Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì và kiêng quả gì?

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Đây là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi những khẩu phần ăn hàng ngày của bạn không được kiểm soát tốt sẽ khiến chỉ số đường huyết tăng đột ngột. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng Bestme tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1. Chế độ ăn hoa quả cho người bị bệnh tiểu đường

Fructose là một loại đường được tìm thấy trong đa số các loại trái cây. Chúng tác động, làm tăng chỉ số đường huyết chậm hơn đường mía. Do đó bệnh nhân hoàn toàn có thể ăn được trái cây, tuy nhiên phải là những loại trái cây phải có chọn lọc.

Vậy bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Câu trả lời là người bệnh nên ăn những loại hoa quả sậm màu. Những loại hoa quả đậm màu thì bản chất của chúng sẽ có nhiều vitamin, chất khoáng hơn, rất cần thiết cho tim mạch và sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây sậm màu

Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây sậm màu

Nếu đã ăn trái cây thì phải bớt đi lượng tinh bột trong thực đơn với liều lượng tương đương. Tuyệt đối không được sử dụng trái cây thay thế cho các loại thực phẩm cần thiết khác.

Đặc biệt, bệnh nhân đái tháo đường phải nói không với nước ép trái cây. Nhất là nước ép trái cây đóng hộp. Chúng rất dễ khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột.

Mỗi ngày, bệnh nhân tiểu đường chỉ có thể ăn từ 2 – 3 loại trái cây, với liều lượng đã được bác sĩ cho phép. Và chỉ nên ăn trái cây sau khi đã ăn bữa chính 2 giờ.

Bên cạnh đó, người tiểu đường phải chủ động theo dõi chỉ số đường huyết của bản thân. Bởi vì khả năng phản ứng, hấp thụ của mỗi người là khác nhau cho nên sẽ không có một công thức chung nào trong bệnh lý này.

2. Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?

2.1 Quả bưởi

Đứng đầu trong danh sách những loại trái cây mà người bệnh tiểu đường nên ăn đó là bưởi. Trong bưởi có rất giàu nước và vitamin C, cùng với lượng chất xơ hòa tan cao. 

Bưởi đỏ là thức ăn lý tưởng của người bệnh tiểu đường

Bưởi đỏ là thức ăn lý tưởng của người bệnh tiểu đường

Ngoài ra, bưởi còn chứa naringenin – dưỡng chất kích thích insulin nhạy bén hơn. Mỗi ngày bệnh nhân tiểu đường chỉ cần ăn ½ quả bưởi, đường huyết sẽ được kiểm soát ổn định.

2.2  Quả cam

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Cùng họ với bưởi, cam cũng là loại trái cây có lợi đối với người bệnh tiểu đường. Hơn cả bưởi, trong cam có đến 87% nước, rất nhiều chất xơ, vitamin B1, vitamin C... Đặc biệt là rất ít đường. Chỉ số đường huyết của cam cũng chỉ dừng ở con số 44. Chính vì vậy duy trì thói quen mỗi ngày ăn 1 – 2 quả cam là một thói quen tốt.

2.3  Quả cherry

Quả cherry là trái cây của bệnh nhân tiểu đường. Hàm lượng vitamin A, vitamin C, vitamin B9, magie, kali... trong cherry rất dồi dào. Quan trọng nhất là trong quả có chứa nhiều anthocyanin – chất chống oxy hóa giảm lượng đường hiệu quả. Chúng có thể tác động khả năng tăng tiết insulin đến 50%. Vậy nên bổ sung 1 cốc cherry tươi mỗi ngày là cách bạn điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

2.4  Quả lê

Lê giúp tăng độ nhạy của insulin trong cơ thể. Đồng thời mức đường huyết của lê cũng rất thấp, chỉ dừng ở 38, còn thấp hơn cả cam. 

Lê giúp tăng độ nhạy của insulin trong cơ thể

Lê giúp tăng độ nhạy của insulin trong cơ thể

Hàm lượng nước trong loại quả này thì đặc biệt dồi dào, cùng với vitamin và chất xơ chiếm đến 84%. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường luôn được các bác sĩ khuyến khích mỗi ngày ăn 1 – 2 quả lê.

3. Người mắc bệnh tiểu đường cần kiêng hoa quả nào?

3.1 Quả vải và nhãn

Cả vải và nhãn đều là những loại trái cây ít chất xơ. Thay vào đó lượng đường thì lại cực kỳ dồi dào. Bệnh nhân tiểu đường phải tuyệt đối hạn chế ăn 2 loại quả này. Nếu thực sự yêu thích thì thỉnh thoảng, chỉ nên ăn 2 – 3 quả sau bữa ăn chính.

3.2  Quả thơm

Trong thơm rất giàu vitamin và nguyên tố vi lượng. Nhất là những quả thơm chín đều ngọt lịm, bởi vì chúng chứa nhiều đường. Chính vì vậy mà người bệnh tiểu đường không nên ăn thơm dưới mọi hình thức chế biến.

