Beta carotene là gì? Tác dụng, cách dùng, liều dùng và tác dụng phụ
Thời gian xuất bản: Thứ bảy, 24/12/2022, 08:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ năm, 29/06/2023, 11:03 (+07:00)
1. Beta carotene là gì?
2. Beta carotene có tác dụng gì?
2.1 Chống oxy hóa
2.2 Cải thiện chức năng nhận thức
2.3 Tăng cường sức khỏe làn da
2.4 Tốt cho phổi
2.5 Tăng cường sức khỏe của mắt
2.6 Có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư
3. Beta carotene có nhiều trong thực phẩm nào?
4. Thiếu beta carotene có nguy hiểm không?
5. Khi nào nên bổ sung beta caroten?
6. Cách dùng và liều dùng beta caroten
6.1 Người lớn
6.2 Trẻ em
6.3 Các đối tượng khác
7. Tác dụng phụ khi dùng quá liều beta carotene
8. Một số lưu ý quan trọng khác
Tổng kết
Beta carotene đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe nói riêng và cơ thể nói chung. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về loại hợp chất này. Thế nên, qua bài viết sau, Bestme sẽ chia sẻ với bạn những thông tin quan trọng của beta carotene. Cùng theo dõi ngay nhé!
1. Beta carotene là gì?
Beta carotene mang tới sắc tố màu đỏ, cam và vàng cho các loại thực vật. Đây còn được biết tới là nguồn cung cấp tiền vitamin chủ yếu trong khẩu phần ăn uống của mỗi người. Tiền vitamin là một hợp chất khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin. Cùng Bestme khám phá một số đặc điểm của chất beta carotene[1]:
- Điểm nóng chảy: 183oC
- Công thức hóa học: C40H56
- ID IUPAC: β, β-Caroten
- Mật độ: 1.00 g/cm3
- Khối lượng phân tử: 536,888 g/mol-1
- Điểm sôi: 654,7 °C ở 760 mmHg
- Không hòa tan trong nước
Beta Carotene mang tới sắc tố màu đỏ, cam và vàng cho thực vật
2. Beta carotene có tác dụng gì?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ rằng, hợp chất beta carotene mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe, bao gồm[2]:
2.1 Chống oxy hóa
Beta carotene còn đóng vai trò là một chất chống oxy hóa hiệu quả. Chất chống oxy hóa mang đến công dụng trung hòa các phân tử không ổn định trong cơ thể được gọi là gốc tự do, giúp giảm căng thẳng và ngăn ngừa stress tốt hơn.
Một số nghiên cứu về sức khỏe cho thấy một chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa giúp tăng hệ miễn dịch và phòng ngừa một số bệnh ung thư, bệnh tim và rối loạn nhận thức Alzheimer.
Beta carotene cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất chống oxy hóa cao
2.2 Cải thiện chức năng nhận thức
Beta carotene còn hỗ trợ cải thiện nhận thức nhờ chức năng chống oxy hóa nổi bật của nó. Nghiên cứu của Cochrane vào năm 2018 đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa beta carotene đối với lợi ích nhận thức và trí nhớ.
Tuy nhiên, việc bổ sung các thực phẩm giàu beta carotene cần phải liên tục trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả giảm nguy cơ suy giảm nhận thức và các tình trạng mất trí nhớ.
2.3 Tăng cường sức khỏe làn da
Công dụng của beta carotene không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc sức khỏe mà còn hỗ trợ bảo vệ làn da săn chắc và khỏe mạnh. Hợp chất này với tác dụng chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng phòng vệ của da, chống lại bức xạ tia cực tím và giúp duy trì vẻ ngoài của làn da luôn căng bóng và mềm ẩm.
Công dụng giúp làn da chắc khỏe của beta carotene
2.4 Tốt cho phổi
Một số nghiên cứu về sức khỏe đã có kết luận rằng vitamin A được tạo ra từ hợp chất beta carotene giúp phổi hoạt động bình thường và có thể giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm cả ung thư phổi[3].
