CTKM 25-29/4

Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?

Tác giả:

Thứ tư, 27/03/2024, 14:00 (+07:00)

Cam thảo được biết đến là một loại thảo dược quen thuộc xuất hiện trong những bài thuốc Đông y, các loại gia vị, đồ uống,... mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy cam thảo có tác dụng gì và kỵ với gì nhất? Có nên uống cam thảo mỗi ngày không? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Bestme để tìm lời giải đáp chi tiết nhất nhé!

1. Cam thảo là gì?

Cam thảo là một loại cây thân thảo sống lâu năm, chiều cao khoảng 1- 1.5m và được bao phủ bởi nhiều lông tơ nhỏ xung quanh. Các lá kép dài từ 2 - 2.5cm tạo thành một cấu trúc xanh mát. Quả cam thảo cong như lưỡi liềm với chiều dài từ 3- 4cm, rộng khoảng 6- 8cm, bề mặt màu nâu đen với nhiều lông, bên trong chứa 2- 8 hạt dẹp màu xanh đen hoặc nâu xám. 

Cam thảo là một vị thuốc sử dụng trong cả Đông y và Tây y. Phần thân và rễ phơi khô để làm thuốc, vị ngọt, thơm và tính bình. Hơn nữa, cây cam thảo còn có chứa axit glycyrrhizic, một loại thành phần hóa học có nhiều tác dụng trong hỗ trợ và điều trị bệnh. 

Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất? - 1
Cam thảo là một vị thuốc sử dụng trong cả Đông y và Tây y

2. Cam thảo có tác dụng gì?

Cam thảo tươi hay khô đều có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt trong những bài thuốc điều trị bệnh. Một số công dụng điển hình của loại thảo dược này phải kể đến như: 

2.1 Cải thiện các bệnh về da

Rễ cây cam thảo chứa hơn 300 hợp chất khác nhau, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và kháng virus. Chiết xuất từ loại cây này đã được các chuyên gia xác nhận là mang lại hiệu quả trong việc cải thiện các bệnh về da như chàm da, mụn nhọt,....

2.2 Cải thiện chứng trào ngược axit dạ dày

Sử dụng cam thảo chữa trào ngược dạ dày là bài thuốc được biết đến từ rất lâu trong dân gian. Với những người thường xuyên bị khó tiêu, trào ngược, cam thảo giúp giảm chướng bụng, ợ chua và làm dịu dạ dày. Từ đó, cải thiện sức khỏe đường ruột, hệ tiêu hóa và ngăn ngừa chứng khó tiêu.

Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất? - 2
Cam thảo cải thiện chứng trào ngược axit dạ dày

2.3 Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Như đã nêu ở trên, rễ cam thảo chứa hàm lượng glycyrrhizin dồi dào. Chất này có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ làm lành tổn thương do loét dạ dày, tá tràng. Đồng thời, bảo vệ hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày và đường ruột. 

2.4 Hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp trên

Chứa các thành phần có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn nên cam thảo rất tốt cho những người bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Chất glycyrrhizin được biết đến như "thần dược" trong bài thuốc điều trị hen suyễn. Vì thế, thảo dược này không chỉ sử dụng trong bài thuốc Đông y mà còn dùng làm nguyên liệu chiết xuất cho những loại thuốc Tây y. 

Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất? - 3
Cam thảo rất tốt cho những người bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

2.5 Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

Chiết xuất rễ cây cam thảo chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời, ngăn ngừa một số loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư da, ung thư đại tràng và ung thư vú.

2.6 Thanh nhiệt, làm mát cơ thể

Cam thảo ngọt nhẹ, thơm được đun nấu các loại đồ uống thơm ngọt và giải nhiệt. Đến nay, loại thảo dược này vẫn xuất hiện trong những loại trà giải nhiệt có hương vị thơm ngon, dễ uống giúp thanh lọc và làm mát cơ thể. 

Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất? - 4
Cam thảo xuất hiện trong những loại trà giải nhiệt

3. Cam thảo kỵ gì?

Cam thảo kỵ thịt lợn, cải thìa, nhân trần và rong biển. Ngoài ra, cam thảo còn tương tác với một số loại thuốc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng như: 

  • Thuốc nội tiết hormone như ethinyl estradiol, estradiol và estrogen.
  • Thuốc phòng tránh thai.
  • Thuốc điều trị viêm Corticosteroid như prednisone, dexamethasone và methylprednisolone.
  • Thuốc chống đông.
  • Thuốc lợi tiểu như hydrochlorothiazide, chlorothiazide.
  • Thuốc hạ Kali.
  • Thuốc nhịp tim.
  • Thuốc chữa tăng huyết áp như valsartan, amlodipine, hydrochlorothiazide, captopril và furosemide.

