Coenzyme Q10 là gì? Công dụng của Coenzyme Q10 và cách bổ sung

Chủ nhật, 22/01/2023, 20:00 (+07:00)

Coenzyme Q10 đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra năng lượng cho các tế bào trong cơ thể. Bài viết sau, cùng Bestme tìm hiểu kỹ hơn Coenzyme Q10 là gì? Công dụng của Coenzyme Q10 và cách bổ sung hiệu quả nhé!

1. Coenzyme Q10 là gì?

Coenzyme Q10 (hay còn được gọi là CoQ10) trong cơ thể đóng vai trò là chất tạo ra năng lượng bổ sung. Do đó, trong thực tế, coenzyme Q10 mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe.

Một số thông tin cơ bản khác về Coenzyme Q10:

  • Công thức: C59H90O4
  • Điểm sôi: 869C
  • Khối lượng phân tử: 863,34g/mol
  • Các dạng bào chế: Trong cơ thể, CoQ10 có 2 dạng bào chế, đó là: Ubiquinone và ubiquinol. Ubiquinone có thể chuyển đổi thành ubiquinol, rồi được hấp thụ và sử dụng đi nuôi các tế bào.

Cấu tạo của CoQ10 

Cấu tạo của CoQ10 

Coenzyme Q10 có thể được cơ thể sản sinh ra, lưu trữ trong ty thể của tế bào nhưng lại có xu hướng giảm dần theo tuổi tác. 

Một số nguyên nhân khác gây thiếu hụt CoQ10 như:

  • Thiếu hụt vitamin B6.
  • Di truyền.
  • Stress dẫn đến lão hóa.
  • Nhu cầu sử dụng năng lượng của các mô khi ốm bệnh.
  • Bệnh ti thể
  • Tác dụng phụ của điều trị statin.

Vì là một trong những hợp chất tạo ra năng lượng duy trì hoạt động sống của cơ thể mà coenzyme Q10 đem lại rất nhiều lợi ích mà bạn không nên bỏ qua.

2. 9 lợi ích của Coenzyme Q10

2.1 Hỗ trợ điều trị chứng suy tim

Suy tim là hậu quả của các chứng bệnh về tim khác, chẳng hạn như huyết áp cao hay động mạch vành. Điều này dẫn đến tăng nồng độ oxy hóa cũng như các chứng viêm động mạch và tĩnh mạch. 

CoQ10 có khả năng cải thiện các triệu chứng do suy tim gây ra, giảm nguy cơ tử vong đáng kể do các vấn đề về tim[1]. CoQ10 sẽ hỗ trợ phục hồi khả năng sản xuất năng lượng, cải thiện chức năng của tim và giảm tổn thương do oxy hóa gây ra.

Nhờ có sự tham gia của CoQ10 mà cơ thể sản xuất được nhiều ATP hơn, hỗ trợ điều trị chứng suy tim cực kỳ hiệu quả.

Coenzyme Q10 có vai trò trong việc điều trị chứng suy tim

Coenzyme Q10 có vai trò trong việc điều trị chứng suy tim

2.2 Giúp tăng khả năng sinh sản

Khả năng sinh sản, cả ở nam giới và nữ giới có xu hướng giảm về chất lượng và số lượng theo thời gian. Khi bạn càng lớn tuổi, quá trình sản xuất CoQ10 cũng chậm đi, làm cho cơ thể khó chống lại quá trình oxy hóa diễn ra đối với trứng và tinh trùng.

Bổ sung đầy đủ CoQ10 sẽ tăng khả năng sinh sản, cải thiện chất lượng, số lượng, hoạt động cũng như nồng độ của trứng và tinh trùng nhờ khả năng chống oxy hóa tăng lên[2].

2.3 Làm đẹp da

Da là phần lớn nhất của cơ thể tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây hại cả bên trong lẫn bên ngoài từ đó dẫn đến lão hóa da, khiến da khô sạm, ngày một nhăn nheo và già đi.

Thoa trực tiếp CoQ10 lên da sẽ làm giảm sự tác động của các tác nhân gây hại bằng cách tăng sản xuất năng lượng trong tế bào da, đồng thời thúc đẩy quá trình bảo vệ chống oxy hóa[3].

Phương pháp bổ sung CoQ10 này còn được chứng minh là có thể làm giảm tổn thương oxy hóa do tia UV gây ra, cùng với đó là làm giảm độ sâu của nếp nhăn[4].

Theo nhiều nghiên cứu, ở những người có lượng CoQ10 thấp cũng dễ bị ung thư da hơn những người có lượng CoQ10 ổn định.

