Cây dành dành và những lợi ích sức khỏe bạn không nên bỏ qua

Tác giả:

Thời gian xuất bản: Thứ hai, 13/02/2023, 20:00 (+07:00)

Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ ba, 14/02/2023, 00:49 (+07:00)


Dành dành là loại cây vô cùng thân thuộc ở Việt Nam, thường được trồng để làm cảnh do sở hữu vẻ đẹp tinh khôi và hương thơm ngào ngạt. Nhưng ít ai biết rằng, cây dành dành còn được xem là loại thảo dược quý mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe. 

Bài viết này, bạn hãy cùng Bestme tìm hiểu rõ về cây dành dành và những lợi ích mà loại cây này mang tới cho sức khỏe. Cùng đón đọc ngay nhé!

1. Cây dành dành là cây gì?

1.1 Tên gọi

Cây dành dành có tên khoa học là Gardenia jasminoides Ellis, thuộc họ Thiến Thảo (Rubiaceae). Ở Việt Nam, ngoài tên dành dành thì chúng còn được biết đến với tên gọi là thủy hoàng chi, chi tử hoặc mác làng cương theo tiếng Tày.

1.2 Đặc điểm tự nhiên

Đặc điểm của cây dành dành theo khoa học mà bạn có thể tham khảo ngay dưới đây nhé!

  • Là một loại cây thân bụi thường thấy mọc hoang dại, nhất là ở những nơi gần nguồn nước như suối, hay khe nước chảy trong núi rừng.
  • Rễ cây mọc thành chùm.
  • Thân cây có chiều cao trung bình từ 1-2 mét.
  • Lá cây dành dành có hình dạng bầu dục, có màu xanh lục và luôn mọc đối nhau trên nhánh cây.  
  • Thời điểm ra hoa của cây là vào mùa hè, khoảng tháng 6 - 10. Hoa dành dành sẽ có 6 cánh hoa có màu trắng, có hương thơm dịu nhẹ.
  • Quả cây dành dành thường có màu vàng, hình bầu dục với độ dài khoảng 3cm, có chứa nhiều hạt nhỏ bên trong. Quả có mùi thơm và vị đắng nhẹ.

Hoa dành dành mang vẻ đẹp tinh khôi và hương thơm nhẹ nhàng

Hoa dành dành mang vẻ đẹp tinh khôi và hương thơm nhẹ nhàng

1.3 Bộ phận sử dụng

Tất cả bộ phận trên cây dành dành từ rễ, thân, lá, hoa quả đều được sử dụng để làm thuốc bởi loại cây này chứa rất nhiều dưỡng chất quý hiếm. Tuy nhiên, phổ biến nhất là sử dụng quả dành dành chín phơi hoặc sấy khô để bào chế làm dược liệu, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.

Quả dành dành thường được bào chế làm dược liệu

Quả dành dành thường được bào chế làm dược liệu

1.4 Khu vực phân bố

Cây dành dành thường là loại cây ưa mọc ở những nơi ẩm ướt. Vì vậy, bạn có thể tìm thấy chúng mọc ở những khu vực như rạch nước, mương,... Tại Việt Nam, loại cây này thường mọc chủ yếu ở khu vực Nam Bộ. Ngoài ra, nhờ vẻ đẹp và có giá trị tiềm tàng, cây dành dành được nhiều người dân trồng tại nhà với mục đích làm cảnh hoặc làm thuốc chữa bệnh. 

1.5 Thu hái và sơ chế

Bạn có thể thu hái các bộ phận trên cây dành dành quanh năm. Tuy nhiên, đối với hoa và quả chín, người dân thường thu hoạch vào mùa hè vì đây là thời điểm cây dành dành ra hoa và quả. 

Sau khi thu hoạch, các bộ phận của cây dành dành sẽ được sơ chế đơn giản. Lá, thân và rễ cây được đem rửa sạch bụi bẩn, sau đó phơi khô và bảo quản kín để sử dụng dần. Còn quả cây dành dành có thể để nguyên hoặc mang đi sấy và phơi khô. 

Quả cây dành dành

Quả cây dành dành

2. Cây dành dành có tác dụng gì?

Theo nhiều tài liệu y học cổ truyền ghi lại, cây dành dành được người dân sử dụng để chữa trị các căn bệnh như tiêu viêm, chỉ huyết, lợi tiểu, đồng thời loại cây này còn có khả năng cầm máu và thanh nhiệt, giải độc hiệu quả cho cơ thể. Ngoài ra, cây dành dành còn được biết tới với tính hàn, có vị đắng nên được dùng để trị các bệnh lý như: bệnh gan, đau nhức, đau mắt đỏ,...

