Tại sao bị nổi mụn nước ở môi? Cách trị thế nào? Kiêng ăn gì?
Thời gian xuất bản: Thứ năm, 25/07/2024, 11:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ năm, 25/07/2024, 11:25 (+07:00)
1. Tại sao môi bị nổi mụn nước? Nổi mụn nước ở môi là bệnh gì?
1.1 Môi nổi mụn nước do nhiệt miệng
1.2 Môi bị mụn nước do mụn rộp
1.3 Viêm da tiếp xúc
1.4. Bệnh giang mai
2. Nguyên nhân khiến mụn nước ở môi gia tăng
3. Triệu chứng, biểu hiện bị mụn nước ở môi
4. Hướng dẫn cách trị môi bị nổi mụn nước hiệu quả
4.1 Điều trị bị mụn nước ở mép môi bằng thuốc
4.2 Các phương pháp hỗ trợ điều trị mọc mụn nước ở môi
4.3 Mụn nước ở môi bao lâu thì khỏi? Khi nào cần khám bác sĩ?
5. Bị mụn nước ở môi kiêng ăn gì? Nên ăn gì?
6. Hướng dẫn chăm sóc, phòng ngừa mụn nước trên môi tái phát
Tổng kết
Nổi mụn nước ở môi thường do nguyên nhân nhiệt miệng, loét miệng, mụn rộp,... gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cảm giác khó chịu. Cùng Bestme tìm hiểu cách trị môi bị nổi mụn nước ngay trong bài viết này.
1. Tại sao môi bị nổi mụn nước? Nổi mụn nước ở môi là bệnh gì?
Môi bị mụn nước có thể là dấu hiệu cảnh báo của một loại bệnh nào đó. Cụ thể, dưới đây là một số căn bệnh có biểu hiện này bạn cần chú ý đến:
1.1 Môi nổi mụn nước do nhiệt miệng
Nhiệt miệng là bệnh lý do virus Herpes simplex gây ra. Khi bị nhiệt miệng, có thể xuất hiện nốt mụn nước nhỏ, trong suốt, dịch mủ trắng ở môi, lưỡi, miệng và cả vùng niêm mạc lợi. Bên cạnh đó còn có những biểu hiện khác như viêm đỏ, sưng môi, sốt, buồn ngủ, khó chịu...
1.2 Môi bị mụn nước do mụn rộp
Mụn rộp môi là kết quả của việc tắc nghẽn tuyến dầu ở môi hoặc có thể do những phản ứng dị ứng khác. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các nốt mụn nước ở môi trắng li ti, có vết đỏ, sưng đau hoặc thậm chí bị ngứa ngáy.
1.3 Viêm da tiếp xúc
Mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc da khác có thể gây kích ứng da và gây viêm ở mặt và môi. Viêm da tiếp xúc dị ứng là một bệnh ngoài da dạng chàm liên quan đến cảm giác châm chích, đau nhức, nóng rát, ngứa và đau.
1.4. Bệnh giang mai
Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh có thể gây ra các vết loét quanh miệng, môi, kèm theo một số triệu chứng khác như sốt, đau họng, mệt mỏi,....
2. Nguyên nhân khiến mụn nước ở môi gia tăng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi nổi mụn nước. Một số tác nhân có thể kể đến như:
- Dị ứng son
Đối với chị em phụ nữ, son môi là vật dụng không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu sử dụng son không đảm bảo chất lượng có thể dẫn đến tình trạng dị ứng, kích ứng. Nếu bị dị ứng son môi, ngoài việc xuất hiện mụn nước thì còn có thể dẫn đến các nguyên nhân khác như: Sưng viêm, khô nứt, môi thâm...
- Phun xăm môi không an toàn
Phun xăm môi không đảm bảo chất lượng có thể gây hiện tượng dị ứng. Biểu hiện của việc xăm môi không an toàn là có gây ra nhiễm trùng, xuất hiện mụn nước ở môi, mụn trắng, sưng tấy... Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách tình trạng phun môi bị mụn nước có thể dẫn đến các vấn đề nguy hiểm khác về sức khỏe.
- Nội tiết tố thay đổi
Thay đổi nội tiết tố cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mụn nước. Nguyên nhân là do cơ thể sản xuất nhiều dầu trên bề mặt da, dẫn đến bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho mụn nước phát triển.
- Cháy nắng
Tia cực tím (UV) có thể gây phồng rộp môi nếu vết cháy nắng đặc biệt nghiêm trọng.
- Hệ miễn dịch yếu
Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể, tế bào da, ngăn ngừa sự phát triển và lây lan của vi khuẩn gây viêm nhiễm. Nếu hệ miễn dịch yếu, cơ thể sẽ không có đủ khả năng kiểm soát vi khuẩn, làm tăng nguy cơ bị nổi mụn nước ở môi và các vấn đề về da khác.
3. Triệu chứng, biểu hiện bị mụn nước ở môi
Mọc mụn nước trên môi sẽ có những biểu hiện bất thường xuất hiện. Nếu bạn có một trong những biểu hiện dưới đây thì hãy chủ động đến gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra nhé:
- Mụn nước có kích thước nhỏ xuất hiện thành chùm trên nền da sưng đỏ. Vị trí xuất hiện của chúng thường tập trung ở môi trên, môi dưới nơi tiếp giáp với vùng da kế cận.
- Mụn nước bị vỡ sẽ dẫn đến hiện tượng tràn dịch ra bên ngoài, lây lan sang các vùng khác trên cơ thể hoặc thậm chí có thể lan sang người bên cạnh.
