[Giải đáp] Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Bệnh đái tháo đường thường không có biểu hiện rõ ràng cho đến khi bệnh chuyển biến nặng. Vậy thực tế bệnh tiểu đường có nguy hiểm không và phải làm thế nào để ngăn chặn căn bệnh này? Hãy cùng Bestme đi tìm đáp án ngay sau đây nhé!
1. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các biến chứng mãn tính làm ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan của cơ thể. Bên cạnh đó, đái tháo đường cũng có thể gây nên các biến chứng cấp tính có nguy cơ cướp đi tính mạng của bệnh nhân. Do đó, đây là căn bệnh nguy hiểm mà bệnh nhân nên chú trọng tầm soát bệnh và chủ động phòng ngừa các biến chứng.
Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm mà bệnh nhân nên chú trọng tầm soát bệnh và chủ động phòng ngừa các biến chứng
2. Bệnh tiểu đường gây biến chứng như thế nào?
2.1 Bệnh tiểu đường biến chứng mãn tính
Biến chứng về mắt
Nồng độ glucose trong máu tăng cao sẽ khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương, thời gian dài sẽ làm giảm thị lực của bệnh nhân. Bên cạnh đó, những biến chứng liên quan đến mắt như đục thủy tinh thể, biến chứng võng mạc đái tháo đường, tăng nhãn áp… cũng có thể xảy ra.
Biến chứng về thận
Thận là bộ phận đảm nhận chức năng thải độc cho cơ thể thông qua loại bỏ các chất thải từ trong máu. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân phổ biến làm suy giảm chức năng thận, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng đào thải độc tố. Đây được xem là biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.
Biến chứng tim mạch
Bệnh nhân đái tháo đường rất thường có nguy cơ cao gặp phải tình trạng huyết áp cao, xơ vữa động mạch… Điều này có thể dẫn đến các biến chứng đau tim, tai biến mạch máu não hoặc thậm chí là đột quỵ.
Biến chứng nhiễm trùng
Lượng đường trong máu cao chính là điều kiện để vi khuẩn sinh sôi. Hơn nữa, hệ miễn dịch của cơ thể cũng bị suy yếu hơn. Đây là nguyên nhân khiến bệnh nhân tiểu đường rất dễ nhiễm trùng ở các bộ phận như răng lợi, tiết niệu dẫn đến tiểu nhiều và cả bộ phận sinh dục.
Các biến chứng của bệnh tiểu đường
Biến chứng về thần kinh
Hầu hết bệnh nhân tiểu đường đều gặp phải các biến chứng phổ biến là tổn thương về thần kinh. Biểu hiện phổ biến của biến chứng này chính là cảm giác sưng, đau hoặc tê bì ở bàn tay, bàn chân… Nghiêm trọng hơn, khi nồng độ glucose máu không được kiểm soát trong thời gian dài sẽ làm tổn thương thần kinh thực vật gây nhồi máu cơ tim, liệt bàng quang, liệt dương, rối loạn tiêu hóa…
Biến chứng khi mang thai
Tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến nhiều tai biến sản khoa cho cả mẹ và bé. Điều này có thể khiến bé sinh ra bị thừa cân và tiềm ẩn nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường trong tương lai.
Tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến nhiều tai biến sản khoa cho cả mẹ và bé
2.2 Bệnh tiểu đường biến chứng cấp tính
Khi bệnh tiểu đường chuyển biến nặng hơn sẽ có thể gây ra nhiều biến những nguy hiểm như:
Hôn mê: Đường huyết quá cao làm tăng áp lực thẩm thấu, có thể dẫn đến hôn mê. Người bệnh rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời
Hạ đường huyết: Khi người bệnh tiểu đường lạm dụng thuốc hạ đường huyết quá mức sẽ dễ làm hạ đường huyết đột ngột. Khi chỉ số đường huyết xuống dưới 3,6mmol/l, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, run chân tay, choáng váng…
3. Biện pháp phòng tránh các biến chứng bệnh tiểu đường
Bệnh nhân đái tháo đường nên tuân thủ sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và tái khám định kỳ. Điều này sẽ giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả của thuốc và kiểm soát nồng độ glucose ở mức an toàn cho cơ thể bạn. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt hàng ngày như:
Kiểm soát chế độ ăn uống: Đây được xem yếu tố quan trọng hàng đầu giúp bệnh nhân tiểu đường phòng tránh các biến chứng do bệnh. Bạn nên cắt giảm các thực phẩm nhiều tinh bột và đường. Bên cạnh đó, các bữa ăn cũng nên hạn chế muối, các chất béo có hại cũng như các loại thịt đỏ. Hãy sử dụng chất béo có lợi như Omega-3, dầu olive và ăn nhiều hơn các nhóm trái cây, rau củ giàu chất xơ và vitamin như bưởi, dâu tây, cam, quýt…
Hãy thay thế các chất béo có lợi bằng chất béo tốt cho sức khỏe
Tập luyện thể thao vừa sức, đều đặn: Chế độ tập luyện có đóng góp rất lớn trong việc làm giảm đường huyết hiệu quả và ngăn ngừa được biến chứng của bệnh tiểu đường. Hãy tập luyện khoảng 30 phút/ ngày để duy trì sức khỏe bạn nhé.
Theo dõi huyết áp và mỡ máu: Bệnh nhân tiểu đường cần đặc biệt quan tâm đến huyết áp và mỡ máu. Bởi các chỉ số này tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến biến chứng tim mạch và thận.
4. Giới thiệu bột giảm đường huyết DHC
Những người quá bận rộn với lịch trình dày đặc, không có nhiều thời gian cho các bữa ăn và tập luyện có thể sử dụng bột giảm đường huyết DHC. DHC Blood Sugar Fiber kiểm soát nồng độ glucose trong máu nhờ thành phần thủy tinh xơ thực vật Guar Gum có nguồn gốc từ đậu. Ngoài chức năng kiểm soát đường huyết, thành phần này cũng giúp cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột. Đây là sản phẩm giúp bạn phòng ngừa các biến chứng đái tháo đường và tránh được cả bệnh táo bón và kiết lị.
Bột giảm đường huyết DHC Blood Sugar Fiber
Điểm đặc biệt nổi trội của sản phẩm đó chính là thành phần Guar Gum phân giải. Guar Gum phân giải có tính giảm khuếch tán các phân tử đường trong đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, chúng còn làm chậm quá trình hấp thu đường của cơ thể, từ đó giúp hạn chế chỉ số đường huyết tăng.
Tổng kết
Những chia sẻ chi tiết của Bestme về bệnh tiểu đường cho thấy được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Từ đó, cả bệnh nhân đái tháo đường nói riêng và tất cả mọi người nói chung nên chú trọng tầm soát bệnh tiểu đường. Hãy thực hiện chế độ ăn uống điều độ, bổ sung sinh dưỡng hợp lý, kết hợp tập luyện và khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa tiểu đường và các biến chứng do bệnh nhé