MẶT NẠ CHIFURE

15 thành phần kem chống nắng vật lý, hóa học phổ biến nhất

Tác giả:

Thời gian xuất bản: Thứ năm, 13/07/2023, 14:00 (+07:00)

Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ năm, 13/07/2023, 14:55 (+07:00)


Thành phần kem chống nắng có rất nhiều loại và được kết hợp một cách hợp lý, khoa học để mang đến hiệu quả sử dụng tốt nhất. Dưới đây là danh sách 15 thành phần phổ biến mà Bestme đã tổng hợp lại để bạn có thể tham khảo thêm. Hãy cùng theo dõi nhé!

1. Giải mã cơ chế hoạt động của kem chống nắng

Kem chống nắng thường được chia thành hai loại hoạt động theo hai cơ chế khác nhau. Tùy theo đặc điểm làn da, khi chọn sản phẩm, bạn nên chú ý về cách hoạt động của kem chống nắng để có hiệu quả tốt nhất. 

1.1 Kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý là sản phẩm vô cơ có khả năng phản xạ lại tia UV, ngăn chặn tia sáng chiếu xuyên qua da. Thành phần kem chống nắng vật lý thường có kẽm oxide, titanium dioxide… 

Cơ chế hoạt động của kem chống nắng vật lý là tạo ra lớp bảo vệ để ngăn chặn và phản xạ lại tia UV. Da được “khoác” thêm một chiếc áo để bảo vệ tác nhân gây hại, không làm tổn thương vào sâu trong tế bào. 

15 thành phần kem chống nắng vật lý, hóa học phổ biến nhất - 1
Cơ chế hoạt động của kem chống nắng vật lý là phản ngược lại tia UV

1.2 Kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng hóa học hoạt động khác với sản phẩm chống nắng vật lý. Cơ chế hoạt động điều chỉnh theo màng lọc chống nắng từ các thành phần hóa học. Tia UV xuyên qua da sẽ được hấp thu, phân hủy và xử lý trước khi chúng xâm hại đến các tế bào da. 

Các thành phần kem chống nắng hóa học là avobenzone, oxybenzone, tinosorb, octylcrylene… đều có thể ngăn lại tia UVA, UVB nên bạn hoàn toàn có thể an tâm về hiệu quả bảo vệ da. 

15 thành phần kem chống nắng vật lý, hóa học phổ biến nhất - 2
Cơ chế hoạt động của kem chống nắng hóa học

2. Các thành phần kem chống nắng phổ biến nhất

Thành phần của kem chống nắng vô cùng đa dạng, tùy theo từng sản phẩm, liều lượng kem chống nắng được điều chỉnh sao cho phù hợp. Dưới đây là các thành phần phổ biến thường gặp, nhất. 

2.1 Tinosorb S và M

Tinosorb S (Bemotrizinol) và Tinosorb M (Bisoctrizole) đều là thành phần thường gặp trong cả kem chống nắng hóa học và vật lý. Tác dụng của nó là giúp bảo vệ da dưới sự tấn công của tia UVA và tia UVB. 

Bên cạnh đó, thành phần này còn có thể ổn định các dưỡng chất khác, tránh bị thoái hóa dưới ánh sáng mặt trời, điển hình là avobenzone và octinoxate. Khi bôi kem chống nắng sẽ giảm được tình trạng xuất hiện màng trắng trên da. 

15 thành phần kem chống nắng vật lý, hóa học phổ biến nhất - 3
Thành phần kem chống nắng Tinosorb S và M

2.2 Thành phần của kem chống nắng Amiloxate

Amiloxate được sử dụng như bộ lọc UV hóa học. Tuy nhiên, nồng độ được phép sử dụng chỉ đến 10% để có thể đảm bảo vấn đề an toàn, tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, nó còn là một dẫn xuất axit cinnamic có hoạt tính chống viêm được đánh giá khá cao.