4. Ứng dụng cam thảo trong ngành mỹ phẩm

Những loại thảo dược thiên nhiên là nguyên liệu chăm sóc sức khỏe và làm đẹp vô cùng hữu dụng nên nhiều nhà nghiên cứu và sản xuất mỹ phẩm đã tìm kiếm để tận dụng lợi ích của chúng. Một trong những nguyên liệu sử dụng rộng khắp ngành mỹ phẩm, chăm sóc da chính là chiết xuất cam thảo. 

Chiết xuất cam thảo thường có trong những loại mỹ phẩm dưỡng da, tinh dầu phục hồi, sữa rửa mặt, kem ủ trắng và các sản phẩm trang điểm như phấn nền, kem lót, kem nền, phấn nước và kem che khuyết điểm. Những công dụng của chiết xuất cam thảo trong làm đẹp có thể kể đến: 

  • Hỗ trợ giải độc, chống viêm và điều trị các bệnh lý về da. 
  • Thành phần glabridin trong chiết xuất cam thảo ức chế quá trình sản sinh melanin, giúp làn da trắng trẻo và hồng hào tự nhiên. 
  • Ức chế hoạt động của cyclooxygenase (COX)-2 và prostaglandin E2 (PGE2)- các tác nhân gây cảm giác đau da do cháy nắng. 
  • Hỗ trợ điều trị mụn, giảm thâm nám, kích thích quá trình phục hồi và tái tạo tế bào da mới. 
Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất? - 5
Chiết xuất cam thảo thường có trong những loại mỹ phẩm dưỡng da

5. Có nên dùng cam thảo mỗi ngày không?

Có thể thấy, cam thảo mang lại nhiều lợi ích trong việc chữa bệnh và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cam thảo dược liệu và mỹ phẩm chứa chiết xuất cam thảo thường xuyên, bởi thành phần trong loại thảo dược này sẽ gây nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn. 

Khi uống cam thảo dược liệu quá đặc, cụ thể quá 100g mỗi ngày có thể gây hạ kali và tăng huyết áp, nguy hiểm hơn có thể bị rối loạn cơ, rối loạn nhịp tim. Uống cam thảo quá nhiều cũng gây ra tình trạng mất kinh ở nữ giới. Hơn nữa, trong cam thảo có thành phần nhuận gan nên uống quá nhiều sẽ khiến gan hoạt động quá mức và gây suy gan. 

Sử dụng mỹ phẩm chiết xuất từ cam thảo mỗi ngày cũng cần được xem xét cẩn thận và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ da liễu hoặc các chuyên gia. Các sản phẩm mỹ phẩm chiết xuất từ cam thảo có thể có các lợi ích cho da như làm dịu da, làm mờ vết thâm, chống vi khuẩn và giảm viêm. Tuy nhiên, hiệu quả và tác động của mỹ phẩm này có thể khác nhau đối với từng người. 

Bên cạnh đó, cam thảo có thể tương tác với một số loại thuốc như đã nêu ở trên, làm giảm hiệu quả của chúng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bạn đang sử dụng kháng sinh, hãy thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng sản phẩm mỹ phẩm chứa cam thảo.

Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất? - 6
Không nên sử dụng cam thảo thường xuyên

6. Những đối tượng không nên dùng cam thảo dược liệu

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng cam thảo. Đối với một vài người đang trong tình trạng sức khỏe và giai đoạn sau nhất định không nên sử dụng cam thảo: 

  • Phụ nữ đang cho con bú uống cam thảo có thể gây nên tình trạng xuất tiết các tuyến sữa, làm tắc hoặc giảm lượng sữa. 
  • Nam giới ở độ tuổi sinh sản sử dụng cam thảo với liều từ 8g trở lên có thể làm giảm hormone testosterone ở nam giới và gây suy giảm chức năng sinh dục. 
  • Người mắc bệnh về gan, thận, viêm phế quản mãn tính.
  • Người bị huyết áp cao, huyết áp không ổn định hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch. 
  • Người bị táo bón mãn tính, rối loạn tiêu hóa. 
  • Người ho nhiều, viêm phổi, thường xuyên bị viêm đường hô hấp. 
Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất? - 7
Phụ nữ đang cho con bú uống cam thảo có thể gây tắc tuyến sữa

7. Một số lưu ý khi dùng cam thảo

Trong quá trình sử dụng cam thảo, bạn cần lưu ý một vài điều dưới đây để không ảnh hưởng đến sức khỏe: 

