Vitamin B12 là gì? Có công dụng gì? Bổ sung như thế nào?

Tác giả:

Thời gian xuất bản: Thứ tư, 28/12/2022, 08:00 (+07:00)

Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ ba, 26/03/2024, 11:19 (+07:00)


Vitamin B12 có nhiều trong các loại thực phẩm thịt, cá và chế phẩm từ sữa. Đây là một loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và chăm sóc da, tóc hiệu quả. 

Qua bài viết sau, cùng Bestme tìm hiểu về chế phẩm vitamin này, cũng như công dụng và liều dùng sao cho khoa học và hợp lý. Cùng theo dõi ngay nhé!

1. Vitamin B12 là gì?

Vitamin B12 còn được biết tới với tên gọi khác là Cobalamin. Loại vitamin này nổi bật với công dụng hỗ trợ sức khỏe và cung cấp cho cơ thể tràn trề năng lượng. Tìm hiểu một số đặc điểm khoa học ấn tượng của vitamin B12 dưới đây nhé[1]:

  • Công thức hóa học: C63H88CoN14O14P
  • Khối lượng phân tử: 1355,388  g/mol-1
  • ID IUPAC: α-(5,6-Dimetylbenzimidazolyl)cobamidxyanua

Giới thiệu về vitamin B12

Giới thiệu về vitamin B12

2. Vitamin B12 có tác dụng gì?

2.1 Tạo hồng cầu, phòng chống thiếu máu

Khi đi vào cơ thể, vitamin B12 đóng vai trò tạo ra các tế bào hồng cầu, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Một nghiên cứu về vitamin B12[2] đã chỉ ra rằng nồng độ B12 trong máu thấp sẽ làm giảm quá trình hình thành hồng cầu.

Bên cạnh đó, thiếu vitamin B12 còn ngăn cản quá trình phát triển của tế bào hồng cầu khiến chúng trở nên lớn hơn và có hình dạng bất thường. Do hình dạng không đều này, các tế bào hồng cầu không thể di chuyển từ tủy xương vào máu với tốc độ thích hợp, gây ra bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu, khiến cơ thể của bạn dễ mệt mỏi và suy nhược hơn.

2.2 Hỗ trợ ngăn ngừa dị tật bẩm sinh nghiêm trọng

Nhiều nghiên cứu được tổng hợp từ nước ngoài[3][4] đã đưa ra kết luận rằng mẹ bầu bổ sung đầy đủ vitamin B12 trong thai kỳ giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh. Mẹ bầu sẽ giảm thiểu được tình trạng thai nghén, còn thai nhi sẽ phát triển toàn diện hệ thần kinh và trí não. 

Đặc biệt, thiếu vitamin B12 trong giai đoạn đầu khi mang thai thì có thể gia tăng nguy cơ trẻ mắc dị tật bẩm sinh. Hơn nữa, sự thiếu hụt vitamin B12 ở người mẹ có thể góp phần dẫn đến sinh non hoặc sảy thai[5].

Vitamin B12 giúp duy trì sức khỏe của mẹ bầu và dinh dưỡng cho thai nhi

Vitamin B12 giúp duy trì sức khỏe của mẹ bầu và dinh dưỡng cho thai nhi

2.3 Hỗ trợ sức khỏe của xương và ngăn ngừa loãng xương

Một nghiên cứu được thực hiện trên 110 bệnh nhân mắc chứng celiac[6] cho thấy lượng vitamin B12 thấp liên quan đến việc giảm mật độ khoáng xương ở xương đùi và hông ở nam giới. Celiac là bệnh khó dung nạp gluten, dẫn đến viêm niêm mạc và teo nhung mao. Thực tế, xương bị giảm mật độ khoáng chất có thể trở nên mỏng manh và dễ gãy hơn theo thời gian. Về lâu dài có thể gia tăng nguy cơ loãng xương.