3.3  Sầu riêng và mít

Chỉ cần ngửi mùi thôi bạn cũng có thể dễ dàng nhận biết, hàm lượng đường trong sầu riêng và mít rất cao. Theo tính toán, cứ 3 múi sầu riêng thì lượng đường đong đếm khoảng 1 lon coca, hoặc là 1 bát cơm trắng. 

Bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn sầu riêng và mít

Bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn sầu riêng và mít

Tất nhiên, nếu ăn bất chấp thì lượng đường huyết trong cơ thể người bệnh sẽ nhanh chóng tăng cao.

4. Một số thắc mắc về hoa quả cho người mắc tiểu đường

4.1 Bệnh tiểu đường ăn quýt được không?

Quýt là một loại trái cây thơm ngon, điều này chúng ta ai cũng biết. Thế nhưng bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Có nên ăn quýt không? Câu trả lời là có. Cũng như cam và bưởi, quýt rất tốt cho người bệnh tiểu đường, chúng giúp kìm hãm nồng độ đường trong máu rất tốt.

4.2  Bệnh tiểu đường có ăn chuối được không?

Đối với hầu hết các bệnh nhân tiểu đường, chuối là sự lựa chọn phù hợp. Nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng để kiểm soát đường huyết thì menu nên có sự góp mặt của loại trái cây này. Tuy nhiên, không thể ăn chuối tùy tiện, người bệnh phải chú ý đến độ chín và kích thước của quả. Chỉ nên ăn quả chuối nhỏ, ở trạng thái gần chín và ăn kèm với thực phẩm khác sau bữa ăn để làm chậm quá trình hấp thu đường.

4.3  Bệnh tiểu đường có ăn được dưa lê không?

Dưa lê chính là “thần dược” của người bệnh tiểu đường. Không những vậy chúng còn hỗ trợ hạ huyết áp, làm đẹp da. Nếu bạn đang băn khoăn không biết bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì thì dưa lê chính là gợi ý hàng đầu.

4.4  Bệnh tiểu đường ăn dưa hấu được không?

Người bệnh tiểu đường có thể ăn dưa hấu, tuy nhiên phải ăn đúng cách. Nếu không lượng đường huyết sẽ tăng một cách đột ngột. 

Bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn dưa hấu

Bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn dưa hấu

Bệnh nhân phải tuân thủ: Chỉ nên ăn dưa hấu tươi, ăn dưa hấu sau bữa ăn 2 giờ và không được ăn quá 500 gam/ngày.

4.5  Bệnh tiểu đường ăn xoài được không?

Xoài chứa lượng đường cao, không phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên bạn chỉ cần hạn chế, không cần phải loại bỏ xoài ra khỏi thực đơn ăn uống. Hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ để có một chế độ ăn phù hợp.

4.6  Bệnh tiểu đường ăn chôm chôm được không?

Cả bệnh nhân tiểu đường lẫn phụ nữ mang thai đều nên cẩn thận với chôm chôm, chỉ nên ăn với số lượng vừa đủ. Tuy nhiên, hạt chôm chôm lại là một loại thực phẩm rất có lợi, chúng giúp cân bằng lượng đường trong máu, cân bằng insulin rất tốt.

5. Sản phẩm giảm đường huyết DHC

Bột uống giảm đường huyết DHC Blood Sugar Fiber là thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ cân bằng đường huyết dành cho những người bị tiểu đường. Sản phẩm được chiết xuất từ Guar là một loại thực vật thuộc họ đậu... Đây đều được là những thành phần được mệnh danh là “kẻ hủy diệt” bệnh tiểu đường.

Khi người bệnh ăn thực đơn có đường, các phân tử axit gymnemic sẽ ngăn chặn vị trí thụ thể cho đường trên vị giác. Từ đó cơn thèm ăn các món có đường của bạn sẽ được giảm thiểu xuống mức thấp nhất.

Bột uống giảm đường huyết DHC

Bột uống giảm đường huyết DHC

Ngoài ra, DHC Blood Sugar Fiber còn tác động trực tiếp đến lượng đường mà cơ thể hấp thụ hàng ngày, kiểm soát chúng ở mức cho phép. Điều này giúp hỗ trợ người bệnh tiểu đường có thể ăn uống thoải mái hơn mà không lo sợ tăng chỉ số đường huyết. 

Theo nhiều nghiên cứu, DHC Blood Sugar Fiber ngoài ra còn có tác dụng giảm mỡ trong máu. Đây thực sự là một loại thực phẩm chức năng phổ biến, cần thiết trong đời sống hiện đại.

Tổng kết

Thông qua những thông tin trên, Bestme hy vọng bạn đã hiểu rõ bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì và có sự lựa chọn phù hợp. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ làm giảm nguy cơ tăng đường huyết, béo phì và cả đau tim. Người bệnh tiểu đường hãy luôn thận trọng xây dựng cho riêng mình một thực đơn ăn uống thật hiệu quả bạn nhé!