mắc bệnh tiểu đường, bao gồm cả các cơn đau thần kinh. Muốn hết bệnh, phòng ngừa bệnh thì bạn cần phải bổ sung đầy đủ biotin cho cơ thể..
2.3. Làm đẹp da, tóc, chắc khỏe móng
Chị em thường truyền tai nhau bổ sung biotin để kích thích và nuôi dưỡng tóc, mong luôn khỏe. Một khi cơ thể thiếu hụt biotin b7 thì sẽ phải đối diện với các tình trạng như: viêm da, khô da, tóc chẻ ngọn xơ cứng, móng dễ gãy,…
Ngoài ra, biotin còn giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, kháng khuẩn, ngừa phát ban và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tác dụng của biotin là nuôi móng chắc khỏe
2.4. Bảo vệ não bộ
Đối với não bộ, vitamin biotin đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền các tín hiệu đến hệ thần kinh. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến trí nhớ, nhận thức lão hóa, một khi gặp rối loạn sẽ dễ dẫn đến bệnh Alzheimer hoặc nặng hơn là mất trí.
2.5. Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Tất cả các vitamin B, bao gồm biotin đều có khả năng bảo vệ tim mạch trước các vấn đề như: xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ. Chúng giữ vai trò nòng cốt trong việc làm tăng mức cholesterol HDL “tốt” và hạ thấp lượng cholesterol HDL “xấu” xuống mức tối thiểu. Hiệu quả này của biotin càng trở nên rõ ràng nếu ứng dụng lên các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc tiểu đường.
3. Cách bổ sung biotin cho cơ thể
Vì biotin không thể bổ sung bằng cách thoa ngoài da nên chúng ta chỉ có thể bổ sung qua đường ăn uống. Có 2 cách để bổ sung biotin cho cơ thể đó là:
-
Lựa chọn bổ sung từ thực phẩm tự nhiên
Bổ sung biotin bằng các loại thực phẩm tự nhiên giàu biotin như: lòng đỏ trứng gà, các loại đậu, các loại hạt, các loại nấm, chuối chín, sữa và các sản phẩm từ sữa, cá hồi, thịt gà, súp lơ, nội tạng động vật, quả bơ,....
Nguồn thực phẩm tự nhiên chứa nhiều b7
-
Lựa chọn bổ sung từ thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng bổ sung biotin chính là phương án tối ưu nhất dành cho bạn nếu bạn có quỹ thời gian hạn hẹp, thường xuyên phải di chuyển. Loại này thường có dạng viên nén hoặc viên nang mềm. Tùy thuộc vào từng sản phẩm cũng như thể trạng của mỗi người nên sẽ có hàm lượng uống khác nhau.
Tổng kết
Biotin không chỉ “quen mặt” trong việc nuôi dưỡng tóc và móng chắc khỏe, làm đẹp da mà còn giữ nhiều vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy mọi người cần chú ý bổ sung biotin mỗi ngày.
Thường xuyên theo dõi các bài viết từ Bestme để có thêm nhiều mẹo chăm sóc sức khỏe và làm đẹp bạn nhé!