2.4 Giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng

Một công dụng nổi bật khác của vitamin B12 chính là giảm nguy cơ mắc chứng thoái hóa điểm vàng. Đây là một chứng bệnh về mắt gặp nhiều ở các đối tượng người cao tuổi, chủ yếu ảnh hưởng đến thị lực trung tâm khiến bạn nhìn hình ảnh mờ, méo mó và biến dạng. 

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu tin rằng bổ sung vitamin B12 có thể làm giảm homocysteine. Đây là một loại axit amin có mối liên quan mật thiết tới nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Thực tế, một nghiên cứu[7] được thực hiện vào năm 2009 với 5.000 phụ nữ từ 40 tuổi trở lên đã kết luận rằng bổ sung vitamin B12, cùng với axit folicvitamin B6, có thể làm giảm nguy cơ này.

Vitamin B12 giảm nguy cơ mắc chứng thoái hóa điểm vàng

Vitamin B12 giảm nguy cơ mắc chứng thoái hóa điểm vàng

2.5 Cải thiện tâm trạng, giảm trầm cảm

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp và chuyển hóa serotonin, đây là một hợp chất hóa học chịu trách nhiệm điều chỉnh tâm trạng. Một nghiên cứu[8] đã chỉ ra rằng thiếu vitamin B12 có thể gây ra tình trạng giảm sản xuất serotonin, gây tâm trạng chán nản và uể oải.

Một nghiên cứu khác[9] được thực hiện trên những người bị trầm cảm đã cho kết quả rằng hàm lượng vitamin B12 trong cơ thể khá thấp. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm kết hợp với vitamin B12 có thể cải thiện các triệu chứng tốt và nhanh chóng hơn so với người chỉ điều trị bằng thuốc chống trầm cảm.

Vitamin B12 làm giảm các triệu chứng trầm cảm

Vitamin B12 làm giảm các triệu chứng trầm cảm

2.6 Tốt cho não bộ

Thiếu vitamin B12 có liên quan đến các triệu chứng mất trí nhớ, đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Loại vitamin này đã được chứng minh có vai trò ngăn ngừa chứng teo não, tình trạng mất tế bào thần kinh trong não, dẫn đến chứng mất trí nhớ hoặc sa sút trí tuệ[10].

Cùng trong cùng nghiên cứu này, những người mắc chứng mất trí nhớ khi tham gia nghiên cứu đã cho thấy rằng sự kết hợp giữa bổ sung vitamin B12 và axit béo omega-3 đã làm chậm quá trình suy giảm tinh thần và trí não.

2.7 Bổ sung năng lượng cho cơ thể

Tất cả các loại vitamin B đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất năng lượng của cơ thể. Trên thực tế, một trong những dấu hiệu nổi bật của chứng thiếu vitamin B12 là gây mệt mỏi, uể oải và thiếu năng lượng.

Một trong những biểu hiện thiếu vitamin B12 là thiếu năng lượng và mệt mỏi

Một trong những biểu hiện thiếu vitamin B12 là thiếu năng lượng và mệt mỏi

2.8 Cải thiện sức khỏe tim mạch

Cơ thể thiếu một lượng vitamin B12 lớn sẽ khiến mức hormone homocysteine tăng cao đột ngột[11]. Nồng độ axit này tăng cao trong máu sẽ khiến bạn dễ dàng tăng nguy cơ mắc một số bệnh tim mạch. 

Vitamin B12 giúp hỗ trợ và cải thiện sức khỏe tim mạch

Vitamin B12 giúp hỗ trợ và cải thiện sức khỏe tim mạch

2.9 Làm đẹp da, tóc và móng tay

Bên cạnh tác dụng của vitamin B12 đối với sức khỏe, loại vitamin này còn mang tới công dụng hiệu quả cao trong việc chăm sóc tóc, da và móng luôn khỏe mạnh[12]. Trên thực tế, những người thiếu vitamin B12 có thể gây ra một số triệu chứng về da liễu khác nhau, bao gồm tăng sắc tố, đổi màu móng, thay đổi tóc, bệnh bạch biến (mất màu da từng mảng) và viêm miệng góc cạnh (khe miệng bị viêm và nứt nẻ).