CoQ10 hỗ trợ làn da trẻ hóa

CoQ10 hỗ trợ làn da trẻ hóa

2.4 Giảm đau đầu

Chứng đau đầu xảy ra khi chức năng ty thể bất thường khiến cho năng lượng trong các tế bào não thấp bất thường. 

Nguyên do bởi vì phần lớn CoQ10 sống trong ty thể của tế bào nên nó được chứng minh là có thể cải thiện chức năng của ty thể và giảm chứng đau đầu hiệu quả. CoQ10 không chỉ hỗ trợ điều trị chứng đau đầu mà còn có khả năng ngăn ngừa chúng hiệu quả.

Ở một nghiên cứu trên 1550 người có mức CoQ10 thấp đã bị chứng đau đầu ít nghiêm trọng hơn sau khi sử dụng và được điều trị bằng CoQ10.

2.5 Tăng cường thể lực khi tập luyện

Căng thẳng kéo dài và rối loạn chức năng ty thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng của cơ bắp, từ đó giảm thể lực khi tập luyện.

CoQ10 sẽ làm giảm căng thẳng, cải thiện chức năng của ty thể, cơ bắp, giúp tăng cường thể lực khi tập luyện.

Trong thực tế, ở một nghiên cứu được thực hiện đã cho kết quả tích cực. Ở những người bổ sung khoảng 1200mg CoQ10 hàng ngày trong 2 tháng đã giảm căng thẳng rõ rệt và tăng chức năng của ty thể.

Coenzyme Q10 giúp tăng cường hiệu suất khi tập thể dục

Coenzyme Q10 giúp tăng cường hiệu suất khi tập thể dục

2.6 Giúp chữa bệnh tiểu đường

Căng thẳng lâu dài ở mức nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng, làm tổn thương các tế bào. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường, kháng insulin.

CoQ10 được chứng minh là có khả năng cải thiện độ nhạy insulin và điều hòa lượng đường trong máu luôn ở mức cần thiết[5]. CoQ10 sẽ đóng vai trò kích thích quá trình phân hủy chất béo, giảm tích tụ các tế bào mỡ, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2 hiệu quả.

2.7 Hỗ trợ phòng ngừa ung thư

CoQ10 còn có khả năng hỗ trợ phòng ngừa ung thư. Bởi ở những người bị ung thư, hàm lượng CoQ10 khá thấp, dẫn đến tiên lượng xấu đối với nhiều loại ung thư. Do đó việc bổ sung thêm CoQ10 sẽ bảo vệ tế bào và tăng cường sức khỏe, thúc đẩy sản xuất năng lượng trong cơ thể. 

Không chỉ phòng ngừa ung thư mà CoQ10 còn hỗ trợ làm giảm nguy cơ tái phát ung thư hiệu quả.

CoQ10 ngăn ngừa ung thư hiệu quả

CoQ10 ngăn ngừa ung thư hiệu quả

2.8 Tốt cho não bộ

Có thể thấy, ti thể là máy phát năng lượng chủ yếu của tế bào hoạt động ở não. Theo tuổi tác, chức năng ty thể giảm dần, dễ dẫn đến các bệnh như Alzheimer và Parkinson.

CoQ10 chủ yếu tồn tại trong ty thể, vì thế bổ sung CoQ10 sẽ hỗ trợ chức năng của ty thể và làm chậm sự tiến triển của các căn bệnh trên, tốt cho não bộ.

2.9 Có thể bảo vệ phổi

Phổi là cơ quan tiếp xúc nhiều nhất với oxy. Do đó, bộ phận này cũng rất dễ bị tổn thương oxy hóa. Mức CoQ10 thấp sẽ ảnh hưởng và dễ gây ra các bệnh về phổi như hen suyễn hay các bệnh mãn tính.

Một nghiên cứu chứng minh rằng việc bổ sung CoQ10 có thể giúp người mắc hen suyễn giảm viêm, cũng như nhu cầu sử dụng thuốc steroid để điều trị bệnh[6].

3. Cách bổ sung Coenzyme Q10

3.1 Liều dùng khuyến nghị

Theo khuyến nghị của bác sĩ, mỗi người nên sử dụng khoảng 90 - 200 mg CoQ10 mỗi ngày

Nhưng liều lượng này có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người và tình trạng bệnh mà họ đang mắc phải.

Một số trường hợp đặc biệt có thể sử dụng liều lên tới 500mg coenzyme Q10 mỗi ngày mà không xuất hiện tác dụng phụ.

Liều lượng khuyến nghị bổ sung CoQ10 mỗi ngày là 90-200mg

Liều lượng khuyến nghị bổ sung CoQ10 mỗi ngày là 90-200mg

3.2 Cách uống Coenzyme Q10

Thời điểm thích hợp nhất để uống coenzyme Q10 là vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Tránh uống CoQ10 vào buổi tối vì nó dễ gây mất ngủ ở một số người.

