Acid Folic (Vitamin B9) là gì? Tác dụng của acid folic với bà bầu
Thời gian xuất bản: Chủ nhật, 25/12/2022, 20:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ ba, 10/09/2024, 10:16 (+07:00)
1. Acid folic là gì?
1.1 Thông tin chung
1.2 Sự khác biệt giữa folate và acid folic là gì?
2. Vai trò của acid folic đối với bà bầu
3. Một số tác dụng khác của acid folic đối với cơ thể
4. Hàm lượng acid folic cần bổ sung mỗi ngày
4.1 Hàm lượng acid folic được khuyến nghị
4.2 Thiếu hụt acid folic ảnh hưởng như thế nào tới mẹ và bé?
4.3 Tác dụng phụ khi bổ sung quá liều acid folic
5. Nhu cầu acid folic cho phụ nữ mang thai
6. Phụ nữ mang thai nên bắt đầu bổ sung acid folic từ khi nào?
7. Cách bổ sung acid folic
7.1 Bổ sung bằng thực phẩm tự nhiên
7.2 Bổ sung acid folic bằng đường uống
8. Những lưu ý khi bổ sung acid folic cho mẹ bầu
Tổng kết
Phức hợp vitamin nhóm B gồm 8 loại khác nhau và cùng tham gia chuyển hóa năng lượng cho cơ thể từ chính thức ăn chúng ta nạp vào. Trong đó, vitamin B9 (acid folic) có tác dụng đặc biệt quan trọng với nhóm phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Vậy Acid folic là gì? Vì sao cần bổ sung vitamin B9 cho bà bầu mỗi ngày? Tất cả sẽ được Bestme giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!
1. Acid folic là gì?
1.1 Thông tin chung
Acid folic còn được biết đến với tên gọi vitamin B9. Cũng như các dưỡng chất khác của vitamin nhóm B, vitamin B9 có tham gia vào quá trình phát triển và phân chia tế bào. Đặc biệt, nó đóng vai trò quan trọng để tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường cho tế bào máu.
Acid folic còn được biết đến với tên gọi vitamin B9
Nhu cầu bổ sung acid folic tăng cao ở phụ nữ mang thai để bào thai có thể phát triển khỏe mạnh, tránh những biến cố bào thai hay những bệnh bẩm sinh gây nguy hiểm cho thai nhi.
Một số tính chất của vitamin B9 là(1):
Tên gọi khác | Acid folic, folacin, folat (dạng anion - hòa tan trong nước) |
Định danh IUPAC | (2S)-2-[(4-{[(2-amino-4-hydroxypteridin-6-yl)metyl]amino}phenyl)formamido]axit pentadioic |
Công thức hóa học | C19H19N7O6 |
Khối lượng phân tử | 441,4 g/mol |
Điểm nóng chảy | 250°C |
Độ hòa tan trong nước | 1.6mg/L (25 °C) |
1.2 Sự khác biệt giữa folate và acid folic là gì?
Nhiều người cho rằng, folate và acid folic chỉ là cách gọi tên thay thế cho nhau vì chúng đều là các dạng vitamin B9. Song, acid folic là dạng vitamin B9 tổng hợp được sử dụng trong thực phẩm đã chế biến và thực phẩm bổ sung. Trong khi đó, folate có dồi dào trong thực phẩm tự nhiên như rau xanh, trứng và trái cây.
Một số khác nhau cơ bản giữa folate và acid folic là:
Acid folic | Folate | |
Dạng | Là dạng tổng hợp của vitamin B9, thường không xuất hiện tự nhiên | Là dạng tự nhiên của vitamin B9 |
Nguồn | Được sử dụng trong các chất bổ sung và thêm vào các sản phẩm thực phẩm chế biến như ngũ cốc và mỳ ống. | Được tìm thấy trong các loại rau xanh lá đậm, đậu Hà Lan và các loại hạt. Trái cây giàu folate bao gồm cam, chanh, chuối, dưa và dâu tây. |
Quá trình chuyển hóa | Cần phải được chuyển đổi trong gan hoặc các mô khác để thành dạng 5-methyltetrahydrofolate (5-MTHF). | Trước khi vào máu, hệ thống tiêu hóa sẽ chuyển đổi nó thành dạng hoạt tính sinh học với tên gọi khoa học là 5-methyltetrahydrofolate (5-MTHF) |
Đối tượng sử dụng | Mọi người đều có thể bổ sung acid folic cho cơ thể, ngoại trừ những người mang enzyme MTHFR (là nguyên nhân làm tăng nồng độ homocysteine liên quan đến sẩy thai liên tiếp). Do acid folic đòi hỏi cơ thể nhiều chuyển đổi hơn, nên việc kích hoạt acid folic cũng khó khăn hơn. | Mọi người đều có thể bổ sung folate từ thực phẩm hoặc thông qua các chất bổ sung có chứa L-5-MTHF. Nhưng nếu chỉ bổ sung folate từ chế độ ăn, cơ thể thường khó nạp đủ lượng được khuyến nghị hàng ngày. |
Nhiều người cho rằng, folate và acid folic chỉ là cách gọi tên thay thế cho nhau nhưng chúng hoàn toàn khác biệt
2. Vai trò của acid folic đối với bà bầu
Mọi sự bổ sung chất dinh dưỡng hay dung nạp bất kỳ thực phẩm nào của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai đều gây ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai[2]. Thậm chí, nó có thể điều chỉnh kiểu hình của thai nhi thông qua lập trình biểu sinh.
Folate rất quan trọng đối với quá trình tổng hợp nucleotide - đơn vị cấu trúc đơn vị của RNA, DNA, và nhiều yếu tố khác - giúp giảm tỷ lệ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ.
Một số khuyết tật ống thần kinh thường gặp ở thai kỳ nếu mẹ bầu không bổ sung đủ acid folic là:
- Tật nứt đốt sống: sự phát triển kém hoàn thiện của tủy sống hoặc đốt sống.
- Thai vô sọ: sự phát triển kém hoàn chỉnh của một số phần của sọ não và não gây dị tật vĩnh viễn.
Không những vậy, vai trò hết sức quan trọng của axit folic đó là cung cấp các tế bào máu cho cơ thể, giúp tạo ra các tế bào mới, bao gồm hồng cầu. Vậy nên trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu bổ sung đầy đủ axit folic sẽ giúp cho cả mẹ và thai nhi ngăn được tình trạng thiếu máu, tránh xảy ra các tình huống sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc các vấn đề về tim mạch, hở hàm ếch đối với trẻ mới sinh[3].
Acid folic có vai trò rất quan trọng với bà bầu
3. Một số tác dụng khác của acid folic đối với cơ thể
Acid folic vốn nổi bật với khả năng hỗ trợ cơ thể sản xuất và duy trì các tế bào mới, đồng thời giúp ngăn ngừa những thay đổi ở DNA, hạn chế gây ra các bệnh ung thư. Vitamin B9 cũng được các bác sĩ kê như một loại thuốc điều trị các loại bệnh thiếu máu (thiếu các tế bào hồng cầu) gây ra, thậm chí, điều trị bệnh thiếu máu ác tính.
Do đó, việc bổ sung đầy đủ acid folic sẽ đem lại hiệu quả tích cực đối với cơ thể bạn:
- Acid folic tạo ra các tế bào mới, bao gồm hồng cầu. Từ đó giúp cơ thể tránh rơi vào tình trạng thiếu máu cũng như giảm mức độ hóa chất trong máu (tan huyết tố).
- Acid folic giúp cơ thể sản xuất các tế bào mới để thay thế những tế bào cũ đã già và chết đi, đồng thời ngăn ngừa những biến đổi bất thường về ADN của tế bào. Điều này giúp đẩy lùi căn bệnh ung thư.
- Có tác dụng hỗ trợ các vấn đề về trí nhớ, giảm dấu hiệu lão hóa, xương yếu (loãng xương), đau thần kinh, bệnh bạch biến và hội chứng Fragile-X thông qua sản xuất tế bào mới cho cơ thể.
Acid folic vốn nổi bật với khả năng hỗ trợ cơ thể sản xuất và duy trì các tế bào mới
4. Hàm lượng acid folic cần bổ sung mỗi ngày
4.1 Hàm lượng acid folic được khuyến nghị
Hàm lượng acid folic được khuyến nghị cho từng nhóm như sau[4]:
Nhóm đối tượng | Hàm lượng/ngày | |
Đối với người trưởng thành | 400 mcg DFE | |
Đối với phụ nữ có thai | Trong 3 tháng đầu của thai kỳ | 400 mcg DFE |
Trong 4 đến 9 tháng của thai kỳ | 600 mcg DFE | |
Đang cho con bú | 500 mcg DFE | |
Đối với trẻ em | Trẻ dưới 6 tháng | 65 mcg DFE |
Trẻ từ 7 - 12 tháng | 80 mcg DFE | |
Trẻ từ 1 - 3 tuổi | 150 mcg DFE | |
Trẻ từ 4 - 8 tuổi | 200 mcg DFE | |
Trẻ từ 9 - 13 tuổi | 300 mcg DFE | |
Trẻ từ 14 - 18 tuổi | 400 mcg DFE |
4.2 Thiếu hụt acid folic ảnh hưởng như thế nào tới mẹ và bé?
Acid folic đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe của mẹ và cả sự phát triển của em bé ngay từ khi là phôi thai[5].
Acid folic tham gia vào quá trình phân chia tế bào và phát triển mô. Nó cũng giúp não và cột sống của thai nhi - ống thần kinh phát triển và khỏe mạnh. Do đó, sự thiếu hụt acid folic chắc chắn sẽ khiến em bé gặp các bất thường về ống thần kinh như thiếu não và nứt đốt sống.
Ngoài việc có thể gây ra các vấn đề về phát triển của thai nhi, việc thiếu hụt axit folic khi mang thai còn gây ra vấn đề tâm thần của trẻ, đặc biệt, chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Còn với người mẹ, thiếu hụt axit folic gây nguy cơ biến chứng liên quan đến thai kỳ, bao gồm cả tiền sản giật hoặc sinh non.
Do đó, mẹ bầu hãy lưu ý bổ sung acid folic mỗi ngày thông qua chế độ dinh dưỡng và viên uống bổ sung, để mẹ luôn khỏe mạnh và bé được chào đời bình an.
Mẹ bầu cần lưu ý bổ sung acid folic mỗi ngày
4.3 Tác dụng phụ khi bổ sung quá liều acid folic
Sau khi cơ thể dung nạp thực phẩm chứa vitamin B9, acid folic được hấp thụ vào máu, sau đó được gan phân hủy thành các hợp chất nhỏ hơn. Song, công suất xử lý acid folic của gan không cao, khiến cho acid folic không chuyển hóa (UMFA) tích tụ trong máu. Nồng độ UMFA trong máu cao cũng gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.
Đối với mẹ bầu |
|
Đối với trẻ em |
|
Đối với người bình thường | Nồng độ acid folic không chuyển hóa tăng cao mãn tính có thể có những tác động xấu đến sức khỏe như:
|
5. Nhu cầu acid folic cho phụ nữ mang thai
Trong quá trình mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ tăng lên để vừa phục vụ cho mẹ bầu, vừa nuôi dưỡng thai nhi. Do đó, hàm lượng acid folic sẽ cần nạp vào nhiều hơn, với mức an toàn từ 400 - 600 mcg/ngày. Đặc biệt những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu này càng trở nên cao hơn.
Còn với phụ nữ đang cho con bú, họ vẫn sẽ cung cấp acid folic cho cả em bé đang lớn, nên nhu cầu acid folic vẫn duy trì ở mức 500 mcg/ngày.
Song, tùy theo thể trạng cũng như vấn đề sức khỏe, hay việc mang thai đôi cũng sẽ khiến nhu cầu acid folic của mỗi mẹ bầu là khác nhau. Bạn nên có sự chỉ định của bác sĩ, để được tư vấn về hàm lượng cụ thể cũng như phương thức dung nạp (đường uống hay đường tiêm) phù hợp.
Trong quá trình mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ tăng lên để vừa phục vụ cho mẹ bầu, vừa nuôi dưỡng thai nhi
6. Phụ nữ mang thai nên bắt đầu bổ sung acid folic từ khi nào?
Những dị tật bẩm sinh của thai nhi có thể xuất hiện ngay từ khoảng thời gian 3 - 4 tuần đầu của thai kỳ. Do đó, trong khoảng thời gian ngay trước và ngay sau khi thụ thai, cần nạp đủ axit folic và uống thêm thuốc bổ trợ chứa axit folic để bào thai được phát triển khỏe mạnh, tránh được các biến cố bào thai hay bệnh tật bẩm sinh nguy hiểm cho thai nhi.
Thai phụ nên bổ sung Axit Folic từ 3 tháng trước khi mang thai. Cho nên, nếu bạn có dự định mang thai, hãy bổ sung axit folic từ trước đó 3 tháng, chậm nhất là một tháng trước khi mang thai.
Nên bổ sung acid folic từ trước khi thụ thai
7. Cách bổ sung acid folic
7.1 Bổ sung bằng thực phẩm tự nhiên
Một số thực phẩm tự nhiên chứa dồi dào acid folic mà mọi người không nên bỏ qua cho thực đơn hàng ngày đó là:
- Trứng cũng được đánh giá là một loại thực phẩm giàu axit folic. Chỉ với một quả trứng vừa cũng chứa đến 22 mcg folate, chiếm 6% nhu cầu hàng ngày.
- Rau xanh đậm như xà lách, rau bina, cải xoăn,... chứa tới ⅓ lượng acid folic cần thiết cho cơ thể trong ngày.
- Đậu và các cây họ đậu như đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu nành, đậu ván,… Trung bình, một bát hoặc 30g đậu đóng hộp cung cấp 8% nhu cầu acid folic cho cơ thể mỗi ngày. Nhóm thực phẩm này rất an toàn cho nhóm người già, kể cả ăn chay lẫn những người không ăn chay.
- Ngũ cốc, mỳ ống hay các sản phẩm từ lúa mỳ cũng rất dồi dào vitamin B9.
- Trái cây họ nhà cam, quýt, bưởi. Vitamin C có trong những loại quả này còn thúc đẩy sự hấp thụ của cơ thể hợp chất acid folic.
- Sữa và chế phẩm từ sữa khác như sữa chua, bơ, phô mai, sữa hạt óc chó là nguồn thực phẩm giàu axit folic đầy dinh dưỡng.
Một số thực phẩm chứa nhiều acid folic
7.2 Bổ sung acid folic bằng đường uống
Đối với những người có thể trạng khó hấp thụ vitamin B9 từ thực phẩm, hoặc cơ thể đang trong tình trạng thiếu hụt acid folic trầm trọng, việc bổ sung bằng đường uống là tất yếu. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các viên uống bổ sung vitamin B9 hay acid folic.
Tuy nhiên cần lưu ý uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, nếu thấy có tác dụng phụ như nôn nao, tăng nghén, táo bón thì nên xin bác sĩ tư vấn đổi loại thuốc khác phù hợp với mình.
Còn với các phụ nữ đang mang thai, bên cạnh một chế độ ăn uống giàu axit folic, mẹ bầu cũng có thể tăng lượng axit folic thông qua con đường uống sữa bầu. Trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều nhãn hiệu sữa bầu uy tín cho bạn lựa chọn và thông thường, bạn nên pha theo công thức mà nhà sản xuất chỉ định để có thể bổ sung đúng hàm lượng Axit folic cần thiết vào cơ thể.
Cần sự chỉ định của bác sĩ khi bổ sung viên uống acid folic
8. Những lưu ý khi bổ sung acid folic cho mẹ bầu
Ngay từ khi có ý định mang thai, mỗi chị em nên bổ sung nhiều thực phẩm có chứa acid folic tự nhiên như thịt bò, trứng, hải sản, các loại rau xanh đậm. Đừng quên ăn nhiều trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi… để cơ thể tăng khả năng hấp thụ acid folic, tốt cho cả mẹ và bé.
Đối với chị em có tình trạng cơ thể kém hấp thụ, nên sử dụng thêm viên uống bổ sung acid folic. Song cần lưu ý về sự an toàn và chất lượng của viên bổ sung. Để an toàn, mẹ bầu hãy lựa chọn tư vấn và sử dụng theo kê đơn của bác sĩ.
Cần lưu ý, không uống viên bổ sung acid folic cùng với trà, cafe, rượu bia vì sẽ bị giảm hấp thu dưỡng chất. Thời điểm tốt nhất mà mẹ bầu nên sử dụng viên bổ sung là ban ngày, vì uống vào buổi tối có thể gây khó ngủ.
Acid folic có tác dụng phụ là gây táo bón. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước trong suốt thời gian mang bầu.
Đừng quên bổ sung viên uống Axit Folic của DHC mỗi ngày giúp mẹ bầu bổ sung dưỡng chất thiết yếu giúp phát triển thai nhi một cách toàn diện, đẩy lùi hội chứng dị tật bẩm sinh.
product_sku=4511413405741
Tổng kết
Có thể thấy, acid folic đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh. Việc thiếu hụt axit folic sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai và thai nhi. Vì vậy hãy bổ sung vitamin B9 đầy đủ cơ thể khỏe mạnh, cũng như mẹ tròn con vuông sau 9 tháng 10 ngày.
Đừng quên follow website của Bestme để bổ sung thêm nhiều thông tin sức khỏe và làm đẹp hữu ích khác nhé!
Tài liệu tham khảo
[2] Folic acid supplementation in pregnancy and implications in health and disease
[3] Folic Acid Supplementation and Pregnancy: More Than Just Neural Tube Defect Prevention