Curcumin là gì? Tác dụng hoạt chất curcumin đối với dạ dày
Thời gian xuất bản: Thứ sáu, 17/02/2023, 08:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ hai, 17/07/2023, 21:56 (+07:00)
1. Curcumin là gì?
2. 10 công dụng sức khỏe hàng đầu của curcumin
2.1 Chống viêm, kháng khuẩn
2.2 Chống oxy hóa
2.3 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
2.4 Giúp ngăn ngừa ung thư
2.5 Hỗ trợ quá trình điều trị bệnh Alzheimer
2.6 Tốt cho bệnh nhân viêm khớp
2.7 Có tác dụng chống trầm cảm
2.8 Tốt cho não
2.9 Giảm tác động của bệnh tiểu đường
2.10 Hỗ trợ giảm cân
3. Tác dụng của hoạt chất curcumin trong nghệ đối với dạ dày
4. Uống curcumin nhiều có tốt không? Mỗi ngày nên uống bao nhiêu?
Tổng kết
Curcumin là một chất có trong củ nghệ, nó thường được gắn liền với công dụng giảm viêm trong cơ thể, đặc biệt là các vấn đề về dạ dày. Trong bài viết này, Bestme sẽ giải mã tất tần tật về Curcumin và cách mà nó chữa lành dạ dày của bạn!
1. Curcumin là gì?
Curcumin là thành phần chính của Curcuminoid – một chất trong củ nghệ và giúp tạo màu vàng cho củ nghệ. Curcumin được biết đến là hoạt chất có lợi và hữu ích cho sức khỏe do đặc tính chống viêm và chống oxy hóa.
Tuy nhiên, hàm lượng curcumin trong củ nghệ không phải là cao, nó chiếm khoảng 3% trọng lượng củ nghệ. Trong khi đó, đối với củ nghệ vàng tươi rửa sạch, phơi khô và xay nhuyễn mịn tạo thành bột nghệ thì chỉ chứa 0,3% Curcumin. Do đó, nhiều người thường lựa chọn các viên uống tinh chế bổ sung curcumin để nạp đủ cho cơ thể.
Curcumin là thành phần chính của Curcuminoid
2. 10 công dụng sức khỏe hàng đầu của curcumin
2.1 Chống viêm, kháng khuẩn
Curcumin là thành phần hoạt tính được công nhận chống viêm, kháng khuẩn, đã được Y học cổ truyền sử dụng trong nhiều thiên niên kỷ để điều trị các rối loạn viêm và đau. Đặc biệt, nghệ có thể giảm đau do viêm mãn tính, các trường hợp của bệnh thấp khớp, đau nhức xương khớp, đau thắt lưng hoặc thậm chí là viêm gân.
2.2 Chống oxy hóa
Curcumin có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Bản thân nó trực tiếp trung hòa các gốc tự do, sau đó kích thích các enzyme chống oxy hóa của cơ thể, từ đó ngăn chặn mầm bệnh và lão hóa.
Curcumin có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ
2.3 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã phát hiện ra rằng việc tiêu thụ nghệ có thể giúp làm giảm cholesterol và mức chất béo trung tính trong cơ thể. Nó đặc biệt có lợi đối với những người mắc bệnh tiểu đường, béo phì, rối loạn chuyển hoá hoặc các tình trạng mãn tính khác.
2.4 Giúp ngăn ngừa ung thư
Curcumin đã được chứng minh là chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh, có lợi cho tình trạng viêm, hội chứng chuyển hóa… Điều này khiến curcumin trở thành hoạt chất ngăn ngừa ung thư được ứng dụng phổ biến và rộng rãi.
Curcumin là hoạt chất ngăn ngừa ung thư
2.5 Hỗ trợ quá trình điều trị bệnh Alzheimer
Khi nghiên cứu bệnh Alzheimer các chuyên gia đã quan sát thấy hiện tượng viêm thần kinh hay viêm não, những vấn đề này xảy ra do chấn thương, tiếp xúc với các tác nhân oxi hoá, nhiễm trùng và hình thành các mảng amyloid beta. Trong khi đó, Curcumin có khả năng liên kết trực tiếp, ngăn chặn sự hình thành các mảng bám amyloid beta. Đây chính là một giải pháp tự nhiên để thay thế thuốc kháng viêm và có thể giúp giảm nguy cơ viêm thần kinh.
2.6 Tốt cho bệnh nhân viêm khớp
Curcumin có đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa, đồng thời ức chế các chất trung gian gây viêm và các yếu tố tiền viêm, vì vậy giúp giảm viêm khớp, sưng đau do viêm khớp, thoái hóa khớp. Curcumin còn có tác dụng hoạt hóa khớp, giúp người bệnh vận động, di chuyển dễ dàng hơn.
