combo sáng da mờ thâm + kcn chifure

Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp

Tác giả:

Thứ hai, 01/04/2024, 20:00 (+07:00)

Rễ hoàng cầm là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe cũng như điều trị bệnh. Để hiểu rõ hơn về loài thảo dược quý này, cùng Bestme tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Rễ hoàng cầm là gì?

Hoàng cầm là loài cây thân thảo, sống lâu năm, thích ánh sáng và thường mọc ở những khu vực ẩm, mát. Phần rễ cây hoàng cầm thường mọc phình to hình cái chùy, mặt bên ngoài có màu vàng sậm, khi bẻ ra bên trong có màu vàng sáng hơn. Trong các bộ phận của cây, rễ hoàng cầm có chứa chứa nhiều dinh dưỡng nhất và thường được sử dụng làm dược liệu chữa bệnh.

Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp - 1
Trong các bộ phận của cây, rễ hoàng cầm có chứa chứa nhiều dinh dưỡng nhất

2. Giá trị dinh dưỡng của rễ hoàng cầm

Rễ hoàng cầm là một loại thuốc quý trong y học cổ truyền. Loại dược liệu này chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, bao gồm:

  • Flavonoid: Giúp kháng viêm, chống oxy hóa.
  • Acid gallic, acid ellagic: Se khít niêm mạc, giảm tiết dịch.
  • Tinh dầu baicalin, scutellarin: Kháng khuẩn, chống nấm.
  • Vitamin C, vitamin E: Tăng cường hệ miễn dịch.

3. Tác dụng chữa bệnh của rễ hoàng cầm

Rễ hoàng cầm mang đến những lợi ích vô cùng to lớn về mặt sức khỏe. Một số công dụng của rễ hoàng cầm có thể kể đến như:

3.1 Rễ hoàng cầm giúp ổn định huyết áp

Dựa theo một nghiên cứu trên động vật nhỏ, rễ cây hoàng cầm có tác dụng trấn tĩnh đối với trung khu thần kinh, đồng thời tác dụng trực tiếp đối với huyết quản, giúp làm ổn định huyết áp nhanh chóng.

3.2 Rễ hoàng cầm có tác dụng điều hòa thân nhiệt

Hoàng cầm có vị đắng, tính hàn, vì vậy có khả năng điều hòa thân nhiệt rất tốt. Loại thảo dược này giúp cơ thể đổ mồ hôi, hạ thân nhiệt, đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp sốt cao do cảm mạo, ho, viêm phế quản. 

Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp - 2
Hoàng cầm có tính hàn, vì vậy có khả năng điều hòa thân nhiệt rất tốt.

3.3 Rễ hoàng cầm có tác dụng lợi tiểu

Hoàng cầm có tác dụng tăng cường chức năng thận, cải thiện hiệu quả lọc máu và đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, loại thảo dược này cũng giúp giảm viêm nhiễm đường tiết niệu hiệu quả.

3.4 Rễ hoàng cầm giúp tăng cường chức năng mật

Hoàng cầm có tác dụng tăng lượng mật do gan sản xuất, cải thiện chức năng gan và túi mật. Bên cạnh đó, hoàng cầm còn giúp tăng cường co bóp của túi mật, đẩy mật xuống ruột non, từ đó thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn. 

3.5 Rễ hoàng cầm hỗ trợ giảm cân

Hoàng cầm giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, đặc biệt là các chất béo. Nhờ vậy, cơ thể sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn, giảm lượng mỡ thừa. Khi đó, cơ thể sẽ trở nên nhẹ nhàng và cân đối hơn.

Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp - 3
Hoàng cầm giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn, giảm lượng mỡ thừa

4. Ứng dụng chiết xuất rễ hoàng cầm trong mỹ phẩm

Ngày nay, rễ cây hoàng cầm không chỉ được sử dụng trong y học mà còn được sử dụng trong ngành công nghiệp làm đẹp. Chiết xuất rễ cây hoàng cầm có chứa baicalin, baicalein và wogonin, mang lại khả năng chống oxy hóa, kháng viêm mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, chiết xuất này còn có khả năng kháng khuẩn và chống nấm hiệu quả, từ đó tác động tích cực đến việc làm sáng da.

Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp - 4
Chiết xuất rễ cây hoàng cầm giúp làm sáng da hiệu quả

5. Lưu ý khi sử dụng rễ hoàng cầm

Để tránh tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng rễ hoàng cầm, bạn cần lưu ý:

  • Một số đối tượng không nên sử dụng rễ hoàng cầm bao gồm: Những người tỳ vị hư hàn nhưng không có thấp nhiệt và phụ nữ có thai.
  • Những đối tượng tuyệt đối không được sử dụng rễ hoàng cầm: Người phế có hư nhiệt, bị tiêu chảy do hàn hoặc do hạ tiêu có hàn.
  • Các loại thảo dược không nên kết hợp chung với hoàng cầm bao gồm: sơn thù du, mẫu đơn, đơn sa, long cốt, hành sống.
  • Mỗi người trưởng thành chỉ nên sử dụng 12g – 20g hoàng cầm mỗi ngày, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.

Tổng kết

Trên đây là những thôn thông tin chi tiết về tác dụng của rễ hoàng cầm. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn sẽ hiểu hơn về công dụng của loài thảo dược quý này. Đừng quên truy cập trang web của Bestme để cập nhật những thông tin bổ ích về sức khỏe và sắc đẹp mỗi ngày nhé!

Có thể bạn sẽ thích
Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô
Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô

Tía tô là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những thông tin chi tiết về công dụng v&

Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?
Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng dồi dào, sáp ong còn được sử dụng rộng rãi trong làm đẹp. Vậy tác dụng của sáp ong ra sao, chi tiết sẽ c&oacut

Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?
Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?

Rau diếp cá được biết đến là vị thuốc của thiên nhiên với những công dụng to lớn cho sức khỏe. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết về công dụng của rau di

Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ
Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về công dụng hay cách dùng giữa bột nghệ và tinh bột nghệ. Để Bestme hướng dẫn bạn cách phân biệt một cách đơn giản v

Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà
Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà

Dầu lá hương thảo là gì? Những công dụng nào có ở loại tinh dầu này và cách làm tại nhà như thế nào? Hãy để Be

Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?
Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?

Liệu bạn đã hiểu hết về dầu cám gạo và biết cách ứng dụng vào làm đẹp chưa? Hãy cùng Bestme khám phá những công dụng “

Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?
Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?

Cam thảo có tác dụng gì và kỵ với gì nhất? Có nên uống cam thảo mỗi ngày không? Cùng Bestme tìm lời giải đáp chi tiết

Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry
Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry

Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về chiết xuất việt quất đen bilberry và những công dụng tuyệt vời của thành phần này dưới đây nhé!  

Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da
Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da

Cùng Bestme khám phá những công dụng tuyệt vời của chiết xuất cúc vạn thọ và lý do vì sao nguyên liệu này lại được ưa chuộng trong n

Chiết xuất vỏ cây liễu: Thành phần trị mụn an toàn từ thiên nhiên
Chiết xuất vỏ cây liễu: Thành phần trị mụn an toàn từ thiên nhiên

Chiết xuất vỏ cây liễu là một thành phần tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu ch

Dầu gấc có tốt cho da không? Một số lưu ý khi sử dụng
Dầu gấc có tốt cho da không? Một số lưu ý khi sử dụng

Dầu gấc còn được sử dụng để dưỡng da, phục hồi những tổn thương trên da cực kỳ hiệu quả. Cùng Bestme tìm hiểu thêm về những công dụng và hiệu quả tuyệt vờ

Rễ nhân sâm: Công dụng và ứng dụng trong làm đẹp
Rễ nhân sâm: Công dụng và ứng dụng trong làm đẹp

Rễ nhân sâm là gì? Những công dụng và ứng dụng nào của rễ nhân sâm được ứng dụng trong làm đẹp? Hãy để Bestme giải đáp nh

Bơ cacao là gì? Những công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp
Bơ cacao là gì? Những công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp

Bơ cacao sở hữu hương thơm nồng nàn cùng vô số lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những công dụng tuyệt vời mà ng

Lá bạc hà là gì? Cách phân biệt bạc hà với rau húng
Lá bạc hà là gì? Cách phân biệt bạc hà với rau húng

Cùng Bestme tìm hiểu lá bạc hà là gì cùng cách phân biệt lá húng lủi và bạc hà để không còn bị nh

Trehalose là gì? Đóng vai trò gì trong mỹ phẩm làm đẹp?
Trehalose là gì? Đóng vai trò gì trong mỹ phẩm làm đẹp?

Cùng Bestme sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Trehalose là gì, vai trò và lợi ích của nó trong việc chăm sóc da ngay nhé! &nbs