Tham khảo Viên uống DHC Vitamin B tổng hợp (60 ngày) để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể nhé:

product_sku=4511413404164

3. Thiếu vitamin B12 có nguy hiểm không?

3.1 Ai có nguy cơ thiếu vitamin B12 

Thiếu vitamin B12 thường gây ra do chế độ ăn uống không đủ chất hoặc cơ thể không hấp thụ được hoàn toàn dinh dưỡng từ những thực phẩm chứa vitamin B12. Một số đối tượng đặc biệt có nguy cơ thiếu vitamin B12 cao hơn, bao gồm[13]:

  • Người cao tuổi.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh Crohn hoặc bệnh Celiac.
  • Người đã từng phẫu thuật đường tiêu hóa, chẳng hạn như phẫu thuật giảm béo hoặc phẫu thuật ruột thừa.
  • Người theo chế độ ăn thuần chay nghiêm ngặt.
  • Người dùng metformin để kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Người dùng thuốc ức chế bơm proton cho chứng ợ nóng mãn tính.

Người cao tuổi có nguy cơ thiếu vitamin B12 cao hơn

Người cao tuổi có nguy cơ thiếu vitamin B12 cao hơn

3.2 Dấu hiệu thiếu vitamin B12

Thiếu hụt vitamin B12 sẽ có thể gây ra một số vấn đề ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, bao gồm một số triệu chứng sau[14]:

  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Lưỡi thường bị sưng đỏ, đau rát.
  • Viêm loét miệng.
  • Các cơ bắp trở nên yếu ớt, không còn được săn chắc và khỏe mạnh.
  • Tầm nhìn bị xáo trộn, hình ảnh bị mờ và khó nhìn thấy rõ được.
  • Xuất hiện các vấn đề về tâm lý, điển hình như trầm cảm và các vấn đề về trí nhớ, hiểu biết và phán đoán.

3.3 Thiếu vitamin B12 gây ra bệnh gì? 

Thiếu vitamin B12 không gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe quá rõ rệt, chỉ tồn tại dưới dạng tiềm ẩn trong cơ thể. Một số bệnh thường gặp nếu thiếu vitamin B12 trong thời gian dài, bao gồm[15]:

  • Vấn đề với hệ thống thần kinh.
  • Xảy ra tình trạng vô sinh tạm thời.
  • Xuất hiện các biến chứng về tim mạch.
  • Mẹ bầu xuất hiện biến chứng trong giai đoạn thai kỳ và trẻ sau khi sinh có thể mắc chứng dị tật bẩm sinh.
  • Với những người bị thiếu máu nặng, thiếu vitamin B12 có thể gia tăng nguy cơ suy tim. 

Mẹ bầu thiếu vitamin B12 dễ mệt mỏi trong thai kỳ

Mẹ bầu thiếu vitamin B12 dễ mệt mỏi trong thai kỳc

4. Thừa vitamin B12 có nguy hiểm không?

Một số triệu chứng thường gặp khi cơ thể thừa vitamin b12: Gặp các vấn đề về rối loạn hệ tiêu hóa như buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, phát ban,…

  • Nguyên nhân

Hầu hết tình trạng thừa là do sự lạm dụng vitamin và các chất khoáng dưới dạng thuốc và thực phẩm chức năng. Việc bổ sung vitamin B12 liều cao dẫn đến tình trạng đáp ứng quá nhu cầu khuyến nghị sẽ gây cho cơ thể một số tác dụng phụ.