Một nghiên cứu vào năm 2017[4] trên 2,500 người bình thường bổ sung hàng ngày các loại trái cây và rau chứa hàm lượng lớn beta carotene đã mang lại nhiều lợi ích tích cực giúp ngăn ngừa ung thư phổi. Tuy nhiên, trên thực tế, việc bổ sung beta carotene liều cao ở những đối tượng đặc biệt như người hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi và dẫn tới tử vong.
Thực phẩm giàu beta carotene giúp cải thiện sức khỏe phổi
2.5 Tăng cường sức khỏe của mắt
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ thể chứa hàm lượng beta carotene cao có thể tăng sức khỏe của đôi mắt và làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác và ở những người tiếp xúc với các chất kích thích lên tới 35%.
Thoái hóa điểm vàng là bệnh lý làm giảm thị lực, chứ không gây mù hoàn toàn. Người bệnh sẽ mất khả năng nhìn chi tiết ở vùng trung tâm thị giác làm thị giác giảm, hình ảnh được nhìn thấy mờ, méo mó, biến dạng.
Tác dụng nổi bật và quan trọng nhất của beta carotene là bảo vệ đôi mắt
2.6 Có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư
Chế độ ăn giàu beta carotene có thể giúp cơ thể bảo vệ và ngăn ngừa sự phát triển của một số loại bệnh ung thư như:
- Ung thư vú tiền mãn kinh
- Ung thư phổi
- Ung thư tuyến tụy
Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bạn nên ăn một chế độ nhiều trái cây và rau quả, chứa đầy đủ vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật để hỗ trợ tăng cường sức khỏe hơn là chỉ bổ sung thực phẩm chứa beta carotene.
Công dụng nổi bật của beta carotene
3. Beta carotene có nhiều trong thực phẩm nào?
Beta carotene thường được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây và rau có màu đỏ, cam hoặc vàng. Bên cạnh đó, lượng hợp chất này sẽ còn gia tăng hơn trong các loại thực phẩm khi được nấu chín.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), các thực phẩm chứa hàm lượng beta carotene cao, gồm:
- Cà rốt nấu chín: trong khoảng 100gr sẽ cung cấp khoảng 8,279 mcg beta carotene
- Rau bina nấu chín: trong khoảng 100gr sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 6,103 mcg
- Khoai lang luộc: 100gr tương ứng với khoảng 9,406mcg hợp chất beta carotene
Các loại thực phẩm giàu beta carotene
Một số thực phẩm khác chứa hàm lượng beta carotene cao, bao gồm: cải xoăn, bông cải xanh, bí đỏ, dưa lưới, ớt chuông, đậu Hà Lan,... Bên cạnh đó, để gia tăng việc hấp thụ beta carotene, bạn nên kết hợp bổ sung thêm đa dạng các loại thực phẩm, cũng như thảo mộc và gia vị chứa chất béo lành mạnh.
4. Thiếu beta carotene có nguy hiểm không?
Beta carotene giúp cơ thể phòng ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin A. Nếu thiếu hụt vitamin A còn gây ra một số vấn đề cho sức khỏe, bao gồm:
- Các bệnh liên quan đến mắt như khô mắt, khô giác mạc, và nặng hơn có thể gây ra tình trạng nhuyễn giác mạc dẫn tới mù vĩnh viễn.
- Da dễ bị tổn thương và kích ứng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Thoái hóa, sừng hóa các tế bào biểu mô và giảm hệ miễn dịch của cơ thể.
- Trẻ nhỏ khi thiếu hụt vitamin A gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ.
5. Khi nào nên bổ sung beta caroten?
Theo nhiều nghiên cứu, cũng như các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, một số đối tượng sau nên bổ sung beta carotene vào khẩu phần ăn của mình ngay lập tức như[5]:
- Những người thiếu hụt vitamin A và cần tăng cường vitamin A khi chế độ ăn uống không cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
- Sử dụng cho những bệnh nhân đang mắc chứng erythropoietic protoporphyria (EPP) để làm giảm mức độ nghiêm trọng của phản ứng nhạy cảm của mắt và da với ánh sáng mặt trời.