15 thành phần kem chống nắng vật lý, hóa học phổ biến nhất - 4
Amiloxate được ví như bộ lọc UV của kem chống nắng 

2.3 Oxybenzone

Oxybenzone hay benzophenone-3 là thành phần có thể bảo vệ tia UVB và một số tia UVA trong ánh sáng mặt trời. Hiện tại, hoạt chất này đã được chấp nhận sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm ở các quốc gia lớn trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

15 thành phần kem chống nắng vật lý, hóa học phổ biến nhất - 5
Thành phần Oxybenzone được chấp nhận sử dụng sản xuất kem chống nắng

2.4 Thành phần kem chống nắng hóa học Mexoryl SX

Mexoryl SX là thành phần có mặt trong kem chống nắng hóa học do L'Oreal phát triển và cấp bằng sáng chế. Thành phần này sẽ bảo vệ da khỏi tia cực tím UVA, giải phóng năng lượng nhiệt để tránh những tác hại ngoài ý muốn. 

Không chỉ vậy, Mexoryl SX còn có thể ổn định và bền vững trước ánh sáng. Nhờ đó, bạn không cần bôi lại kem chống nắng sau 2 giờ, giảm được tình trạng kích ứng, không gây hiện tượng trắng mặt sau khi sử dụng. 

15 thành phần kem chống nắng vật lý, hóa học phổ biến nhất - 6
Thành phần Mexoryl SX trong kem chống nắng hóa học

2.5 Titanium dioxide

Titanium dioxide cũng là một số các thành phần trong kem chống nắng thường thấy. Nó có công dụng bảo vệ da trước sự tấn công của tia UVA và UVB mà không gây hại cho cơ thể.

15 thành phần kem chống nắng vật lý, hóa học phổ biến nhất - 7
Thành phần Titanium dioxide có tác dụng bảo vệ da dưới tác động của ánh sáng mặt trời

2.6 Octinoxate

Octinoxate hay octyl methoxycinnamate và ethylhexyl methoxycinnamate có tác dụng bảo vệ da trước sự tấn công của tia UVB. Thành phần kem chống nắng này cũng đã được nghiên cứu về độ an toàn và kết quả đưa ra không có hại. Do đó, bạn có thể yên tâm sử dụng các sản phẩm có chứa Octinoxate. 

15 thành phần kem chống nắng vật lý, hóa học phổ biến nhất - 8
Octinoxate trong kem chống nắng đã được chứng minh về độ an toàn

2.7 PABA và propamine salicylate PABA

PABA (Para-aminobenzoic acid) là một thành phần phổ biến được sử dụng trong các sản phẩm kem chống nắng truyền thống. PABA có khả năng hấp thụ tia UVB và giúp bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, một số người có thể phản ứng dị ứng với PABA, gây ra ngứa và kích ứng da.

Propamine salicylate, hay còn được gọi là homosalate, là một loại chất chống nắng khác thường được sử dụng trong các sản phẩm chống nắng. Nó là một loại chất chống nắng hấp thụ tia UVB và một số tia UVA. Propamine salicylate có thể giúp bảo vệ da khỏi sự tổn thương do tia tử ngoại.

15 thành phần kem chống nắng vật lý, hóa học phổ biến nhất - 9
Thành phần PABA và propamine salicylate PABA trong kem chống nắng 

Cả PABA và propamine salicylate đều là các thành phần chống nắng cũ và ít được sử dụng hiện nay. Thay vào đó, các sản phẩm chống nắng hiện đại thường chứa các thành phần chống nắng không hấp thụ tia tử ngoại, như oxybenzone, avobenzone, titanium dioxide, zinc oxide và các chất chống nắng khác.

2.8 Kẽm oxit

Kẽm oxit là thành phần được ưu tiên trong kem chống nắng vật lý. Khả năng bảo vệ da trước sự tấn công của tia UV tốt hơn thành phần chống nắng hóa học, đã được kiểm chứng và phê duyệt tại Hoa Kỳ.

Ngay khi thoa kem chống nắng lên, da sẽ có một lớp màng bảo vệ, phản xạ lại ánh sáng mặt trời và phân tán tia cực tím. Kể cả người có làn da nhạy cảm vẫn có thể sử dụng sản phẩm có chứa kẽm oxit để bảo vệ da hàng ngày. 

15 thành phần kem chống nắng vật lý, hóa học phổ biến nhất - 10
Kẽm oxit là thành phần kem chống nắng rất phổ biến và an toàn 

2.9 Thành phần trong kem chống nắng Octisalate

Octisalate có tác dụng bảo vệ làn da dưới sự tấn công của tia cực tím UVB. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh chàm da tiếp xúc khác nên bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng.  

