Đường huyết sau ăn 2 giờ bao nhiêu là an toàn?
Thời gian xuất bản: Thứ sáu, 30/07/2021, 09:43 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ ba, 16/07/2024, 10:34 (+07:00)
1. Tình trạng đường huyết lúc đói
2. Chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ
2.1 Đường huyết sau ăn 2 giờ bao nhiêu là bình thường?
2.2 Đường huyết sau ăn tăng cao
2.3 Đường huyết sau ăn 2 giờ của bà bầu bao nhiêu là an toàn?
3. Bột uống hạ chỉ số đường huyết của DHC
Tổng kết
Sau mỗi bữa ăn, tùy vào lượng dưỡng chất và khả năng hấp thụ của từng người mà chỉ số đường huyết có những thay đổi khác nhau. Trong chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường, bên cạnh chỉ số đường huyết lúc đói thì đường huyết sau ăn 2 giờ cũng là chỉ số cần quan tâm. Hãy cùng Bestme tìm hiểu chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là an toàn nhé!
1. Tình trạng đường huyết lúc đói
Xét nghiệm đường huyết lúc đói là cách nhanh và đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường và cả tình trạng tiền tiểu đường. Ngoài ra, chỉ số này cũng giúp đo lường được hiệu quả điều trị ở các bệnh nhân tiểu đường. Thông thường, đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng khi bạn không ăn trong ít nhất 8h trở lên.
Dựa vào chỉ số đường huyết lúc đói này, bạn có kế hoạch ăn uống và tập luyện để ngăn chặn tình trạng đường huyết tăng kéo dài, phòng ngừa sớm bệnh tiểu đường và hàng loạt các biến chứng nguy hiểm.
Tình trạng đường huyết lúc đói như thế nào?
2. Chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ
2.1 Đường huyết sau ăn 2 giờ bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số đường huyết sau ăn 1-2 giờ ở người bình thường là dưới 7.8 mmol/l. Tuy nhiên, đối với người đang bị tiểu đường và đang trong quá trình điều trị thì ngưỡng đường huyết an toàn là:
-
Chỉ số đường huyết khi đói dưới 7mmol/L ( tương đương 126 mg/dL)
-
Đường huyết sau ăn 2 giờ dưới 10mmol/L ( tương đương dưới 180 mg/dl) nếu đang uống thuốc. Trường hợp đang tiêm Insulin thì dưới 7,8 mmol/l.
Chỉ số đường huyết sau ăn 1-2 giờ ở người bình thường là dưới 7.8 mmol/l.
2.2 Đường huyết sau ăn tăng cao
Nếu chỉ số đường huyết sau ăn 2h đo được của bạn nằm trong khoảng 10 – 16 mmol/l, có nghĩa nồng độ glucose trong máu đang nằm trong khoảng cao. Vào lúc này, bạn cần thiết phải có biện pháp can thiệp như dùng thuốc uống hoặc theo chỉ định cụ thể của bác sĩ để giảm chỉ số đường huyết về ngưỡng an toàn.
Trường hợp lượng đường trong máu sau khi ăn 2 tiếng tiếp tục tăng cao trong thời gian quá dài sẽ gây nhiều biến chứng rất nguy hiểm cho cơ thể. Lúc này, chỉ số HbA1c cũng bị tác động tăng cao, gây nên các biến chứng ở tim, mắt, thận, thần kinh,... Trầm trọng hơn có thể gây nên các biến chứng suy thận, đột quỵ,... thậm chí gây tử vong.
Chỉ số đường huyết sau ăn 2h tăng cao nếu trong khoảng 10 – 16 mmol/l
2.3 Đường huyết sau ăn 2 giờ của bà bầu bao nhiêu là an toàn?
Đường huyết sau ăn 2h của sản phụ được cho là bình thường khi nằm trong ngưỡng:
-
Sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l)
-
Sau 2 giờ : ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l)
Nếu nồng độ glucose trong máu bà bầu bằng hoặc đường huyết cao hơn ngưỡng này, kết quả xét nghiệm có thể chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.
3. Bột uống hạ chỉ số đường huyết của DHC
Bột uống hỗ trợ giảm đường huyết DHC Blood Sugar Fiber có thành phần chính là thủy tính xơ thực vật Guar Gum có nguồn gốc từ đậu. Guar gum là thành phần được chứng minh có nhiều lợi ích cho sức khỏe như hạn chế chỉ số đường huyết tăng cao sau khi ăn, cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột bao gồm cả tình trạng táo bón và kiết lị.
Bột uống hỗ trợ giảm đường huyết DHC Blood Sugar Fiber
product_sku=4511413624678
Tổng kết
Theo dõi chỉ số đường huyết sau ăn giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị ở người bệnh tiểu đường. Để chỉ số này không vượt quá mức bình thường, bạn nên có các bữa ăn được chia nhỏ với các nhóm dưỡng chất đa dạng, kết hợp cùng việc tập luyện đều đặn. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống và điều trị được không chỉ bệnh tiểu đường mà còn phòng ngừa nhiều căn bệnh khác hiệu quả.
Chúc bạn luôn có một sức khỏe ổn định và đừng quên theo dõi các bài viết chia sẻ mẹo chăm sóc sức khỏe từ Bestme nhé!