Curcumin còn có tác dụng hoạt hóa khớp
2.7 Có tác dụng chống trầm cảm
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy curcumin có khả năng làm tăng các chất dẫn truyền thần kinh serotonin và dopamin - có tác dụng giúp thư giãn, có lợi cho cơ thể trong việc chống lại trầm cảm.
2.8 Tốt cho não
Curcumin chủ yếu đem lại lợi ích cho sức khỏe nhờ vào đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa. Song, đây cũng là một chất ức chế mạnh sự biểu hiện tế bào thần kinh hình sao, nhờ đó ngăn chặn các tế bào chết. Điều này đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho não bộ.
Đây cũng là một chất ức chế mạnh sự biểu hiện tế bào thần kinh hình sao
2.9 Giảm tác động của bệnh tiểu đường
Curcumin giúp điều chỉnh chuyển hóa lipid ở người bệnh tiểu đường bằng cách thay đổi hoạt động của các enzym tham gia vào quá trình trao đổi chất để giảm mức triglyceride và cholesterol trong máu. Curcumin còn có tác dụng giảm đề kháng insulin thông qua cải thiện độ nhạy insulin. Điều này giúp cải thiện vấn đề tiểu đường của người bệnh.
2.10 Hỗ trợ giảm cân
Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng chất curcumin có thể hạn chế tăng cân và cải thiện độ nhạy insulin. Khi cơ thể nhạy cảm với insulin, nó có thể sử dụng glucose dễ dàng làm năng lượng cho các chức năng của cơ thể và lưu trữ glucose dưới dạng glycogen trong cơ và gan của chúng ta để sử dụng sau này.
Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng chất curcumin có thể hạn chế tăng cân
3. Tác dụng của hoạt chất curcumin trong nghệ đối với dạ dày
Curcumin trong nghệ tươi có đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa, bổ sung cho niêm mạc dạ dày một lớp màng bảo vệ, đồng thời giúp chữa lành các vết loét sẵn có. Việc này giúp giảm tối đa sự hình thành các vết loét mới, giảm sự kích thích dạ dày gây khó chịu, đau đớn cho người bị đau dạ dày. Đây được xem là cứu tinh cho những bệnh nhân gặp tình trạng đau dạ dày như viêm loét dạ dày, đau bao tử thường xuyên phải đối mặt…
Ngoài ra curcumin còn có khả năng kích thích tiết dịch mật nhiều hơn từ túi mật, có tác dụng tăng cường hoạt động tiêu hóa thức ăn, đồng thời hấp thu chất béo và các chất dinh dưỡng một lượng nhất định. Dịch mật giúp hỗ trợ và giảm tải hoạt động của dạ dày, đặc biệt khi dạ dày trong tình trạng bị đau, viêm loét.
Curcumin trong nghệ tươi có đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa
4. Uống curcumin nhiều có tốt không? Mỗi ngày nên uống bao nhiêu?
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, liều lượng an toàn khi bổ sung nghệ là từ 500–10.000 mg mỗi ngày. Nó tương đương 60–1.200 mg curcumin.
Nếu bổ sung curcumin quá nhiều và trong thời gian quá dài có thể gây tác dụng phụ ở đường tiêu hoá như đau bụng, buồn nôn, khó tiêu. Thậm chí có thể gây cản trở hiệu quả của một số loại thuốc giảm acid hay góp phần vào hình thành sỏi thận.
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng các thực phẩm chức năng đến từ nghệ. Theo đó, Curcumin có trong củ nghệ có khả năng khiến niêm mạc tử cung nở ra, kích thích tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, nếu mang bầu, bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ trước khi bổ sung curcumin vào cơ thể để đảm bảo an toàn nhé!
Nếu sử dụng curcumin quá nhiều và trong thời gian quá dài có thể gây tác dụng phụ
Bảo vệ sức khỏe khỏi tác hại của rượu bia với viên uống DHC Concentrated Turmeric:
product_sku=4511413615683
Tổng kết
Trên đây là giải đáp về curcumin và những lưu ý để sử dụng curcumin an toàn hơn. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể sử dụng nghệ một cách hiệu quả hơn để nâng tầm sức khỏe cho chính mình!
Ngoài ra, bạn có thể truy cập website của Bestme để cập nhật thêm nhiều thông tin làm đẹp và chăm sóc sức khỏe bổ ích khác nhé!
Tài liệu tham khảo: