Vitamin K1 là gì? Tác dụng của vitamin K1 với sức khỏe
Thời gian xuất bản: Thứ năm, 20/07/2023, 17:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ sáu, 28/07/2023, 11:32 (+07:00)
1. Vitamin K1 là gì?
2. Tác dụng của vitamin K1 đối với sức khỏe cơ thể
2.1 Giúp xương chắc khỏe
2.2 Hỗ trợ quá trình đông máu
2.3 Hỗ trợ cải thiện trí nhớ của người cao tuổi
2.4 Tốt cho hệ tim mạch
2.5 Ổn định lượng đường trong máu
3. Vitamin K1 và K2 khác nhau như thế nào?
4. Cách bổ sung vitamin K1
4.1 Liều lượng bổ sung
4.2 Thời điểm uống
5. Nguồn bổ sung vitamin K1
6. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi uống vitamin K1
Tổng kết
Việc bổ sung đầy đủ vitamin K1 là điều quan trọng đối với cơ thể để giúp duy trì sức khỏe được ổn định. Vậy, vitamin K1 có tác dụng như thế nào với sức khỏe con người? Cùng Bestme tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
1. Vitamin K1 là gì?
Vitamin K1 hay còn được gọi với cái tên khác là Phylloquinone. Đây là loại vitamin tan được trong dầu và góp phần quan trọng vào quá trình đông máu của gan.
Theo các nghiên cứu, vitamin K1 chiếm khoảng 75 - 90% tổng lượng vitamin K trong cơ thể. Cơ thể khi bổ sung vitamin K1 sẽ được vi khuẩn trong ruột già chuyển hoá và dự trữ dưới dạng vitamin K2.
Vitamin K1 có nhiều trong các loại thực phẩm như cà chua, bắp cải, thịt, cá, rau má,...
2. Tác dụng của vitamin K1 đối với sức khỏe cơ thể
2.1 Giúp xương chắc khỏe
Vitamin K1 mang đến một lượng lớn protein giúp tăng sự chắc khỏe cho xương. Ngoài ra, ở vitamin K1 có chứa một loại enzyme trải qua quá trình carboxyl hoá giúp kích thích sản sinh protein osteocalcin để hỗ trợ xương phát triển.
2.2 Hỗ trợ quá trình đông máu
Vitamin K1 là một trong những thành phần tham gia vào sự sản sinh các protein tiền đông máu. Các protein này gồm protein chống đông máu như protein C, Z, S và prothrombin.
Tất cả các loại protein kể trên góp phần quan trọng vào việc làm đông máu, qua đó giúp cơ thể bật chế độ tự bảo vệ, cũng như tự chữa lành các vết thương hở trên da bằng cách làm đông máu tại những vị trí đó.
2.3 Hỗ trợ cải thiện trí nhớ của người cao tuổi
Theo như các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nồng độ vitamin K1 sẽ tỉ lệ thuận với trí nhớ của con người. Điều này có nghĩa là, khi nồng độ vitamin K1 trong máu cao thì tương ứng với trí nhớ của con người sẽ được cải thiện tốt hơn.
2.4 Tốt cho hệ tim mạch
Theo các chuyên gia, để ổn định huyết áp và giúp tim bơm máu đi khắp cơ thể được tốt hơn thì không thể thiếu vitamin K1.
Bởi vitamin này giúp ngăn ngừa tình trạng khoáng chất bị lắng đọng và tích tụ ở trong mạch máu, từ đó giúp hệ tim mạch hoạt động ổn định và khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi cơ thể được bổ sung hàm lượng vitamin K1 đầy đủ cũng là đồng nghĩa với việc nguy cơ đột quỵ cũng thấp hơn.
2.5 Ổn định lượng đường trong máu
Ngoài bốn tác dụng kể trên, ổn định lượng đường trong máu cũng góp phần tạo nên top 5 tác dụng của vitamin K1. Loại vitamin này đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định insulin của cơ thể.
Qua những báo cáo của các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng nếu duy trì vitamin K1 ở mức hợp lý sẽ giúp hạn chế được tình trạng kháng insulin. Từ đó có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ bùng phát bệnh đái tháo đường.
3. Vitamin K1 và K2 khác nhau như thế nào?
Một số đặc điểm khác nhau cơ bản giữa vitamin K1 và K2 được liệt kê qua bảng sau:
4. Cách bổ sung vitamin K1
4.1 Liều lượng bổ sung
Liều lượng bổ sung vitamin K1 được chia theo 2 cách. Đó là liều lượng theo dạng tiêm và liều lượng theo dạng uống viên nén. Đồng thời, để đảm bảo an toàn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung. Sau đây là liều lượng cụ thể với từng cách bổ sung vitamin k1.
Đối với dạng tiêm
- Người lớn và thanh thiếu niên: Tiêm dưới da từ 2,5 đến 25mg.
- Trẻ sơ sinh: Tiêm vào bắp thịt và dưới da từ 0,5 đến 1mg.
Đối với dạng uống viên uống
- Người lớn và thanh thiếu niên: 2,5 đến 25mg
- Trẻ em: Khuyến khích không sử dụng ở độ tuổi này.
4.2 Thời điểm uống
Vitamin K1 là loại vitamin tan được trong dầu. Do đó, nên bổ sung vitamin K1 cùng với các bữa ăn giàu chất béo để cơ thể hấp thu được tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung vitamin K1 bất kỳ thời điểm nào trong ngày như buổi sáng, buổi trưa và buổi tối đều được.
5. Nguồn bổ sung vitamin K1
Vitamin K1 có trong nhiều nguồn khác nhau. Và theo các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, với khoảng 100g các thực phẩm sau sẽ chứa hàm lượng lớn vitamin K1, gồm:
- Cải xoăn đã nấu chín: 418,5 mcg.
- Rau bina đã nấu chín: 540,7 mcg.
- Cải xanh nấu chín: 592,7 mcg.
- Củ cải đường đã nấu chín: 484 mcg.
- Rau bồ công anh thô: 778,4 mcg.
- Bông cải xanh: 142,1 mcg.
- Húng quế khô: 1712,5 mcg.
- Dầu đậu nành: 183,9 mcg.
- Bơ thực vật: 101,3 mcg.
6. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi uống vitamin K1
Thực tế khi bổ sung vitamin K1 theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ ít mang lại những rủi ro cho cơ thể. Tuy nhiên vẫn xuất hiện một số trường hợp bổ sung vitamin K1 ở trẻ nhỏ quá liều nên có thể xuất hiện một số tác dụng phụ sau:
- Ăn ít và giảm cảm giác thèm ăn.
- Khó thở và phù nề toàn thân.
- Giảm khả năng vận động.
- Vàng mắt, vàng da, da xanh xao.
- Dễ cáu gắt và tâm lý thay đổi.
Do đó, khi bổ sung vitamin K1 ở trẻ nhỏ cần tham khảo ý kiến và bổ sung theo chỉ định các chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ. Tránh việc tự ý quyết định liều lượng vitamin K1 cho trẻ.
Tổng kết
Cơ thể luôn cần được bổ sung đủ chất mới có thể khoẻ mạnh và duy trì các hoạt động sống hàng ngày. Do đó, việc bổ sung vitamin K1 cùng các dưỡng chất khác với liều lượng phù hợp sẽ giúp bạn thêm khỏe mạnh và tràn đầy sức sống hơn.
Hãy luôn đồng hành cùng Bestme để biết thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe và làm đẹp nhé!