Lạm dụng thực phẩm bổ sung gây dư thừa vitamin b12

Lạm dụng thực phẩm bổ sung gây dư thừa vitamin b12

  • Tác hại

Gây các biến chứng liên quan đến tim mạch như tăng nhịp tim, đau ngực, cao huyết áp,… Bên cạnh đó, cơ thể thừa vitamin B12 cũng làm tăng đông máu, tắc mạch cũng như gây tổn thương thần kinh thị giác,… Ở nam giới, tình trạng này cũng có khả năng dẫn đến ung thư tuyến tiền liệt.

5. Hàm lượng vitamin B12 khuyến nghị

Để sử dụng vitamin B12 hiệu quả và đem đến sức khỏe lành mạnh cho cơ thể, bạn nên nắm rõ liều lượng sử dụng cho từng đối tượng. Tham khảo ngay bảng hàm lượng vitamin B12 trong 1 ngày được các chuyên gia khuyến nghị để sử dụng đúng cách[16]:

Đối tượng

Hàm lượng vitamin B12 phù hợp

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi

0,4 mcg

Trẻ em từ 7-12 tháng tuổi

0,5 mcg

Trẻ em từ 1-3 tuổi

0,9 mcg

Trẻ em từ 4-8 tuổi

1,2 mcg

Trẻ em từ 9-13 tuổi

1,8 mcg

Người trong độ tuổi 14-50

2,4 mcg

Người trên 50 tuổi

2,4 mcg

Phụ nữ đang mang thai

2,6 mcg

Phụ nữ đang cho con bú

2,8 mcg

Người theo chế độ ăn chay

2,4 mcg

Người bị suy dinh dưỡng

120 - 250 mcg

Hàm lượng vitamin B12 cần trong 1 ngày với từng đối tượng

Hàm lượng vitamin B12 cần trong 1 ngày với từng đối tượng

Thừa vitamin B12 có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Thế nên, trước khi bổ sung loại vitamin này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng.

6. Tác dụng phụ của vitamin B12 

Vitamin B12 mang đến công dụng chăm sóc cho sức khỏe an toàn chỉ khi sử dụng với một liều lượng được khuyến cáo và phù hợp với thể trạng bản thân. Khi bổ sung vitamin B12 quá liều, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ tiêu biểu như[17]:

  • Tiêu chảy nhẹ
  • Ngứa rát và phát ban trên da
  • Đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Phù phổi và suy tim sung huyết 
  • Huyết khối tĩnh mạch

Ngoài ra, một số tác dụng phụ hiếm gặp khác của vitamin B12 còn có bệnh đa hồng cầu, các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ), sưng mặt, lưỡi và cổ họng, khó nuốt và khó thở. 

Buồn nôn là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi bổ sung vitamin B12

Buồn nôn là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi bổ sung vitamin B12

7. Vitamin B12 có trong thực phẩm nào?

Một số thực phẩm chứa hàm lượng lớn vitamin B12 mà bạn có thể bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày như[18]:

  • Trứng
  • Các loại thịt đỏ và hải sản
  • Phô mai
  • Gan
  • Gà tây
  • Ngũ cốc
  • Bánh mì
  • Các loại trái cây: dâu tây, chuối,...
  • Các loại đậu
  • Các chế phẩm từ sữa

Nguồn thực phẩm giàu vitamin B12

Nguồn thực phẩm giàu vitamin B12

8. Cách bổ sung vitamin b12

8.1 Bổ sung vitamin B12 bằng thực phẩm tự nhiên

Bạn dễ dàng bổ sung vitamin B12 cho cơ thể thông qua các thực phẩm phẩm từ trứng sữa. Ngoài ra, ngũ cốc và men dinh dưỡng cũng là nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào.

Ngũ cốc và men dinh dưỡng cũng là nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào

8.2 Bổ sung vitamin b12 bằng thực phẩm chức năng

  • Viên uống Vitamin B tổng hợp DHC Vitamin B Mix

Đây là thực phẩm chức năng giúp bổ sung cho cơ thể 8 loại vitamin nhóm B gồm: Vitamin B1, B2, B6, B12, Inositol, Niacin, Axit pantothenic, Axit folic, Biotin.