- Có cảm giác ngứa ngáy kèm theo đau rát.
- Có cơn sốt đi kèm, đau họng
- Hơi sưng hạch cổ mức độ nhẹ.
- Trẻ em nổi mụn nước ở môi có thể bị chảy nước dãi nhiều.
Các biểu hiện ban đầu của bệnh thường khá nhẹ, không quá nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn chủ quan không đi gặp bác sĩ thì tình trạng có thể diễn ra nghiêm trọng hơn cho những lần bùng phát sau này.
4. Hướng dẫn cách trị môi bị nổi mụn nước hiệu quả
Mụn nước mọc ở môi có thể can thiệp điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Cụ thể dưới đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo thêm:
4.1 Điều trị bị mụn nước ở mép môi bằng thuốc
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ có thể tùy chỉnh các loại thuốc để bạn sử dụng. Các loại thuốc được dùng để điều trị mụn nước bao gồm có:
- Thuốc kháng virus dạng bôi giúp diệt virus, tránh gây tái phát và lây lan sang các vùng da lân cận. Yêu cầu của loại thuốc này là sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc giảm đau như aspirin, acetaminophen,... dùng để giảm cơn đau do nốt mụn gây ra. Lưu ý, riêng thuốc aspirin không dùng cho trẻ nhỏ để tránh gây hội chứng Reye.
✔️✔️✔️Xem cụ thể hơn : Bị mụn nước ở môi bôi thuốc gì
4.2 Các phương pháp hỗ trợ điều trị mọc mụn nước ở môi
Với các trường hợp bị mụn nước mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các phương pháp để giảm nhẹ triệu chứng như:
- Chườm đá hoặc nước lạnh mỗi lần 20 phút để giảm sưng, ngứa. Tần suất thực hiện 3 lần/ngày.
- Súc miệng với baking soda để làm dịu nhanh cơn đau miệng.
- Uống nhiều nước.
- Bôi nha đam hoặc kem dưỡng ẩm để làm dịu vùng da sưng rộp, cung cấp thêm độ ẩm.
4.3 Mụn nước ở môi bao lâu thì khỏi? Khi nào cần khám bác sĩ?
Mụn nước xuất hiện có thể tự khỏi sau 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, trong thời gian nốt mụn vẫn còn xuất hiện có thể gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cho người bệnh. Chính vì vậy, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc, giảm nhanh triệu chứng, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
5. Bị mụn nước ở môi kiêng ăn gì? Nên ăn gì?
Mụn nước mọc ở môi có thể gây ra cảm giác khó khăn cho người bệnh trong quá trình ăn uống. Tuy nhiên, bạn vẫn cần có thực đơn khoa học để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, tránh làm cho bệnh càng nặng thêm.
Một số loại thực phẩm bạn nên hạn chế ăn trong khi có nốt mụn nước gồm có:
- Đồ ăn cay nóng như ớt, gừng, tiêu,...vì chúng có thể làm tăng độ ngứa ngáy.
- Chất kích thích như cà phê, thuốc lá...vì sẽ gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho nốt mụn lây lan sang các vùng lân cận.
- Đồ ăn có nhiều chất béo có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở nốt mụn.
- Thực phẩm có vị chua như chanh, cam, quýt...
Ngoài các nhóm thực phẩm bạn nên tránh thì trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình điều trị mụn nước như:
- Nhóm thực phẩm chứa vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình tái tạo da như cà chua, dâu,...
- Nhóm thực phẩm chứa omega 3 như cá hồi, hạt chia...để tăng hiệu quả chống viêm và hỗ trợ tăng đề kháng.
- Nhóm thực phẩm giàu kẽm như thịt gia cầm, hạt hướng dương...để kích thích da sản xuất thêm dầu, hỗ trợ quá trình phục hồi da...
- Nhóm thực phẩm chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da trước những gốc tế bào tự do gây hại như cà rốt, hạt dẻ, lúa mạch...
⭐⭐⭐Bài viết cùng chủ đề : Mụn nước dưới lưỡi
6. Hướng dẫn chăm sóc, phòng ngừa mụn nước trên môi tái phát
Nốt mụn nước ở môi có thể tái phát nếu bạn không chăm sóc kỹ lưỡng. Chính vì vậy, bạn nên chủ động chăm sóc nốt mụn kỹ lưỡng để tránh tình trạng tái phát:
- Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc chủ động bôi kem chống nắng mỗi khi ra ngoài để tăng cường hiệu quả bảo vệ.
- Không nên tiếp xúc quá thân mật với người khác để tránh nguy cơ lây lan.
- Sử dụng đồ dùng cá nhân riêng biệt để tránh nguy cơ lây lan sang vùng da bên cạnh....
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về mụn nước ở môi mà Bestme đã tổng hợp lại để bạn tham khảo. Hy vọng, bạn sẽ biết cách nhận biết nốt mụn sớm, chủ động điều trị kịp thời.
Đừng quên cập nhật các thông tin hữu ích về làm đẹp trên trang web của Bestme thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!
Nguồn tham khảo thông tin:
Blister on lip: What are the different types and how are they treated? - https://www.medicalnewstoday.com/articles/blister-on-lip
What Causes Blisters on Lips? - https://www.medicinenet.com/what_causes_blisters_on_lips/article.htm
Different Types Of Blisters On The Lip - https://healthmatch.io/cold-sores/different-types-of-blisters-on-the-lip