  • Không kết hợp cam thảo với nhân trần cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú vì có thể gây ít hoặc mất sữa, thậm chí sinh non và dị tật thai nhi. 
  • Sử dụng quá nhiều có thể gây suy thận, phù phổi hoặc suy tim sung huyết. 
  • Không dùng cùng lúc các dạng khác nhau của cam thảo như rễ, trà, chất lỏng, chất xuất,... mà không có lời khuyên của bác sĩ.
  • Bảo quản cam thảo ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp, nóng ẩm. 
  • Chọn mua sản phẩm từ những nguồn đáng tin cậy, đảm bảo tuân thủ quy định về an toàn, chất lượng và được kiểm định kỹ càng. 
  • Theo dõi cơ thể sau khi sử dụng, nếu xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào như đau bụng, buồn nôn, dị ứng thì ngưng lập tức và liên hệ bác sĩ nhận tư vấn. 

Tổng kết

Có thể thấy, cam thảo mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng không đồng nghĩa nó hoàn toàn có lợi. Việc lạm dụng quá liều hoặc dùng sai cách có thể gây hại đối với cơ thể. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đọc hiểu hơn về công dụng, cách dùng của loại thảo dược này và nắm được các lưu ý quan trọng khi sử dụng. 

Đừng quên theo dõi Bestme mỗi ngày để không bỏ lỡ tin tức hữu ích về sức khỏe và làm đẹp mới nhất nhé!

Có thể bạn sẽ thích
Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp
Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp

Rễ hoàng cầm là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe cũng như điều trị bệnh. Để hiểu rõ hơn về loài thảo dược quý này

Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô
Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô

Tía tô là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những thông tin chi tiết về công dụng v&

Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?
Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng dồi dào, sáp ong còn được sử dụng rộng rãi trong làm đẹp. Vậy tác dụng của sáp ong ra sao, chi tiết sẽ c&oacut

Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?
Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?

Rau diếp cá được biết đến là vị thuốc của thiên nhiên với những công dụng to lớn cho sức khỏe. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết về công dụng của rau di

Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ
Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về công dụng hay cách dùng giữa bột nghệ và tinh bột nghệ. Để Bestme hướng dẫn bạn cách phân biệt một cách đơn giản v

Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà
Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà

Dầu lá hương thảo là gì? Những công dụng nào có ở loại tinh dầu này và cách làm tại nhà như thế nào? Hãy để Be

Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?
Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?

Liệu bạn đã hiểu hết về dầu cám gạo và biết cách ứng dụng vào làm đẹp chưa? Hãy cùng Bestme khám phá những công dụng “

Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry
Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry

Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về chiết xuất việt quất đen bilberry và những công dụng tuyệt vời của thành phần này dưới đây nhé!  

Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da
Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da

Cùng Bestme khám phá những công dụng tuyệt vời của chiết xuất cúc vạn thọ và lý do vì sao nguyên liệu này lại được ưa chuộng trong n

Chiết xuất vỏ cây liễu: Thành phần trị mụn an toàn từ thiên nhiên
Chiết xuất vỏ cây liễu: Thành phần trị mụn an toàn từ thiên nhiên

Chiết xuất vỏ cây liễu là một thành phần tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu ch

Dầu gấc có tốt cho da không? Một số lưu ý khi sử dụng
Dầu gấc có tốt cho da không? Một số lưu ý khi sử dụng

Dầu gấc còn được sử dụng để dưỡng da, phục hồi những tổn thương trên da cực kỳ hiệu quả. Cùng Bestme tìm hiểu thêm về những công dụng và hiệu quả tuyệt vờ

Rễ nhân sâm: Công dụng và ứng dụng trong làm đẹp
Rễ nhân sâm: Công dụng và ứng dụng trong làm đẹp

Rễ nhân sâm là gì? Những công dụng và ứng dụng nào của rễ nhân sâm được ứng dụng trong làm đẹp? Hãy để Bestme giải đáp nh

Bơ cacao là gì? Những công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp
Bơ cacao là gì? Những công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp

Bơ cacao sở hữu hương thơm nồng nàn cùng vô số lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những công dụng tuyệt vời mà ng

Lá bạc hà là gì? Cách phân biệt bạc hà với rau húng
Lá bạc hà là gì? Cách phân biệt bạc hà với rau húng

Cùng Bestme tìm hiểu lá bạc hà là gì cùng cách phân biệt lá húng lủi và bạc hà để không còn bị nh

Trehalose là gì? Đóng vai trò gì trong mỹ phẩm làm đẹp?
Trehalose là gì? Đóng vai trò gì trong mỹ phẩm làm đẹp?

Cùng Bestme sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Trehalose là gì, vai trò và lợi ích của nó trong việc chăm sóc da ngay nhé! &nbs