Sản phẩm phù hợp cho những người ăn trường chay, trong giai đoạn giảm cân hoặc đang trong quá trình hồi phục sức khỏe. Bên cạnh bổ sung vitamin B hỗ trợ cho sức khỏe, viên uống cũng giúp làn da cải thiện vấn đề sần sùi, nổi mụn,…

Viên uống Vitamin B tổng hợp DHC Vitamin B Mix

Viên uống Vitamin B tổng hợp DHC Vitamin B Mix

  • Viên uống vitamin tổng hợp DHC Multi Vitamin

Mỗi viên uống vitamin tổng hợp DHC Multi Vitamins bổ sung cho cơ thể đến 12 loại vitamin cùng các acid amin thiết yếu. Ngoài gia đình các vitamin nhóm B, sản phẩm cũng sở hữu vitamin C, E giúp chống oxy hóa mạnh mẽ. Các thành phần phối hợp với nhau đảm bảo cho bạn sức đề kháng khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ của nhiều loại bệnh và cải thiện làn da tươi trẻ hơn.

 Viên uống vitamin tổng hợp DHC Multi Vitamin

 Viên uống vitamin tổng hợp DHC Multi Vitamin

9. Một số lưu ý khi bổ sung vitamin B12

Nếu bạn đang sử dụng các liều thuốc điều trị bệnh trào ngược axit, bệnh tiểu đường và một số bệnh khác có thể khiến cơ thể khó hấp thụ vitamin B12 hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bổ sung vitamin B12.

Kết hợp bổ sung vitamin B12 và vitamin C có thể làm giảm lượng vitamin B12 mà cơ thể có thể hấp thụ. Vậy nên, bạn hãy uống vitamin B12 trước, sau đó khoảng 2 tiếng thì mới nên uống vitamin C.

Những người nghiện rượu có thể làm giảm lượng vitamin B12 dự trữ trong cơ thể xuống mức báo động. Do đó, những đối tượng này cần đặc biệt lưu ý để bổ sung vitamin B12 giúp cơ thể cân bằng dinh dưỡng.

Lưu ý khi bổ sung vitamin B12

Lưu ý khi bổ sung vitamin B12

Để bổ sung các loại chế phẩm vitamin nhóm B an toàn, bạn có thể tham khảo và sử dụng Viên uống DHC Vitamin B tổng hợp (60 ngày) để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt hơn:

product_sku=4511413404164

Tổng kết

Vitamin B12 mang tới nhiều công dụng nổi bật cho sức khỏe và chăm sóc làn da hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ về công dụng và cách bổ sung b12 sẽ giúp bạn nắm rõ cách sử dụng, cũng như hàm lượng sử dụng được khuyến nghị để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Đừng quên theo dõi Bestme để cập nhật thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe và làm đẹp khác nhé!

Tài liệu tham khảo:

[1] Vitamin B12 - Wikipedia 

[2] Vitamin B12 Deficiency

[3] The role of Vitamin B12 and genetic risk factors in the etiology of neural tube defects: A systematic review

[4] Maternal vitamin B12 in pregnancy and risk of preterm birth and low birth weight: A systematic review and individual participant data meta-analysis

[5] Hyperhomocysteinemia and low vitamin B12 are associated with the risk of early pregnancy loss: A clinical study and meta-analyses

[6] B-vitamin status in relation to bone mineral density in treated celiac disease patients 

[7] Folic Acid, Vitamin B6, and Vitamin B12 in Combination and Age-related Macular Degeneration in a Randomized Trial of Women 

[8] Association between vitamin b12 levels and melancholic depressive symptoms: a Finnish population-based study - PMC  

[9] Vitamin B12 Supplementation in Treating Major Depressive Disorder

[10] Neuroenhancement with vitamin B12-underestimated neurological significance 

[11] Hyperhomocysteinemia - StatPearls - NCBI Bookshelf 

[12] Hair, Nails, and Skin: Differentiating Cutaneous Manifestations of Micronutrient Deficiency 