- Những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
Bổ sung beta carotene tùy vào thể trạng cơ thể
6. Cách dùng và liều dùng beta caroten
6.1 Người lớn
Liều lượng beta carotene được khuyến nghị cho người lớn sẽ rơi vào mức 50.000 – 500.000 IU[6]. 1 IU beta caroten tương đương với 0,6 mcg beta carotene.
Lượng beta carotene chi tiết và cụ thể dành cho mỗi người sẽ khác nhau và phụ thuộc vào tình trạng cơ thể. Bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc tham khảo trực tiếp ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để được kê liều beta carotene phù hợp.
6.2 Trẻ em
Liều dùng dành cho trẻ nhỏ dưới 14 tuổi được khuyến cáo 50.000 – 250.000 IU beta carotene[7]. Trẻ nhỏ nên bổ sung beta carotene từ các thực phẩm hữu cơ trước khi sử dụng các thực phẩm chức năng để giảm bớt tác dụng phụ cho cơ thể. Bên cạnh đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách dùng cho trẻ nhỏ trước khi sử dụng.
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung beta carotene cho trẻ nhỏ
6.3 Các đối tượng khác
Liều lượng sử dụng dành cho một số đối tượng đặc biệt như[8]:
- Người đang điều trị bệnh protoporphyria erythropoietic, là bệnh đột biến di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến oxy trong máu và khiến người bệnh bị dị ứng với ánh sáng mặt trời: 30 - 300 mg beta carotene (tương đương 50.000 đến 500.000 đơn vị vitamin A) cho một ngày.
- Người đang mắc bệnh polymorphous light eruption, là một bệnh lý thường gặp liên quan đến phản ứng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: 75 - 180 mg beta carotene (tương đương với 125.000 đến 300.000 đơn vị vitamin A) cho một ngày.
Liều dùng beta carotene cho các đối tượng đặc biệt
7. Tác dụng phụ khi dùng quá liều beta carotene
Theo nhiều nghiên cứu về sức khỏe, bổ sung hàm lượng beta carotene vượt quá lượng cho phép có thể gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, bao gồm:
- Có thể gặp triệu chứng carotenodermia, khiến da chuyển sang màu vàng cam.
- Gây cản trở sự hấp thụ của các chất dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể.
- Gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ miễn dịch của cơ thể.
- Gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi của những người hút thuốc thường xuyên.
Tác dụng phụ khi sử dụng quá liều beta carotene
8. Một số lưu ý quan trọng khác
- Sử dụng đặc biệt thận trọng với những đối tượng đang gặp phải các triệu chứng suy thận, suy gan, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú,...
- Có nhiều thông tin sai lệch rằng beta carotene có thể thay thế hoàn toàn kem chống nắng. Tuy nhiên, chưa có bất cứ thông tin hay nghiên cứu nào kiểm chứng điều này. Bạn vẫn nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và các tác nhân gây hại xấu đến từ môi trường.
- Tránh bổ sung đồng thời với vitamin A. Nguyên nhân chính là do beta carotene là một dạng tiền vitamin A khi đi vào cơ thể. Thế nên, việc bổ sung đồng thời và song song 2 thực phẩm này có thể khiến cơ thể thừa lượng lớn vitamin A, gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể.
Một số lưu ý khi bổ sung beta carotene vào chế độ ăn hàng ngày
Tổng kết
Trên đây là những chia sẻ về beta carotene, một hợp chất quan trọng trong cơ thể với nhiều lợi ích nổi bật cho sức khỏe. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ nắm rõ được cách dùng, cũng như liều lượng sử dụng sao cho hợp lý và an toàn cho cơ thể nhé!
Đừng quên theo dõi Bestme để cập nhật thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe và làm đẹp khác nữa nhé!
Tài liệu tham khảo:
[2] Beta Carotene: Benefits, Foods to Eat, and More
[3] Vitamin A and Carotenoids - Consumer
[5] [6] Beta Carotene Monograph for Professionals - Drugs.com
[7] [8] Beta Carotene (Oral Route) Proper Use - Mayo Clinic