Trong y học hiện đại, nhiều nhà khoa học tìm được vô vàn giá trị có trong cây dành dành. Chúng là liều thuốc hiệu quả để điều trị các bệnh liên quan về: 

  • Chữa bí tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt.
  • Điều trị viêm gan.
  • Chữa đau dạ dày.
  • Điều trị vàng da.
  • Chữa phù thũng.
  • Chữa bong gân, đau nhức.
  • Chữa bỏng.
  • Chữa thổ huyết.
  • Chữa mụn nhọt.
  • Chữa chứng chảy máu cam.
  • Giải độc rượu.
  • Hạ sốt.
  • Đau mắt đỏ

Cây dành dành hỗ trợ chăm sóc sức khỏe hiệu quả

Cây dành dành hỗ trợ chăm sóc sức khỏe hiệu quả

3. Bài thuốc từ cây dành dành chữa bệnh gì?

Cây dành dành thường được biết tới với nhiều công dụng chăm sóc sức khỏe. Dưới đây Bestme sẽ gợi ý cho bạn một vài bài thuốc giúp chữa bệnh từ cây dành dành ngay nhé!

  • Điều trị bệnh đau mắt đỏ

Chuẩn bị: Vài lá dành dành tươi.

Cách thực hiện: Rửa lá dành dành, dùng nước sôi để tráng qua lá để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn. Sử dụng chày và cối giã nát lá dành dành. Cho phần lá vừa giã vào miếng gạc mỏng và đắp vùng mắt đang bị đau trong khoảng 15 phút. Bạn nên sử dụng từ 2-3 lần/ tuần để đạt cải thiện tình trạng chứng mắt đỏ nhanh chóng.

  • Điều trị bệnh viêm gan, vàng da và vàng mắt

Chuẩn bị: 12g dành dành, 24g nhân trần và một ít đường kính.

Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm sắc thuốc cùng khoảng 600ml nước. Sắc thuốc cho đến khi còn khoảng 100ml nước thì ngưng, sau đó cho thêm đường kính vào và khuấy đều. Kiên trì sử dụng mỗi ngày đều đặn sẽ mang tới hiệu quả điều trị bệnh rõ rệt.

  • Bài thuốc chữa bỏng da

Chuẩn bị: 4-5 quả dành dành, ½ thìa dầu mè.

Cách thực hiện: Lấy nhân quả dành dành rửa sạch, để ráo nước, sau đó đem đốt phần nhân dành dành rồi tán thành bột mịn. Tiếp tục trộn phần bột dành dành với dầu mè. Đắp hỗn hợp bột dành dành lên vùng da đang bị bỏng. Nên băng vết thương bị bỏng bằng băng gạc để tránh làm tổn thương đến da. 

  • Bài thuốc chữa bong gân, đau nhức

Chuẩn bị: 4-5 quả dành dành, 1 thìa rượu trắng 

Cách thực hiện: Rửa sạch quả dành dành, sau đó dùng chày giã nát, tán thành bột mịn. Cho thêm một ít nước lọc vào, trộn đều để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Tiếp đến cho một ít rượu trắng vào hỗn hợp trên. Đắp trực tiếp hỗn hợp quả dành dành lên vị trí bị bong gân hoặc đau nhức. Nên đắp thuốc 1 lần trong ngày để mang lại hiệu quả cải thiện chứng đau xương khớp.

Các bài thuốc được điều chế từ cây dành dành

Các bài thuốc được điều chế từ cây dành dành

4. Lưu ý khi dùng cây dành dành

Mặc dù cây dành dành là loại thảo dược quý giúp chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên tùy tiện sử dụng kết hợp cây dành dành cùng các vị thuốc khác. Bạn chỉ nên kết hợp khi có sự chỉ dẫn và cho phép của bác sĩ để an toàn cho sức khỏe.

Nếu bạn đang điều trị bệnh bằng các loại thuốc tây y, bạn không nên tự ý ngưng dùng thuốc và chuyển sang uống các bài thuốc nam từ cây dành dành. Bạn chỉ được sử dụng thuốc đông y từ cây dành dành nếu có ý kiến của bác sĩ để không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể và sức khỏe. 