Vì CoQ10 là hợp chất hòa tan trong chất béo nên khả năng hấp thụ chậm và hạn chế. Tuy nhiên, bổ sung CoQ10 cùng với thức ăn có thể giúp cơ thể bạn hấp thụ nhanh hơn gấp 3 lần so với việc bổ sung CoQ10 khi không có thức ăn.

Bạn có thể tham khảo viên uống DHC Coenzyme Q10 với thiết kế tiện lợi và dễ uống. Với hàm lượng bổ sung 90mg CoQ10 mỗi ngày, viên uống đáp ứng được mức liều lượng coenzyme Q10 tiêu chuẩn của cơ thể, giúp bạn không chỉ có sức khỏe mà còn có cả sắc đẹp.

DHC Coenzyme Q10 Nhật Bản bổ sung 90mg CoQ10 mỗi ngày

DHC Coenzyme Q10 Nhật Bản bổ sung 90mg CoQ10 mỗi ngày

CoQ10 có đặc tính không thể được lưu trữ trong cơ thể. Do đó, bạn nên có liệu trình bổ sung coenzyme Q10 liên tục hợp lý để duy trì được những lợi ích mà hợp chất này đem lại.

Tham khảo và mua Viên uống chống lão hóa da DHC Coenzyme Q10 Nhật Bản (Mới nhất 2023) (30 ngày) tại Bestme.vn nhé:

product_sku=4511413611692

3.3 Coenzyme Q10 có trong thực phẩm nào?

Ngoài cách bổ sung CoQ10 từ các thực phẩm chức năng, viên uống, chúng ta cũng có thể tăng nồng độ CoQ10 trong cơ thể từ các thực phẩm.

Các thực phẩm giàu CoQ10 mà bạn có thể tham khảo chính là:

  • Nội tạng: Tim, gan và cật
  • Một số loại thịt nạc: Thịt lợn, thịt bò và thịt gà
  • Cá béo: Cá hồi, cá trích, cá thu và cá mòi
  • Rau: Rau bina, súp lơ và bông cải xanh
  • Trái cây: Cam và dâu tây
  • Các loại đậu: Đậu nành, đậu lăng và đậu phộng
  • Các loại hạt: Hạt vừng và quả hồ trăn
  • Dầu thực vật: Dầu đậu nành và dầu hạt cải

4. Tác dụng phụ khi bổ sung Coenzyme Q10

Một số tác dụng phụ nhẹ khi sử dụng CoQ10 quá liều có thể bao gồm:

  • Đau bụng trên
  • Buồn nôn
  • Nhức đầu
  • Ăn mất ngon
  • Mất ngủ
  • Chóng mặt
  • Phát ban
  • Bệnh tiêu chảy
  • Tính nhạy sáng
  • Mệt mỏi
  • Dễ cáu gắt

Tác dụng phụ khi bổ sung CoQ10 quá liều

Tác dụng phụ khi bổ sung CoQ10 quá liều

5. Tác dụng của Coenzyme Q10 trong mỹ phẩm

Nhờ khả năng tạo ra năng lượng mới giúp loại bỏ các gốc tự do nên coenzyme Q10 được ứng dụng rất nhiều trong các sản phẩm mỹ phẩm chống oxy hóa. Cũng vì đặc tính thoa CoQ10 trực tiếp lên da sẽ đem lại nhiều lợi ích nên CoQ10 ngày một trở thành thành phần làm đẹp yêu thích của chị em.

Trong các item mỹ phẩm chống lão hóa như serum, mặt nạ hay kem dưỡng, coenzyme Q10 sẽ có tác dụng trực tiếp hỗ trợ làm giảm và ngăn ngừa nếp nhăn trên da hiệu quả. CoQ10 còn giúp cho các tế bào da chống lại quá trình lão hóa, oxy hóa.

Coenzyme Q10 ngày càng được ứng dụng nhiều vào mỹ phẩm làm đẹp

Coenzyme Q10 ngày càng được ứng dụng nhiều vào mỹ phẩm làm đẹp

6. Một số lưu ý khi bổ sung Coenzyme Q10

Để sử dụng CoQ10 hiệu quả thì bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Ngưng sử dụng CoQ10 ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật vì CoQ10 có thể gây ảnh hưởng đến mức độ kiểm soát huyết áp trong quá trình phẫu thuật và hậu phẫu thuật. 
  • CoQ10 có thể làm giảm huyết áp nên tránh sử dụng chung với thuốc hạ huyết áp.
  • Khi bổ sung CoQ10 nên hạn chế hút thuốc lá vì hút thuốc lá sẽ làm giảm, thậm chí cạn kiệt lượng CoQ10 có trong cơ thể

Không sử dụng thuốc lá khi bổ sung CoQ10

Không sử dụng thuốc lá khi bổ sung CoQ10

Tổng kết

Trên đây là tất cả thông tin về Coenzyme Q10 và cách bổ sung, lưu ý khi sử dụng hoạt chất này. Có thể thấy coenzyme Q10 đóng góp rất nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Hơn thế nữa, nó đang trở thành một lựa chọn làm đẹp ngày một phổ biến hơn.

