Nguyên nhân môi khô và cách trị môi khô và thâm
Thời gian xuất bản: Thứ sáu, 26/04/2019, 10:10 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 18/10/2023, 10:43 (+07:00)
1. Khô môi là hiện tượng gì? Tình trạng môi khô thường gặp
1.1 Môi khô vào mùa hè
1.2 Tình trạng khô môi mùa lạnh
1.3 Môi khô sau khi phun xăm
1.4 Tình trạng khô môi không ăn son
2. 4 nguyên nhân gây khô môi
3. Tình trạng môi khô và thâm làm sao hết?
3.1 Môi khô và thâm nên dùng son dưỡng nào?
3.2 Môi khô bôi gì? Mặt nạ dưỡng môi từ tự nhiên
Tổng kết
Môi khô và xỉn màu là tình trạng thường gặp và khiến tổng thể gương mặt trở nên thiếu sức sống. Việc đầu tư vào son dưỡng có màu là giải pháp tiện lợi, nhanh chóng giúp phục hồi và điểm sắc hồng cho môi. Hãy cùng Bestme review son dưỡng có màu DHC để cân nhắc có nên lựa chọn dòng son này không nhé!
1. Khô môi là hiện tượng gì? Tình trạng môi khô thường gặp
Khô môi là hiện tượng môi bị thiếu hụt độ ẩm thường đi kèm với các biểu hiện bong tróc, nứt nẻ,…
1.1 Môi khô vào mùa hè
Một điều khá bất ngờ là vào thời tiết nóng ẩm của mùa hè đôi môi vẫn có thể trở nên khô ráp. Khi tiếp xúc nhiều với nắng, tác hại từ tia tử ngoại khiến cho môi bị thất thoát độ ẩm nhanh chóng, dễ lão hóa. Do đó, hãy quan tâm hơn đến việc dưỡng ẩm và chống nắng cho môi vào mùa hè.
Khi tiếp xúc nhiều với nắng mùa hè, tác hại từ tia tử ngoại khiến cho môi bị thất thoát độ ẩm nhanh chóng, gây khô nứt môi
1.2 Tình trạng khô môi mùa lạnh
Khi thời tiết chuyển lạnh, không khí hanh khô, độ ẩm môi trường bên ngoài thấp sẽ làm môi luôn trong tình trạng khô ráp, dễ bị nứt nẻ. Do đó, bạn nên dưỡng ẩm liên tục cũng như uống đủ nước để cân bằng độ ẩm cho môi.
1.3 Môi khô sau khi phun xăm
Có không ít trường hợp phái đẹp sau khi thực hiện phun xăm gặp phải tình trạng khô môi. Nguyên nhân thực tế có thể xuất phát từ việc lựa chọn các địa điểm thẩm mỹ kém chất lượng sử dụng các loại mực nhân tạo, pha tạp chất sẽ khiến môi bị bong tróc sau khi xăm. Ngoài ra, chế độ chăm sóc ngay sau khi xăm hoặc cơ địa của bạn cũng ảnh hưởng đáng kể đến độ ẩm của môi.
1.4 Tình trạng khô môi không ăn son
Môi không ăn son là hiện tượng khi đánh son, môi rất nhanh bị trôi màu và không bám son. Đặc biệt, khu vực lòng môi không ăn son hoặc lên màu rất nhạt.
2. 4 nguyên nhân gây khô môi
- Thói quen liếm môi
Thói quen liếm môi được xem là sai lầm phổ biến gây khô môi mà rất nhiều người mắc phải. Chuyên gia da liễu cho biết trong nước bọt có chứa enzyme làm phá vỡ kết cấu chất béo và protein - 2 thành phần cơ bản hình thành đôi môi. Do đó, việc liếm môi chẳng những không giúp môi ẩm hơn như nhiều người lầm tưởng mà ngược lại chỉ khiến môi khô hơn.