Không phải bất kỳ ai cũng có cơ địa hợp với bài thuốc từ cây dành dành. Vậy nên, trước khi sử dụng, bạn nên tìm hiểu kỹ và ngưng sử dụng ngay nếu gặp tình trạng dị ứng với thuốc.

Một số lưu ý khi sử dụng cây dành dành

Một số lưu ý khi sử dụng cây dành dành

Bạn có thể bổ sung chiết xuất cây dành dành thông qua Viên uống hỗ trợ chống ánh sáng xanh, giảm mờ và mỏi mắt DHC Lutein Blue Light Protection (30 ngày) nhé!

product_sku=4511413622377

Tổng kết

Cây dành dành là loại thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn có thể sử dụng cây dành dành như một bài thuốc dân gian để chữa bệnh hiệu quả. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về cây dành dành, những lợi ích sức khỏe của nó và cách sử dụng sao cho hiệu quả và an toàn nhất. 

Đừng quên tiếp tục theo dõi website của Bestme để có thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe và mẹo làm đẹp nhé!

Có thể bạn sẽ thích
Giải đáp Viên uống nội tiết tố có tốt không? Ai nên sử dụng?
Giải đáp Viên uống nội tiết tố có tốt không? Ai nên sử dụng?

Viên uống nội tiết tố là một trong những phương pháp được nhiều chị em lựa chọn có thực sự cần thiết và an toàn? Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơ

Sâm maca là gì? Có tác dụng gì với phụ nữ và nam giới?
Sâm maca là gì? Có tác dụng gì với phụ nữ và nam giới?

Sâm maca là gì và có những công dụng gì đối với sức khỏe của chúng ta? Hãy cùng Bestme tìm câu trả lời ngay nhé!

Nhau thai ngựa nguyên chất Pure Placenta - Bí quyết giữ mãi tuổi xuân
Nhau thai ngựa nguyên chất Pure Placenta - Bí quyết giữ mãi tuổi xuân

Cùng Bestme tìm hiểu kỹ hơn về thành phần nhau thai ngựa nguyên chất Pure Placenta cùng những công dụng mà nó mang lại nhé!   

Pure Placenta và Sâm Maca: Bí quyết trẻ hóa da mới nhất từ Nhật Bản
Pure Placenta và Sâm Maca: Bí quyết trẻ hóa da mới nhất từ Nhật Bản

Cùng Bestme tìm hiểu kỹ hơn về sự kết hợp tuyệt vời giữa nhau thai ngựa nguyên chất Pure Placenta và sâm Maca cùng công dụng tuyệt vời mà hai th&ag

Nên uống collagen hay nhau thai ngựa? Cái nào tốt hơn?
Nên uống collagen hay nhau thai ngựa? Cái nào tốt hơn?

Nên uống collagen hay nhau thai ngựa? Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về hai dưỡng chất này để đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu làm đẹp và chăm s&o

Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp
Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp

Rễ hoàng cầm là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe cũng như điều trị bệnh. Để hiểu rõ hơn về loài thảo dược quý này

Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô
Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô

Tía tô là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những thông tin chi tiết về công dụng v&

Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?
Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng dồi dào, sáp ong còn được sử dụng rộng rãi trong làm đẹp. Vậy tác dụng của sáp ong ra sao, chi tiết sẽ c&oacut

Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?
Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?

Rau diếp cá được biết đến là vị thuốc của thiên nhiên với những công dụng to lớn cho sức khỏe. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết về công dụng của rau di

Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ
Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về công dụng hay cách dùng giữa bột nghệ và tinh bột nghệ. Để Bestme hướng dẫn bạn cách phân biệt một cách đơn giản v

Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà
Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà

Dầu lá hương thảo là gì? Những công dụng nào có ở loại tinh dầu này và cách làm tại nhà như thế nào? Hãy để Be

Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?
Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?

Liệu bạn đã hiểu hết về dầu cám gạo và biết cách ứng dụng vào làm đẹp chưa? Hãy cùng Bestme khám phá những công dụng “

Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?
Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?

Cam thảo có tác dụng gì và kỵ với gì nhất? Có nên uống cam thảo mỗi ngày không? Cùng Bestme tìm lời giải đáp chi tiết

Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry
Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry

Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về chiết xuất việt quất đen bilberry và những công dụng tuyệt vời của thành phần này dưới đây nhé!  

Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da
Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da

Cùng Bestme khám phá những công dụng tuyệt vời của chiết xuất cúc vạn thọ và lý do vì sao nguyên liệu này lại được ưa chuộng trong n