Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 20/10/2021, 09:42 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ năm, 15/02/2024, 09:01 (+07:00)
Sự thay đổi về nội tiết tố trong thời kỳ mang thai có thể gây ra tình trạng đái tháo đường. Vậy nếu bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Bài viết sau đây của Bestme sẽ cung cấp những thông tin về vấn đề này, mời bạn tham khảo.
1. Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Tiểu đường thai kỳ là dạng bệnh lý không kéo dài gây ra do chứng rối loạn lượng đường trong máu trong thời gian người mẹ mang thai. Sau khi sinh, bệnh lý này sẽ biến mất. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần phải thật cẩn thận với chứng rối loạn đường huyết bởi bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hướng xấu cho cả mẹ và trẻ sơ sinh.
Mang thai là hành trình có nhiều thay đổi đối với người mẹ
1.1 Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến mẹ
Bất kỳ thai phụ nào cũng có nguy cơ mắc phải tiểu đường thai kỳ và bệnh sẽ gây ra một số ảnh hướng tới mẹ bầu như sau:
-
Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể sẽ xảy ra chấn thương lưng ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, thậm chí trong một vài trường hợp vì không thường xuyên kiểm tra thai kỳ, phát hiện muộn, khớp xương bị trật do thai nhi có điều kiện phát triển lớn.
-
Trong thai kỳ nếu xuất hiện đái tháo đường thai kỳ, tỉ lệ bị giật tiền sản của người mẹ sẽ tăng lên khá cao, gấp 4 lần sản phụ bình thường.
-
Tăng khả năng sinh non, nếu bạn có dự định sinh thường nhưng vướng phải tiểu đường thai kỳ, có khả năng bạn cân nhắc việc sinh mổ do em bé sẽ có hướng phát triển lớn.
-
Hậu quả nặng hơn đối với người mẹ khi bị tiểu đường thai kỳ là có nguy cơ sẩy thai, và tệ nhất là xảy ra tình trạng thai chết lưu, hoặc băng huyết sau sinh.
Tiểu đường thai kỳ có thể trở nên nguy hiểm nếu các mẹ không quan tâm đúng mức. Nhưng nếu sớm phát hiện bệnh lý này cũng không quá đáng sợ.
1.2 Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng thế nào đến con
Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ có lượng glucose trong máu tăng cao và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình nuôi thai nhi. Bởi thai nhi sẽ phản ứng bằng cách sinh ra nhiều insulin để vận chuyển lượng đường vào các tế bào trong cơ thể. Mẹ có thể nhận thấy em bé vẻ phát triển tốt, lớn, và tăng cân tuy nhiên, hậu quả sau đó mới là điều đáng lo ngại.
Kiểm tra thai thường xuyên để đảm bảo sức khỏe
-
Bé sau khi được sinh ra rất dễ mắc phải tình trạng thừa cân, hiện tượng béo phì đôi khi vẫn chưa được nhận thức đúng mức khi số ít bà mẹ cứ nghĩ vậy là con phát triển tốt.
-
Bệnh về hô hấp cũng có nguy cơ xuất hiện khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
-
So với các bé bình thường, các bé cùng trải qua tình trạng tiểu đường thai kỳ với mẹ thường có tỉ lệ bệnh về đường huyết khá cao.
-
Một vài ảnh hưởng khó gặp hơn đó là hiện tượng thai nhi mắc dị tật, hoặc thường xuyên có hiện tượng bị tụt canxi sau khi sinh ra.
Dù là có nguy cơ cao hay ít, các mẹ cũng cần bảo vệ con ở mức cao nhất, vì thế hãy chú ý đến sức khỏe bản thân thường xuyên hơn nhé.
2. Chỉ số tiểu đường thai kỳ cảnh báo mức độ nguy hiểm
Thực tế, các sản phụ luôn được các bác sĩ thăm khám, theo dõi, và chỉ định các xét nghiệm về đường huyết để có những phát hiện kịp thời với các bệnh lý thường gặp đối với người mẹ. Chỉ số đường huyết bình thường như sau:
-
Khi đói: ≤ 5.1 mmol/l
-
Sau 1h ( đã ăn): ≤ 10mmol/l
-
Sau 2h (đã ăn): ≤ 8.5mmol/l
Nếu các thông số về chỉ số đường huyết lớn hơn những thông số chuẩn trên thì thai phụ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
3. Lên kế hoạch hoàn hảo cho giai đoạn mang bầu
Để kiểm soát lượng đường huyết trong thời kỳ mang thai thì các mẹ bầu nên sắp xếp một kế hoạch cho cả giai đoạn mang bầu một cách khoa học.
-
Xét nghiệm sàng lọc thử glucose: Những nguy cơ trên chỉ có thể xảy ra nếu bạn không kiểm tra thai kỳ thường xuyên. Hiện nay, việc phát hiện bệnh lý tiểu đường thai kỳ vô cùng nhanh chóng và chính xác nên các mẹ hãy kiểm tra thường xuyên để yên tâm hơn nhé.
-
Ăn uống lành mạnh: Lên thực đơn phù hợp với từng giai đoạn thai kỳ, bổ sung nhiều chất xơ, sử dụng chất béo vừa đủ.
-
Hoạt động thể chất trong thời kỳ mang thai: Vận động sẽ giúp cơ thể sử dụng đường để tạo ra năng lượng. Do đó, các sản phụ nên tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày để cơ thể có đủ năng lượng và thể chất tốt hơn.
4. Thực phẩm chức năng bột giảm đường huyết DHC
DHC đã nghiên cứu và cho ra đời thực phẩm chức năng bột giảm đường huyết DHC để giúp các bà mẹ đang mang thai có thể sử dụng để hạn chế chỉ số đường huyết tăng cao sau khi ăn.
Thực phẩm chức năng bột giảm đường huyết DHC giúp ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ
Thành phần chính của DHC Blood Sugar Fiber là Guar gum phân giải có tính chất giữ các phân tử nước tự do trong đường tiêu hóa, hạn chế sự gia tăng đường huyết. Các phân tử nước tự do sẽ giúp phân tử đường trong máu khuếch tán, do đó, nếu giảm các phân tử nước thì sẽ làm giảm lượng đường có trong máu hiệu quả.
Thực phẩm chức năng bột giảm đường huyết DHC còn giúp sản sinh ra acid béo mạch ngắn. Thành phần này phát huy công dụng khá tốt cho việc duy trì hệ vi khuẩn, giúp cho cơ thể chúng ta tránh được tình trạng tiêu chảy, kiết lị.
Tổng kết
Trên đây là những chia sẻ của Bestme về tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không. Hy vọng sau bài viết, bạn sẽ có thêm kiến thức cũng như cách lên kế hoạch cụ thể trong phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ. Hãy theo dõi cơ thể để có thể đảm bảo sức khỏe của bé và cả mẹ nhé.