[13] [16] [18] Vitamin B12 - Health Professional Fact Sheet 

[14] [15] Vitamin B12 or folate deficiency anaemia - NHS 

[17] Vitamin B-12 Injection: Uses, Side Effects, Interactions, Pictures, Warnings & Dosing - WebMD

 

Có thể bạn sẽ thích
Giải đáp Viên uống nội tiết tố có tốt không? Ai nên sử dụng?
Giải đáp Viên uống nội tiết tố có tốt không? Ai nên sử dụng?

Viên uống nội tiết tố là một trong những phương pháp được nhiều chị em lựa chọn có thực sự cần thiết và an toàn? Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơ

Sâm maca là gì? Có tác dụng gì với phụ nữ và nam giới?
Sâm maca là gì? Có tác dụng gì với phụ nữ và nam giới?

Sâm maca là gì và có những công dụng gì đối với sức khỏe của chúng ta? Hãy cùng Bestme tìm câu trả lời ngay nhé!

Nhau thai ngựa nguyên chất Pure Placenta - Bí quyết giữ mãi tuổi xuân
Nhau thai ngựa nguyên chất Pure Placenta - Bí quyết giữ mãi tuổi xuân

Cùng Bestme tìm hiểu kỹ hơn về thành phần nhau thai ngựa nguyên chất Pure Placenta cùng những công dụng mà nó mang lại nhé!   

Pure Placenta và Sâm Maca: Bí quyết trẻ hóa da mới nhất từ Nhật Bản
Pure Placenta và Sâm Maca: Bí quyết trẻ hóa da mới nhất từ Nhật Bản

Cùng Bestme tìm hiểu kỹ hơn về sự kết hợp tuyệt vời giữa nhau thai ngựa nguyên chất Pure Placenta và sâm Maca cùng công dụng tuyệt vời mà hai th&ag

Nên uống collagen hay nhau thai ngựa? Cái nào tốt hơn?
Nên uống collagen hay nhau thai ngựa? Cái nào tốt hơn?

Nên uống collagen hay nhau thai ngựa? Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về hai dưỡng chất này để đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu làm đẹp và chăm s&o

Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp
Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp

Rễ hoàng cầm là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe cũng như điều trị bệnh. Để hiểu rõ hơn về loài thảo dược quý này

Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô
Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô

Tía tô là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những thông tin chi tiết về công dụng v&

Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?
Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng dồi dào, sáp ong còn được sử dụng rộng rãi trong làm đẹp. Vậy tác dụng của sáp ong ra sao, chi tiết sẽ c&oacut

Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?
Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?

Rau diếp cá được biết đến là vị thuốc của thiên nhiên với những công dụng to lớn cho sức khỏe. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết về công dụng của rau di

Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ
Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về công dụng hay cách dùng giữa bột nghệ và tinh bột nghệ. Để Bestme hướng dẫn bạn cách phân biệt một cách đơn giản v

Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà
Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà

Dầu lá hương thảo là gì? Những công dụng nào có ở loại tinh dầu này và cách làm tại nhà như thế nào? Hãy để Be

Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?
Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?

Liệu bạn đã hiểu hết về dầu cám gạo và biết cách ứng dụng vào làm đẹp chưa? Hãy cùng Bestme khám phá những công dụng “

Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?
Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?

Cam thảo có tác dụng gì và kỵ với gì nhất? Có nên uống cam thảo mỗi ngày không? Cùng Bestme tìm lời giải đáp chi tiết

Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry
Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry

Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về chiết xuất việt quất đen bilberry và những công dụng tuyệt vời của thành phần này dưới đây nhé!  

Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da
Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da

Cùng Bestme khám phá những công dụng tuyệt vời của chiết xuất cúc vạn thọ và lý do vì sao nguyên liệu này lại được ưa chuộng trong n