15 thành phần kem chống nắng vật lý, hóa học phổ biến nhất - 11
Octisalate hỗ trợ bảo vệ da dưới sự tấn công của tia UVB 

2.10 Avobenzone

Avobenzone là thành phần kem chống nắng hóa học khá thường gặp. Nó có thể hấp thụ quang phổ của UVA và chuyển đổi sang bức xạ hồng ngoại để hạn chế những tác hại cho tế bào da.

15 thành phần kem chống nắng vật lý, hóa học phổ biến nhất - 12
Thành phần Avobenzone thường có trong kem chống nắng hóa học 

2.11 Vitamin C

Vitamin C là hoạt chất chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ làm chậm lão hóa, duy trì sự tươi trẻ cho làn da. Bên cạnh dó, thành phần kem chống nắng này còn có tác dụng phục hồi tế bào thương tổn, tăng cường sản sinh collagen, chống lại sự hình thành các gốc tự do, thâm sạm…

15 thành phần kem chống nắng vật lý, hóa học phổ biến nhất - 13
Vitamin C là thành phần mang đến nhiều tác dụng chăm sóc da hiệu quả

2.12 Thành phần kem chống nắng vật lý Lutein

Lutein có tác dụng cải thiện sắc tố da, chống oxy hóa mạnh, phá hủy các gốc tự do và bảo vệ da khỏe mạnh hơn từ bên trong. Thành phần này thường xuyên có trong các sản phẩm kem chống nắng vật lý. 

15 thành phần kem chống nắng vật lý, hóa học phổ biến nhất - 14
Lutein thường có trong bảng thành phần của các loại kem chống nắng vật lý

2.13 Octocrylene

Octocrylene có thể hấp thụ tốt tia UVB và tia UVA ở tần số ngắn. Tuy nhiên nó thể thể làm tăng nguy cơ hình thành gốc tự do, do đó, bạn nên cẩn thận khi sử dụng kem chống nắng có chứa thành phần này. 

15 thành phần kem chống nắng vật lý, hóa học phổ biến nhất - 15
Octocrylene giúp hỗ trợ chăm sóc da hiệu quả

2.14 Thành phần kem chống nắng Uvinul A Plus

Uvinul A Plus có thể hấp thụ bước sóng trong khoảng 330-360nm. Bạn chỉ cần 1 lượng nhỏ đã có thể bảo vệ làn da mà không gây tình trạng bết dính hay để lại vệt trắng trên da khi dùng. 

15 thành phần kem chống nắng vật lý, hóa học phổ biến nhất - 16
Uvinul A Plus giúp bảo vệ da hiệu quả, không gây bết dính

2.15 Ethylhexyl Salicylate

Ethylhexyl Salicylate hay Octyl Salicylate được sử dụng nhiều trong kem chống nắng hóa học. Nó có tác dụng lọc bỏ tia UVB và một lượng nhỏ tia UVA rất tốt. Chính vì vậy, một số sản phẩm kem chống nắng trên thị trường sẽ có sử dụng Ethylhexyl Salicylate. 

15 thành phần kem chống nắng vật lý, hóa học phổ biến nhất - 17
Ethylhexyl Salicylate thường có trong kem chống nắng hóa học

2.16 Thành phần kem chống nắng Ensulizole

Ensulizole hay acid phenyl benzimidazole sulfonic có thể tan được trong nước để giảm bớt tình trạng trơn nhờn của sản phẩm dưỡng da. Đối với kem chống nắng thì đây là thành phần không thể thiếu trong việc chống lại các tia UVB để bảo vệ da khỏe mạnh. 

15 thành phần kem chống nắng vật lý, hóa học phổ biến nhất - 18
Ensulizole có khả năng chống lại tia UVB tốt

3. Lưu ý cần biết về thành phần kem chống nắng

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến một số vấn đề khác có liên quan đến thành phần của kem chống nắng như: 

15 thành phần kem chống nắng vật lý, hóa học phổ biến nhất - 19
Lưu ý cần biết về thành phần của kem chống nắng
  • Chỉ ưu tiên sử dụng các sản phẩm có thành phần đã được kiểm chứng và cấp phép sử dụng. 
  • Mua kem chống nắng phù hợp với làn da để tối ưu về mặt hiệu quả. 
  • Bôi kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ da trước sự tấn công của tia UV. 
  • Tùy theo đặc điểm của da, bạn có thể linh hoạt trong việc lựa chọn kem chống nắng chứa thành phần vật lý hay hóa học. 

