Triệu chứng của bệnh tiểu đường có dễ nhận biết không?
Thời gian xuất bản: Thứ năm, 07/10/2021, 09:42 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ năm, 21/07/2022, 17:43 (+07:00)
Theo thống kê của Bộ Y Tế, tốc độ gia tăng bệnh nhân tiểu đường ở nước ta là rất cao và tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ở những người trẻ cũng tăng dần trong 10 năm gần đây. Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng biết mình mắc bệnh để có kế hoạch điều trị hợp lý. Hãy cùng Bestme tìm hiểu liệu triệu chứng của bệnh tiểu đường có dễ nhận biết không nhé!
1. Các đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường
-
Người thừa cân và ít vận động
Người thừa cân, béo phì là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Tình trạng quá nhiều mô mỡ tích tụ sẽ khiến tế bào kháng insulin dẫn đến dung nạp glucose kém. Đây là nguyên nhân của bệnh tiền đái tháo đường. Do đó, hãy kiểm soát cân nặng thông qua chế độ ăn uống hợp lý và vận động đều đặn nhé.
Người thừa cân, béo phì là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường
-
Tiền sử gia đình có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường
Dù bệnh tiểu đường không lây nhiễm nhưng lại mang tính di truyền. Nếu người thân trong gia đình đã từng bị đái tháo đường thì bạn có nguy cơ mắc căn bệnh này. Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi mức đường huyết để chủ động phòng ngừa bệnh.
-
Người thường tăng huyết áp hoặc có huyết áp cao
Chứng tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường có mối liên hệ rất gần gũi, đặc biệt là đái tháo đường type 2. Bệnh tăng huyết áp cản trở luồng máu lưu thông đến thận, làm trầm trọng hơn các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Do đó, bên cạnh kiểm tra nồng độ đường huyết, bạn cũng nên đo huyết áp thường xuyên để sớm chẩn đoán và điều trị bệnh.
2. Thời gian ủ bệnh tiểu đường trong bao lâu?
Đối với tiểu đường type 1, giai đoạn ủ bệnh thường rất ngắn, chỉ khoảng vài tháng.
Đối với tiểu đường type 2, thời gian ủ bệnh có thể dao động từ 2-5 năm tùy vào cơ địa mỗi người. Giai đoạn này thường được biết với tên gọi tiền tiểu đường. Diễn biến của bệnh tiểu đường type 2 phụ thuộc nhiều vào chế độ sinh hoạt như ăn uống, tập luyện. Do đó, nếu lối sống của bệnh nhân tiền tiểu đường càng không lành mạnh thì bệnh sẽ càng nhanh chóng khởi phát và trở thành mãn tính.
Đặc biệt, việc phát hiện bệnh sớm ngay từ thời gian ủ bệnh và có sự kiểm soát hợp lý có thể giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ mắc tiểu đường type 2.
3. Triệu chứng của bệnh tiểu đường dễ nhận biết
Những người bị mắc bệnh tiểu đường thường xuất hiện một số triệu chứng sau:
-
Liên tục khát nước
Khi lượng đường trong máu tăng quá cao, cơ thể bạn sẽ có cơ chế tự động tách một phần nước có trong các tế bào để pha loãng lượng đường bị dư trong máu. Các tế bào thiếu nước sẽ kích thích não tạo cảm giác khát nước liên tục.
Liên tục khát nước là triệu chứng dễ nhận biết của bệnh tiểu đường
-
Đi tiểu nhiều lần trong ngày
Nếu bạn đi tiểu quá nhiều lần trong ngày (nhiều hơn 7 lần/ ngày hoặc nhiều hơn đáng kể so với thời gian trước), đó có thể là dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường. Lý do vì cơ thể muốn loại bỏ lượng đường dư thừa, thận phải hoạt động mạnh hơn nên sẽ gây tình trạng tiểu nhiều.
-
Sụt cân bất thường
Đái tháo đường khiến cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, nên buộc phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Tuy nhiên, khi không có đủ insulin sẽ dẫn tới giảm tổng hợp protein và mỡ, bên cạnh đó làm tăng quá trình tiêu tốn protein dẫn đến sụt cân đột ngột.
-
Dễ bị nhiễm trùng
Lượng đường trong máu cao sẽ khiến hệ thống miễn dịch suy yếu, dẫn đến cơ thể dễ bị nhiễm trùng. Đây là lý do khiến bệnh nhân đái tháo đường thường cảm thấy ngứa trên cơ thể, đặc biệt là bàn tay, bàn chân và thậm chí là bộ phận sinh dục.
4. Cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả nhất
-
Chế độ ăn uống lành mạnh
Hãy cắt giảm các nhóm thực phẩm giàu tinh bột, đường và chất béo có hại. Bởi những thực phẩm này sẽ làm nồng độ glucose trong máu tăng cao. Bạn có thể bổ sung cho cơ thể chất béo từ các nguồn có lợi như dầu olive, Omega-3, dầu đậu nành và ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và các vitamin.
Chế độ ăn uống lành mạnh phòng bệnh tiểu đường
-
Tập luyện thể thao vừa sức, đều đặn
Chế độ tập luyện có đóng góp rất lớn trong việc làm giảm đường huyết hiệu quả và ngăn ngừa được biến chứng của bệnh tiểu đường. Hoạt động thể chất điều độ vừa giúp bạn giảm cân nặng, vừa chuyển hóa glucose huyết thành năng lượng hoạt động, tăng sự nhạy cảm của tế bào với insulin. Bạn nên dành khoảng 30-45 phút mỗi ngày cho việc tập luyện các môn như đi bộ, đạp xe, bơi, yoga…
5. Giới thiệu bột giảm đường huyết DHC
Bột giảm đường huyết DHC Blood Sugar Fiber là thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp bạn chủ động kiểm soát chỉ số đường huyết sau ăn không bị tăng cao. Mức đường huyết ổn định chính là chìa khóa để bạn tránh xa bệnh đái tháo đường. Thành phần đảm nhận chức năng này là thủy tinh xơ thực vật Guar Gum có nguồn gốc từ đậu. Hoạt động trên cơ thế làm giảm hấp thụ đường trong quá trình tiêu hóa, từ đó giúp ổn định lại chỉ số đường huyết đang tăng.
Bột giảm đường huyết DHC Blood Sugar Fiber
Bên cạnh đó, sản phẩm giúp tăng lợi khuẩn đường ruột, tăng hệ miễn dịch để giúp bạn phòng ngừa táo bón và kiết lị. Nếu nhận thấy cơ thể có bất kỳ biểu hiện bất thường nào liên quan đến đái tháo đường, bạn có thể sử dụng bột giảm đường huyết DHC để kịp thời cân bằng glucose máu nhé!
product_sku=4511413405673
Tổng kết
Các chia sẻ từ Bestme về các triệu chứng của bệnh tiểu đường giúp bạn chủ động phòng ngừa bệnh khi cơ thể có dấu hiệu bất thường. Bên cạnh lối sống khoa học, bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để có kế hoạch kiểm soát nếu phát hiện bệnh. Cùng cập nhật thêm các thông tin bổ ích từ Bestme để làm giàu thêm bí kíp sống khỏe cho cả bạn và người thân nhé!