[Giải đáp] Đối tượng nào nên bổ sung kẽm? Cần lưu ý gì khi bổ sung?
Kẽm tham gia vào nhiều hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, và đặc biệt không thể thiếu đối với hệ miễn dịch. Do đó việc bổ sung kẽm là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, việc không nắm rõ các lưu ý khi bổ sung kẽm có thể gây hại cho sức khỏe. Hãy đọc ngay bài hỏi đáp cùng Dược sĩ - Tiến sĩ Phạm Hải của Bestme để biết cách bổ sung kẽm chuẩn nhất nhé!
1. Những ai không nên uống kẽm?
Ds - Ts. Phạm Hải: Các đối tượng mẫn cảm với các thành phần của sản phẩm thì nên lưu ý khi sử dụng. Ngoài ra các trường hợp sau đây cũng không nên uống kẽm: nồng độ axit oxalic trong nước tiểu cao, rối loạn chuyển hóa sắt gây tăng dự trữ sắt, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu do thiếu hụt pyruvate kinase và G6PD.
Người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm không nên uống kẽm
2. Mẹ bầu hoặc đang cho con bú có uống kẽm được không?
Ds - Ts. Phạm Hải: Kẽm hầu như an toàn cho hầu hết phụ nữ mang thai và cho con bú khi được sử dụng với lượng khuyến cáo hằng ngày (RDA). Tuy nhiên, không được sử dụng liều cao ở phụ nữ cho con bú và không an toàn cho phụ nữ mang thai.
Hàm lượng kẽm an toàn cho hai đối tượng này là:
Phụ nữ mang thai: 13mg/ngày.
Phụ nữ cho con bú: 14mg/ngày.
Những người phụ nữ mang thai và cho con bú trên 18 tuổi không nên dùng quá 40mg kẽm/ngày.
Lưu ý: Một số dấu hiệu thiếu kẽm khi mang thai là chán ăn, miễn dịch kém, dễ nhiễm trùng, khứu giác và vị giác bị thay đổi mạnh (miệng có vị kim loại, không cảm nhận được mùi vị thức ăn).
Kẽm cũng rất quan trọng với phụ nữ đang mang thai
3. Khi bị mụn nội tiết có nên sử dụng viên uống kẽm không? Có thể kết hợp kẽm cùng với viên rau củ, vitamin C, vitamin E được không?
Nguyên nhân chính gây ra mụn nội tiết là do nội tiết bị thay đổi, sự sụt giảm nồng độ hormone estrogen hoặc sự gia tăng của hormone loại androgen mà đặc biệt là testosterone. Khi đó da sẽ sản xuất nhiều dầu và bã nhờn gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
Mụn nội tiết bao gồm mụn bọc, mụn đầu trắng, mụn mủ và u nang. Mụn nội tiết xuất hiện là do những vấn đề bên trong cơ thể, do đó cần kết hợp chăm sóc da cả bên ngoài và bên trong.
Chăm sóc da bên ngoài:
Hạn chế trang điểm dày.
Tẩy trang làm sạch da mỗi tối để tránh phát sinh mụn ẩn, bí tắc thêm lỗ chân lông
Rửa mặt 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Cấp ẩm đầy đủ cho da.
Tẩy da chết 1 lần/tuần.
Làm sạch da để hạn chế bít tắc lỗ chân lông
Chăm sóc da từ bên trong:
Phải xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh và dinh dưỡng phù hợp.
Bổ sung các chất xơ từ rau, củ, quả, bổ sung kẽm, omega 3, magie, và các vitamin A, E, C, B6.
Tăng lượng tiêu thụ các axit béo thiết yếu, vì nó có thể làm giảm việc sản xuất Androgen.
Áp dụng các biện pháp để tránh Cortisol bị dư thừa (nguyên nhân gây ra mụn), ví dụ như ngủ đủ giấc, tập thể dục vừa phải (mức 40–60% khả năng), kiểm soát cảm xúc lo lắng căng thẳng, thư giãn (hít thở sâu, massage, yoga, thiền) và giữ tâm trạng tích cực.
Một số thảo dược cũng có thể được áp dụng giúp cân bằng nồng độ hormone cortisol như: sâm Ấn Độ, ngũ vị tử, hương nhu tía, rễ vàng, rễ cam thảo, rễ hoàng kỳ.
Bổ sung thêm dưỡng chất như omega 3 để chăm sóc da từ bên trong
4. Một số lưu ý khi bổ sung kẽm cho cơ thể
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn cần nhớ khi quyết định bổ sung kẽm cho cơ thể.
Bổ sung hàm lượng kẽm phù hợp với thể trạng.
Không nên uống kẽm khi bụng đói vì có thể gây rối loạn tiêu hóa.
Nên bổ sung kẽm trong khoảng 2-3 tháng và uống đều đặn vào mỗi buổi sáng sau bữa sáng.
Tránh uống kẽm với kháng sinh vì có thể gây ức chế tác dụng của kẽm.
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học và đảm bảo dinh dưỡng.
Một số lưu ý khi sử dụng viên uống kẽm DHC Zinc:
Dừng uống khí phát hiện bất thường.
Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm.
Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng nếu bạn đang dùng sản phẩm khác hoặc đang điều trị tại bệnh viện.
Để xa tầm tay trẻ em.
Việc dùng kẽm quá liều sẽ làm giảm khả năng hấp thụ đồng. Không nên dùng quá liều lượng.
Sử dụng ngay sau khi mở bao bì. Đóng túi ngay sau khi sử dụng.
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời.
Một số lưu ý để bổ sung kẽm đúng cách
Tổng kết
Xác định rõ đối tượng và hàm lượng bổ sung viên kẽm cũng là điều vô cùng quan trọng. Bổ sung kẽm đúng cách sẽ giúp cơ thể ngày một khỏe mạnh. Đừng bỏ qua các bài hỏi đáp cùng chuyên gia để có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe bạn nhé!