Giải đáp: Uống viên kẽm trị rụng tóc có thực sự hiệu quả không?
Thời gian xuất bản: Thứ hai, 21/10/2019, 09:52 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 03/07/2024, 10:59 (+07:00)
1. Nguyên nhân khiến tóc bị rụng
2. Kẽm có giúp trị rụng tóc không?
3. Cách uống viên kẽm trị rụng tóc hiệu quả
3.1 Thời điểm uống viên kẽm trị rụng tóc
3.2 Uống mấy viên kẽm ngừa rụng tóc mỗi ngày?
3.3 Một số khoáng chất không nên uống cùng kẽm
4. Ưu điểm của viên kẽm DHC
5. Lưu ý khi uống viên kẽm trị rụng tóc
Tổng kết
Uống viên kẽm trị rụng tóc là một trong những biện pháp khắc phục tình trạng tóc rụng được nhiều chị em áp dụng. Bài viết này, Bestme sẽ giải đáp các thông tin về phương pháp trị rụng tóc này, bạn đọc có thể tham khảo để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất nhé!
1. Nguyên nhân khiến tóc bị rụng
Việc hiểu rõ nguyên nhân gây rụng tóc vô cùng quan trọng, giúp tìm kiếm giải pháp điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến tóc bị rụng:
- Di truyền
Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định mật độ và độ chắc khỏe của tóc. Nếu có bố hoặc mẹ bị hói đầu, bạn có nguy cơ cao bị rụng tóc sớm hơn so với người bình thường.
- Rối loạn nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là sự mất cân bằng estrogen và androgen, có thể ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của tóc, dẫn đến rụng tóc. Điều này thường gặp ở phụ nữ sau sinh, mãn kinh hoặc mắc các bệnh rối loạn nội tiết tố khác.
- Căng thẳng
Căng thẳng, lo âu, stress kéo dài có thể tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch, khiến tóc yếu đi và dễ gãy rụng.
- Thiếu hụt dinh dưỡng
Chế độ ăn uống thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu cho tóc như protein, biotin, sắt, kẽm,... có thể khiến tóc yếu ớt, dễ gãy rụng.
- Bệnh lý
Một số bệnh lý như thiếu máu, nấm da đầu, lupus, bệnh tuyến giáp,... cũng là nguyên nhân dẫn đến rụng tóc.
- Sử dụng hóa chất và tác động nhiệt
Việc sử dụng thường xuyên các sản phẩm tạo kiểu tóc có chứa hóa chất độc hại, sấy tóc ở nhiệt độ cao, duỗi, uốn tóc,... có thể khiến tóc hư tổn, dễ gãy rụng.
- Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc hóa trị ung thư, thuốc chống trầm cảm,... có thể gây ra tác dụng phụ là rụng tóc.
- Thay đổi chu kỳ sống
Tóc rụng tự nhiên là một phần trong chu kỳ sống của tóc. Trung bình mỗi ngày, một người có thể rụng từ 50 đến 100 sợi tóc. Tuy nhiên, nếu lượng tóc rụng nhiều hơn bình thường, đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề cần được điều trị.
Ngoài ra, một số yếu tố khác như tuổi tác, môi trường ô nhiễm, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học,... cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ rụng tóc.
Rụng tóc do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thiếu kẽm
2. Kẽm có giúp trị rụng tóc không?
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của tóc và tái tạo các mô tóc hư tổn, củng cố nang tóc và ngăn rụng.
Theo lời khuyên của các chuyên gia làm đẹp, cơ thể không có cơ chế dự trữ kẽm nên cần được bổ sung hàng ngày. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30% hàm lượng kẽm trong bữa ăn được cơ thể hấp thụ.
Vì thế, việc sử dụng viên kẽm trị rụng tóc là điều cần thiết để cải thiện tóc gãy rụng và thúc đẩy quá trình mọc tóc. Hơn nữa, các loại viên kẽm trị rụng tóc được bán trên thị trường không chỉ đơn thuần bổ sung kẽm mà còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho tóc như vitamin B5, Biotin, Axit Amin,....
Uống viên kẽm trị rụng tóc
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kẽm không phải là "thuốc thần" có thể chữa khỏi hoàn toàn chứng rụng tóc. Bởi rụng tóc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, rối loạn nội tiết tố, căng thẳng, tác dụng phụ của thuốc,...
Việc thiếu hụt kẽm chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn đến rụng tóc. Bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến mình rụng tóc là gì. Bên cạnh việc uống viên kẽm trị rụng tóc thì bạn nên kết hợp thêm một số biện pháp phù hợp khác.
3. Cách uống viên kẽm trị rụng tóc hiệu quả
Kẽm là một loại vi chất mà cơ thể không thể tự tổng hợp được nên phải dung nạp từ bên ngoài. Vậy cơ thể cần bao nhiêu kẽm mỗi ngày và bổ sung như thế nào đúng cách?
3.1 Thời điểm uống viên kẽm trị rụng tóc
Hiện có 2 nguồn bổ sung kẽm phổ biến nhất là thực phẩm giàu kẽm và viên uống chức năng.
Kẽm trong thực phẩm không thể dung nạp hoàn toàn nên bạn có thể tăng cường các thực phẩm giàu kẽm vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Còn đối với các viên uống thực phẩm chức năng bổ sung kẽm thì bạn nên uống với liều lượng vừa đủ và uống sau bữa ăn khoảng 30 đến 60 phút.
