Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh
Thời gian xuất bản: Thứ hai, 25/10/2021, 09:42 (+07:00)
Trong những năm gần đây, căn bệnh tiểu đường đã ngày càng phổ biến khi số người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 ngày càng tăng cao. Nhiều người cảm thấy lo lắng bởi biểu hiện ban đầu của đái tháo đường tuýp 1 không dễ phát hiện.
Do đó, việc trang bị cho mình những kiến thức hữu ích để phòng ngừa và điều trị bệnh là điều rất cần thiết. Hãy cùng Bestme tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh tiểu đường tuýp 1 qua bài viết sau.
1. Tìm hiểu về bệnh tiểu đường tuýp 1
1.1 Bệnh tiểu đường type 1 là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường. Đây là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính.
Bình thường, glucose cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên muốn lấy năng lượng từ glucose thì phải có sự góp mặt của insulin – giúp đường di chuyển theo đường máu nuôi tế bào. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường không sử dụng được glucose vì insulin không được sản xuất hoặc sản xuất thiếu hụt.
Tiểu đường tuýp 1 là căn bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính
Bệnh tiểu đường tuýp 1 còn có tên gọi khác là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin. Chúng sẽ gây phá hủy những tế bào beta của đảo tụy và đòi hỏi người bệnh phải cung cấp insulin từ bên ngoài đưa vào cơ thể.
1.2 Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường loại 1
Đến nay, y khoa vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1. Lý do bạn đầu được xác định là do thiếu hụt insulin vì sự phá hủy của tế bào beta tự miễn dịch.
Bình thường các tế bào miễn dịch trong cơ thể người chỉ chiến đấu với những tác nhân gây hại. Vì một lý do nào đó mà chúng đã nhầm lẫn và phá hủy cả tế bào tiết insulin. Sự phá hủy này kéo dài sẽ khiến nồng độ insulin bị giảm đến mức không thể kiểm soát được lượng glucose trong máu, từ đó dẫn đến bệnh tiểu đường loại 1.
Hiện nay chưa có cách điều trị triệt để bệnh tiểu đường
Tuy nhiên, mọi người có thể hiểu một cách khái quát, nguyên nhân của bệnh tiểu đường loại 1 là do glucose không thể dự trữ vào tế bào, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao gây ra hiện tượng tăng huyết áp.
1.3 Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 1
Những triệu chứng mà bệnh tiểu đường tuýp 1 gây ra rất nhẹ và người bệnh khó nhận biết. Cho đến khi triệu chứng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng thì bệnh nhân mới có thể dễ dàng phát hiện như là:
Thường xuyên khô miệng, khát nước
Dù ăn nhiều nhưng vẫn nhanh đói
Cảm thấy đau bụng, buồn nôn
Đi tiểu nhiều lần trong ngày
Cân nặng sụt giảm không rõ nguyên nhân
Tầm nhìn bị mờ
Da bị nhiễm trùng ở vùng tiết niệu hoặc âm đạo
Ban đêm tè dầm
Trí nhớ suy giảm....
1.4 Bệnh tiểu đường type 1 có nguy hiểm không?
Bệnh tiểu đường type 1 hiện nay không thể điều trị dứt điểm. Mức độ nguy hiểm của bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào việc kiểm soát bệnh lý thông qua các hoạt động ăn, uống, nghỉ ngơi, luyện tập hàng ngày của người bệnh.
Việc kiểm soát căn bệnh này nằm trong tầm tay của mọi người, chỉ cần bạn có một kế hoạch hợp lý, tuân thủ theo mọi chỉ định của bác sĩ.
Tiểu đường type 1 là căn bệnh nguy hiểm
Muốn giảm thiểu khả năng nguy hiểm của bệnh, người bệnh phải quản lý tốt lượng đường trong máu. Làm tốt điều này cơ thể sẽ hoàn toàn khỏe mạnh. Ngược lại, nếu không quản lý tốt lượng đường trong máu, thời gian sau người bệnh sẽ phải đối diện với các nguy cơ bệnh tim, thận, mắt, thần kinh....
2. Cách phòng tránh bệnh tiểu đường tuýp 1
2.1 Ăn low-carb
Thực hiện chế độ ăn uống low-carb là phương pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất. Chúng sẽ giúp làm giảm lượng đường huyết, giảm cân và tăng cường độ nhạy của insulin. So với những người khác, nhóm đối tượng ăn low-carb có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thấp hơn.
2.2 Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
Ăn quá nhiều thức ăn trong cùng một lúc sẽ làm cho lượng đường trong máu nhanh chóng tăng cao. Thay vì vậy, ăn nhiều khẩu phần nhỏ trong ngày sẽ làm giảm tình trạng này. Luyện tập thói quen này, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn sẽ giảm thấp hơn 46% so với người bình thường.
2.3 Hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn
Hạn chế tối đa việc ăn các loại thức ăn chế biến sẵn là một bước cần thiết để bảo vệ sức khỏe.
Hạn chế ăn thức ăn nhanh
Cắt giảm đi những bữa ăn nhiều dầu mỡ này sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 30%. Đồng thời còn có thể phòng tránh được bệnh tim, bệnh béo phì hiệu quả.
2.4 Uống nước lọc
Chỉ cần tích cực uống nước lọc đã là cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả. Không thường xuyên uống nước ngọt, nước có ga hay những loại đồ uống có cồn... Chất bảo quản của những loại nước này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Trong khi đó, uống nhiều nước lọc sẽ giúp làm tăng độ nhạy của insulin.
3. Giới thiệu bột giảm đường huyết DHC
Bột giảm đường huyết DHC Blood Sugar Fiber là thực phẩm giúp làm giảm, ổn định chỉ số đường huyết bệnh tiểu đường tuýp 1. Sản phẩm được chiết xuất từ Guar, là một loài thực vật thuộc họ đậu. Sau khi được phân giải bằng enzyme, Guar được tinh chế và làm thành bột.
Những thủy tinh sơ thực vật Guar Gum sau khi được cơ thể hấp thụ, chúng sẽ giữ các phân tử nước tự do trong đường tiêu hóa, qua đó làm giảm sự gia tăng đường huyết hiệu quả.
Bột DHC Blood Sugar Fiber giúp làm giảm chỉ số đường huyết
Nhiều chuyên gia khẳng định, đây là sản phẩm cực kỳ có lợi trong vấn đề làm hạ chỉ số đường huyết. Ngoài ra, bột DHC Blood Sugar Fiber còn giúp cải thiện vi khuẩn đường ruột từ đó hạn chế những tình trạng khó nói như táo bón, kiết lị.
Mỗi ngày uống 1 gói DHC Blood Sugar Fiber người bệnh sẽ nhanh chóng cảm nhận được hiệu quả mà nó mang lại.
Tổng kết
Bệnh tiểu đường tuýp 1 hiện nay vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm. Chính vì vậy mọi người cần phải chú ý có những phương pháp phòng bệnh trước khi nhiễm bệnh. Còn đối với những bệnh nhân đang mắc phải căn bệnh này, các bạn nên chuẩn bị cho mình những kế hoạch sống vui sống khỏe, sống chung với bệnh. Bestme mến chúc bạn luôn có một cơ thể khỏe mạnh nhé!