Đừng quên tiếp tục theo dõi Bestme để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe, mẹo làm đẹp và chăm sóc bản thân nhé!

Tài liệu tham khảo:

[1] Coenzyme Q10 for the treatment of heart failure: a review of the literature 

[2] Antioxidant supplements and semen parameters: An evidence based review 

[3] Topical treatment with coenzyme Q10-containing formulas improves skin's Q10 level and provides antioxidative effects

[4] Coenzyme Q10, a cutaneous antioxidant and energizer 

[5] Novel CoQ10 antidiabetic mechanisms underlie its positive effect: modulation of insulin and adiponectine receptors, Tyrosine kinase, PI3K, glucose transporters, sRAGE and visfatin in insulin resistant/diabetic rats 

[6] Coenzyme Q10 supplementation reduces corticosteroids dosage in patients with bronchial asthma 

 

Có thể bạn sẽ thích
Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp
Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp

Rễ hoàng cầm là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe cũng như điều trị bệnh. Để hiểu rõ hơn về loài thảo dược quý này

Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô
Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô

Tía tô là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những thông tin chi tiết về công dụng v&

Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?
Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng dồi dào, sáp ong còn được sử dụng rộng rãi trong làm đẹp. Vậy tác dụng của sáp ong ra sao, chi tiết sẽ c&oacut

Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?
Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?

Rau diếp cá được biết đến là vị thuốc của thiên nhiên với những công dụng to lớn cho sức khỏe. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết về công dụng của rau di

Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ
Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về công dụng hay cách dùng giữa bột nghệ và tinh bột nghệ. Để Bestme hướng dẫn bạn cách phân biệt một cách đơn giản v

Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà
Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà

Dầu lá hương thảo là gì? Những công dụng nào có ở loại tinh dầu này và cách làm tại nhà như thế nào? Hãy để Be

Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?
Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?

Liệu bạn đã hiểu hết về dầu cám gạo và biết cách ứng dụng vào làm đẹp chưa? Hãy cùng Bestme khám phá những công dụng “

Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?
Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?

Cam thảo có tác dụng gì và kỵ với gì nhất? Có nên uống cam thảo mỗi ngày không? Cùng Bestme tìm lời giải đáp chi tiết

Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry
Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry

Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về chiết xuất việt quất đen bilberry và những công dụng tuyệt vời của thành phần này dưới đây nhé!  

Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da
Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da

Cùng Bestme khám phá những công dụng tuyệt vời của chiết xuất cúc vạn thọ và lý do vì sao nguyên liệu này lại được ưa chuộng trong n

Chiết xuất vỏ cây liễu: Thành phần trị mụn an toàn từ thiên nhiên
Chiết xuất vỏ cây liễu: Thành phần trị mụn an toàn từ thiên nhiên

Chiết xuất vỏ cây liễu là một thành phần tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu ch

Dầu gấc có tốt cho da không? Một số lưu ý khi sử dụng
Dầu gấc có tốt cho da không? Một số lưu ý khi sử dụng

Dầu gấc còn được sử dụng để dưỡng da, phục hồi những tổn thương trên da cực kỳ hiệu quả. Cùng Bestme tìm hiểu thêm về những công dụng và hiệu quả tuyệt vờ

Rễ nhân sâm: Công dụng và ứng dụng trong làm đẹp
Rễ nhân sâm: Công dụng và ứng dụng trong làm đẹp

Rễ nhân sâm là gì? Những công dụng và ứng dụng nào của rễ nhân sâm được ứng dụng trong làm đẹp? Hãy để Bestme giải đáp nh

Bơ cacao là gì? Những công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp
Bơ cacao là gì? Những công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp

Bơ cacao sở hữu hương thơm nồng nàn cùng vô số lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những công dụng tuyệt vời mà ng

Lá bạc hà là gì? Cách phân biệt bạc hà với rau húng
Lá bạc hà là gì? Cách phân biệt bạc hà với rau húng

Cùng Bestme tìm hiểu lá bạc hà là gì cùng cách phân biệt lá húng lủi và bạc hà để không còn bị nh