Tổng kết

Trên đây là thông tin giới thiệu về thành phần kem chống nắng phổ biến để bạn tham khảo. Mỗi thành phần đều có một ưu điểm riêng. Do đó, khi tham khảo các sản phẩm, bạn nên có sự tìm hiểu kỹ lưỡng để có được hiệu quả tốt nhất khi dùng. 

Bestme sẽ thường xuyên cập nhật các tin tức về làm đẹp và chăm sóc sức khỏe để bạn tham khảo. Do đó, hãy theo dõi các bài viết mới nhất để không bỏ lỡ các thông tin thú vị nhé!

Có thể bạn sẽ thích
Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp
Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp

Rễ hoàng cầm là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe cũng như điều trị bệnh. Để hiểu rõ hơn về loài thảo dược quý này

Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô
Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô

Tía tô là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những thông tin chi tiết về công dụng v&

Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?
Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng dồi dào, sáp ong còn được sử dụng rộng rãi trong làm đẹp. Vậy tác dụng của sáp ong ra sao, chi tiết sẽ c&oacut

Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?
Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?

Rau diếp cá được biết đến là vị thuốc của thiên nhiên với những công dụng to lớn cho sức khỏe. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết về công dụng của rau di

Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ
Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về công dụng hay cách dùng giữa bột nghệ và tinh bột nghệ. Để Bestme hướng dẫn bạn cách phân biệt một cách đơn giản v

Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà
Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà

Dầu lá hương thảo là gì? Những công dụng nào có ở loại tinh dầu này và cách làm tại nhà như thế nào? Hãy để Be

Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?
Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?

Liệu bạn đã hiểu hết về dầu cám gạo và biết cách ứng dụng vào làm đẹp chưa? Hãy cùng Bestme khám phá những công dụng “

Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?
Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?

Cam thảo có tác dụng gì và kỵ với gì nhất? Có nên uống cam thảo mỗi ngày không? Cùng Bestme tìm lời giải đáp chi tiết

Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry
Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry

Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về chiết xuất việt quất đen bilberry và những công dụng tuyệt vời của thành phần này dưới đây nhé!  

Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da
Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da

Cùng Bestme khám phá những công dụng tuyệt vời của chiết xuất cúc vạn thọ và lý do vì sao nguyên liệu này lại được ưa chuộng trong n

Chiết xuất vỏ cây liễu: Thành phần trị mụn an toàn từ thiên nhiên
Chiết xuất vỏ cây liễu: Thành phần trị mụn an toàn từ thiên nhiên

Chiết xuất vỏ cây liễu là một thành phần tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu ch

Dầu gấc có tốt cho da không? Một số lưu ý khi sử dụng
Dầu gấc có tốt cho da không? Một số lưu ý khi sử dụng

Dầu gấc còn được sử dụng để dưỡng da, phục hồi những tổn thương trên da cực kỳ hiệu quả. Cùng Bestme tìm hiểu thêm về những công dụng và hiệu quả tuyệt vờ

Rễ nhân sâm: Công dụng và ứng dụng trong làm đẹp
Rễ nhân sâm: Công dụng và ứng dụng trong làm đẹp

Rễ nhân sâm là gì? Những công dụng và ứng dụng nào của rễ nhân sâm được ứng dụng trong làm đẹp? Hãy để Bestme giải đáp nh

Bơ cacao là gì? Những công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp
Bơ cacao là gì? Những công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp

Bơ cacao sở hữu hương thơm nồng nàn cùng vô số lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những công dụng tuyệt vời mà ng

Lá bạc hà là gì? Cách phân biệt bạc hà với rau húng
Lá bạc hà là gì? Cách phân biệt bạc hà với rau húng

Cùng Bestme tìm hiểu lá bạc hà là gì cùng cách phân biệt lá húng lủi và bạc hà để không còn bị nh