Hình ảnh tất cá các loại mụn trên mặt thường gặp và cách trị
Thời gian xuất bản: Thứ hai, 13/11/2023, 13:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ hai, 13/11/2023, 13:50 (+07:00)
1. Nhận biết các loại mụn viêm
1.1 Mụn mủ
1.2 Mụn bọc
1.3 Mụn nang
1.4 Mụn đầu đinh
1.5 Mụn nhọt
2. Tất cả các loại mụn không viêm thường gặp
2.1 Mụn cám
2.2 Mụn ẩn
2.3 Mụn đầu đen
2.4 Mụn đầu trắng
3. Một số các loại mụn khác
3.1 Mụn thịt
3.2 Mụn cóc
4. Cách điều trị, phòng ngừa các loại mụn
Tổng kết
Mụn vốn được coi là nỗi ám ảnh của nhiều người. Mỗi loại mụn sẽ cần những cách điều trị khác nhau để đem lại hiệu quả tốt nhất. Do đó, việc phân biệt các loại mụn khi điều trị là vô cùng quan trọng.
Bài viết này, Bestme sẽ bật mí tất cả các loại mụn trên mặt thường gặp và cách trị hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua nhé!
1. Nhận biết các loại mụn viêm
Mụn viêm thường có biểu hiện sưng đỏ, đầu cứng, không có chân và thường gây đau nhức khó chịu khi chạm vào. Dưới đây là các loại mụn viêm phổ biến nhất!
1.1 Mụn mủ
Mụn mủ vốn là nốt sưng đỏ trên da, có đầu màu vàng hoặc trắng. Bên trong các nốt mụn mủ chứa đầy dịch gồm dầu nhờn, tế bào da chết và vi khuẩn.
| |
| |
| |
1.2 Mụn bọc
Mụn bọc là tình trạng mụn bị sưng viêm, cứng. Trong ổ mụn có chứa mủ màu trắng hoặc vàng và gây đau nhức. Nếu không điều trị đúng cách, loại mụn này có thể lan rộng hoặc để lại sẹo về sau.
| |
| |
| |
1.3 Mụn nang
Mụn nang vốn là biến thể của mụn trứng cá. Chúng phát triển từ sâu bên trong da thành những nốt sưng đỏ như những khối u xuất hiện trên bề mặt da. Loại mụn này sẽ chứa đầy dịch mủ, gây đau nhức, khó chịu.
| |
| |
| |
1.4 Mụn đầu đinh
Mụn đầu đinh thường gặp ở người trưởng thành và có thể gây ra biến chứng khi lây nhiễm mạnh lan vào các xoang mặt. Từ đó gây viêm, tắc tĩnh mạch xoang dẫn đến nhiễm trùng máu nên vô cùng nguy hiểm.
| |
| |
| |
1.5 Mụn nhọt
Đây là một tình trạng nhiễm trùng da. Những nốt mụn nhọt sẽ hình thành dưới da, gây sưng, đau, có mủ.
| |
| |
| |
2. Tất cả các loại mụn không viêm thường gặp
Mụn không viêm là tình trạng mụn không gây sưng, đỏ hay đau nhức. Loại mụn này có thể gặp ở tất cả mọi người và mọi lứa tuổi khác nhau.
2.1 Mụn cám
Mụn cám là tình trạng lỗ chân lông bị tắc, biểu hiện bằng những nốt nhỏ li ti khiến làn da kém mịn màng.
| |
| |
| |
2.2 Mụn ẩn
Mụn ẩn vốn là một dạng của mụn trứng cá, nhưng nằm sâu trong da, tệp màu da và khó có thể quan sát bằng mắt thường. Thế nhưng, khi đưa tay sờ, có thể cảm nhận được được mụn sần, lộm cộm.
| |
| |
| |
2.3 Mụn đầu đen
Mụn đầu đen có dạng những nốt mụn màu đen xuất hiện trên bề mặt da, nhân mụn hở. Do nhân mụn nhô lên sẽ tiếp xúc với oxi bên ngoài, khiến cho chúng bị oxi hóa và có màu đen.
| |
| |
| |
2.4 Mụn đầu trắng
Mụn đầu trắng vốn là một loại mụn trứng cá với nhân mụn đóng, không gây tổn thương và không viêm.
| |
| |
| |
3. Một số các loại mụn khác
Một số loại mụn khác cũng thường xuất hiện trên mặt chính là mụn thịt và mụn cóc.
3.1 Mụn thịt
Mụn thịt vốn là u lành tính thường xuất hiện ở người trưởng thành. Tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng mụn thịt lại dễ gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti bởi vẻ ngoài.
| |
| |
| |
3.2 Mụn cóc
Mụn cóc vốn được coi là những khối u nhỏ lành tính, hình thành do nhiễm vi rút HPV, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính.
| |
| |
| |
4. Cách điều trị, phòng ngừa các loại mụn
Để điều trị và phòng ngừa các loại mụn hiệu quả, bạn cần tuân thủ những lưu ý dưới đây:
- Xây dựng một lối sống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học điều độ. Đặc biệt cần hạn chế nạp thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng vì chúng sẽ làm tăng sự tiết nhờn trên da, làm tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn đến mụn hình thành. Ngoài ra, tinh thần thoải mái, tránh bị căng thẳng, áp lực quá mức cũng là cách để hạn chế mụn hình thành.
- Làm sạch da kỹ càng, đặc biệt không quên tẩy trang vào cuối ngày kể cả khi không ra ngoài hoặc không trang điểm. Ngoài việc, sử dụng sản phẩm làm sạch có đặc tính dịu nhẹ, bạn đừng quên thoa toner để cân bằng pH trên da.
- Bên cạnh việc làm sạch da, việc dưỡng ẩm vô cùng quan trọng để làm da sớm hồi phục. Ngoài ra, bạn đừng quên tẩy tế bào chết đều đặn mỗi tuần để lỗ chân lông được thông thoáng nhé!
- Đối với làn da mụn, hãy ưu tiên mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, chất lượng, thành phần lành tính chuyên trị mụn như tràm trà, bí đao, rau má, diếp cá. Ngoài ra, bạn cần chọn sản phẩm có khả năng thẩm thấu nhanh, không gây nặng, bí da mặt để tránh nguy cơ kích ứng.
- Thoa kem chống nắng với chỉ số SPF 35+ và PA++++ mỗi ngày để bảo vệ làn da một cách toàn diện.
- Tuân thủ đúng liều lượng và tần suất sử dụng các loại thuốc bôi trị có chứa thành phần như Retinol, Benzoyl Peroxide, Salicylic Acid, Azelaic Acid,… Tuyệt đối không nên lạm dụng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Tổng kết
Qua bài viết này, Bestme đã giúp bạn phân biệt các loại mụn trên mặt thường gặp cũng như tư vấn một số cách điều trị mụn an toàn nhất. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn xác định chính xác loại mụn mình gặp phải là gì để có phương pháp điều trị mụn phù hợp cũng như sớm lấy lại làn da mịn màng như ý.