Thói quen liếm môi được xem là sai lầm phổ biến gây khô môi mà rất nhiều người mắc phải
- Thiếu nước
Do kết cấu của môi không có tuyến dầu nên việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp bổ sung độ ẩm đáng kể cho môi. Vì vậy, nếu bạn không uống đủ nước, môi sẽ khô ráp và bong tróc theo cơ chế tự nhiên.
- Thiếu vitamin
Thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin B2 khiến môi dễ bị khô nứt, thậm chí còn có cảm giác ngứa khó chịu
- Do môi trường
Việc thường xuyên làm việc trong môi trường máy lạnh cũng là nguyên nhân phổ biến khiến môi dễ bị bong tróc. Ngoài ra, những ai thường phải tiếp xúc với ánh nắng cũng dễ khiến môi nứt nẻ và xỉn màu.
Ngồi phòng điều hòa nhiều giờ liền có thể khiến môi bị khô
3. Tình trạng môi khô và thâm làm sao hết?
3.1 Môi khô và thâm nên dùng son dưỡng nào?
Để cứu cánh cho đôi môi khô và thâm xỉn, bạn có thể trải nghiệm son dưỡng màu DHC Pure Color Lip Cream. Dòng son này sở hữu đến 4 tính năng nổi trội: dưỡng ẩm sâu, hiệu ứng màu tự nhiên, chống nắng và làm hồng môi.
Son sở hữu những loại dầu tự nhiên với khả năng cấp ẩm cao như dầu olive và jojoba. Nhờ đó, sản phẩm tăng độ căng mong cho môi, giúp làm dịu nhanh chóng tình trạng khô nứt.
Son dưỡng màu DHC Pure Color Lip Cream
Khả năng lên màu chuẩn hiệu ứng tự nhiên giúp che phủ tình trạng thâm xỉn, thiếu sức sống. Ngoài ra, son còn phủ lên môi lớp chống nắng giúp bảo vệ môi khỏi tia cực tím từ ánh nắng mặt trời.
Mua ngay son dưỡng màu DHC Pure Color Lip Cream với giá ưu đãi tại Bestme:
product_sku=4511413523964
3.2 Môi khô bôi gì? Mặt nạ dưỡng môi từ tự nhiên
- Dưỡng môi bằng mật ong
Mật ong có tác dụng tẩy da chết môi, xóa mờ các nếp nhăn, dưỡng ẩm và làm mềm môi. Dưỡng môi bằng mật ong một thời gian bạn cũng sẽ nhận thấy môi sáng hồng, căng mọng hơn. Bạn có thể thoa mật ong lên môi trước khi ngủ và để lại qua đêm, hay rửa lại với nước hoặc lau nhẹ vào buổi sáng hôm sau đều được.
Mật ong có tác dụng tẩy da chết, xóa mờ các nếp nhăn, dưỡng ẩm và làm mềm môi
==> Xem thêm: Cách tẩy da chết môi bằng mật ong hiệu quả
- Dưỡng môi bằng dầu dừa
Thành phần acid lauric trong dầu dừa có khả năng dưỡng ẩm tối ưu giữ cho môi độ mềm mịn, căng mọng. Bên cạnh đó, dầu dừa cũng sở hữu hàm lượng vitamin E cao giúp chống lão hóa và điều trị tình trạng môi nứt nẻ ngay cả vào thời tiết hanh khô. Bạn có thể dưỡng môi với dầu dừa nguyên chất và để qua đêm hoặc chỉ dưỡng 10 – 15 phút rồi lau sạch.
Sở hữu ngay son dưỡng DHC Lip Cream để dưỡng môi khô căng mọng và hồng hào:
product_sku=4511413503997
Tổng kết
Tình trạng môi khô hoàn toàn có thể được cải thiện chỉ cần bạn chăm sóc đúng cách và sử dụng đúng sản phẩm. Bên cạnh đó, hãy lưu ý khắc phục các thói quen làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi. Các bí quyết mà Bestme chia sẻ sẽ giúp bạn sở hữu đôi môi mềm mại, căng mọng trong thời gian sớm nhất đấy!
Cùng theo dõi Bestme để có thêm nhiều kiến thức chăm sóc môi và mẹo làm đẹp hữu ích khác!