Nên uống viên kẽm trị rụng tóc sau bữa ăn
3.2 Uống mấy viên kẽm ngừa rụng tóc mỗi ngày?
Sử dụng viên kẽm đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tối đa đúng như những gì nhà sản xuất hứa hẹn. Bạn nên uống 1 viên kẽm mỗi ngày và uống cùng nước ấm để cơ thể hấp thụ tốt hơn.
Bên cạnh đó, bạn cần tuân thủ lượng kẽm khuyến nghị hàng ngày cho các nhóm người khác nhau theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH)[1]:
- Trẻ sơ sinh (0-6 tháng tuổi): 2 mg/ngày
- Trẻ em (7-12 tháng tuổi): 3 mg/ngày
- Trẻ em (1-3 tuổi): 8 mg/ngày
- Trẻ em (4-8 tuổi): 8 mg/ngày
- Nam giới (9-13 tuổi): 8 mg/ngày
- Nữ giới (9-13 tuổi): 8 mg/ngày
- Nam giới (14-18 tuổi): 11 mg/ngày
- Nữ giới (14-18 tuổi): 9 mg/ngày
- Nam giới (trên 18 tuổi): 11 mg/ngày
- Nữ giới (trên 18 tuổi): 8 mg/ngày
- Phụ nữ mang thai: 11 mg/ngày
- Phụ nữ cho con bú: 12 mg/ngày
Mỗi đối tượng sẽ có hàm lượng uống viên kẽm trị rụng tóc mỗi ngày khác nhau
3.3 Một số khoáng chất không nên uống cùng kẽm
Không nên uống viên kẽm trị rụng tóc chung với sắt, canxi và magie vì sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của các chất này.
Do vậy, bạn cần bổ sung kẽm và các khoáng chất cách nhau tối thiểu 2 tiếng đồng hồ. Đồng thời, không ăn thực phẩm chứa chất xơ, photpho, cám gạo, các loại ngũ cốc và bánh mì ngũ cốc sau khi uống kẽm.
Không nên dùng kẽm chung với sắt, canxi và magie
4. Ưu điểm của viên kẽm DHC
Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm bổ sung kẽm vừa an toàn vừa hiệu quả thì viên kẽm DHC chính là sự lựa chọn vô cùng lý tưởng. Viên kẽm DHC được nhiều người ưa chuộng bởi thành phần ngoài kẽm còn bổ sung thêm nhiều dưỡng chất khác tốt cho cơ thể như Selen, Crom,....
Công dụng:
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Duy trì sức khỏe da, tóc và móng giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá, rụng tóc, móng giòn.
- Hỗ trợ cải thiện chất lượng tinh trùng và tăng cường khả năng sinh sản.
- Kích thích tái tạo tế bào mới, giúp nhanh lành vết thương.
- Giúp giảm cholesterol và huyết áp, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ưu điểm:
- Viên kẽm DHC được sản xuất tại Nhật Bản với quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành.
- Giá cả hợp lý so với các sản phẩm bổ sung kẽm khác trên thị trường.
- Viên kẽm DHC được bào chế dưới dạng viên nang nhỏ, dễ nuốt và tiện lợi để mang theo bên mình.
Viên kẽm DHC được sản xuất tại Nhật Bản
5. Lưu ý khi uống viên kẽm trị rụng tóc
Sử dụng viên kẽm trị tóc rụng có thể mang lại hiệu quả tốt nếu bạn sử dụng đúng cách. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng cần nhớ khi sử dụng viên kẽm đảm bảo an toàn, hiệu quả:
- Dùng đúng liều lượng, không lạm dụng uống quá liều dẫn đến giảm khả năng miễn dịch
- Nên uống cùng nước ấm để cơ thể hấp thụ kẽm từ viên uống tốt hơn
- Không sử dụng viên kẽm cho trẻ nhỏ, chỉ dùng cho người lớn trên 15 tuổi, với trẻ nhỏ chỉ nên hấp thụ kẽm qua đường ăn uống.
- Nếu đang điều trị bệnh khác hoặc phụ nữ mang thai thì phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng viên kẽm.
- Trong quá trình sử dụng xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, tim đập nhanh, nôn mửa, huyết áp tăng,... phải ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để thăm khám.
- Kết hợp sử dụng viên kẽm với chế độ ăn uống giàu kẽm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng, tập thể dục thường xuyên và hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
Lưu ý khi uống viên kẽm trị rụng tóc
Tổng kết
Trên đây là tất tần tật các thông tin liên quan đến viên kẽm trị rụng tóc bao gồm công dụng và cách sử dụng. Bên cạnh đó, trong bài viết, Bestme cũng giới thiệu cho bạn đọc viên kẽm DHC, một sản phẩm được nhiều người tin tưởng lựa chọn nhất hiện nay bởi tính an toàn cao và mang lại hiệu quả tối ưu.
Hãy theo dõi Bestme mỗi ngày để đón đọc thêm nhiều tin tức hữu ích về sức khỏe và làm đẹp hơn nữa nhé!
- Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
- Bài viết mang tính chất tham khảo.
Tài liệu tham khảo
[1] https://ods.od.nih.gov/factsheets/Zinc-HealthProfessional/