Khoáng chất đồng là gì? Công dụng và cách bổ sung đồng cho cơ thể
Thời gian xuất bản: Thứ năm, 02/02/2023, 11:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ năm, 29/06/2023, 11:24 (+07:00)
1. Khoáng chất đồng là gì?
2. Công dụng của đồng đối với cơ thể
2.1 Cung cấp năng lượng
2.2 Dẫn truyền tín hiệu thần kinh
2.3 Tốt cho tim mạch
2.4 Ổn định huyết áp
2.5 Tăng cường hấp thụ sắt
2.6 Tăng cường sức khỏe xương khớp
2.7 Chống lão hóa
2.8 Giúp tóc khỏe đẹp
3. Thiếu hụt đồng
3.1 Dấu hiệu
3.2 Nguyên nhân
4. Nhu cầu đồng được khuyến nghị
5. Nguồn cung cấp khoáng chất đồng cho cơ thể
6. Một số lưu ý khi bổ sung đồng
Tổng kết
Đồng là một khoáng chất cực kỳ có lợi cho hệ thần kinh và xương khớp. Đó là lý do tại sao đồng luôn được xem như là một phương thuốc tự nhiên chữa bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, không dừng lại ở công dụng đơn giản này, khoáng chất đồng còn có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe.
Cùng tìm hiểu thêm về loại khoáng chất “thần kỳ” này qua bài viết sau đây ngay nhé!
1. Khoáng chất đồng là gì?
Đồng là một khoáng chất vi lượng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Nó được phát hiện trong tất cả các mô của cơ thể và có vai trò trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu, duy trì sự phát triển của các tế bào thần kinh và tăng cường hệ miễn dịch. Nó cũng giúp cơ thể kích thích quá trình hình thành collagen, hấp thụ sắt.
Tình trạng dư đồng hoặc thiếu đồng trong cơ thể đều gây ảnh hưởng đến cách hoạt động của não bộ. Bên cạnh đó, thiếu hụt đồng còn dẫn đến các bệnh lý về tim mạch và các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe.
Đồng là gì? Có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
2. Công dụng của đồng đối với cơ thể
Đồng đã được nghiên cứu và chứng minh mang tới nhiều hiệu quả rõ rệt cho sức khỏe, cùng khám phá ngay dưới đây nhé[1].
2.1 Cung cấp năng lượng
Trong cơ thể, đồng là một thành phần không thể thiếu của các enzym, điển hình là cytochrome c oxidase. Đây là enzym đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất năng lượng tế bào.
Đồng còn là chất xúc tác cho hoạt động khử oxy thành nước, từ đó tạo nên ATP trong cơ thể. ATP hay còn gọi là Adenosine triphosphate là phương pháp mà cơ thể sử dụng để lưu trữ và sử dụng năng lượng. Cụ thể hơn, ATP là phân tử mang năng lượng, có chức năng vận chuyển năng lượng đến các nơi cần thiết để tế bào sử dụng.
2.2 Dẫn truyền tín hiệu thần kinh
Vào năm 2016, giáo sư Chris Chang đã nghiên cứu và sử dụng một đầu dò huỳnh quang để theo dõi sự chuyển động của các nguyên tử đồng trong và ngoài tế bào thần kinh. Chris Chang đã chỉ ra rằng tại khớp thần kinh, nồng độ nguyên tố đồng có thể làm tắt hoặc bật tín hiệu giữa các tế bào thần kinh.
Ngoài ra, lượng đồng lớn trong tế bào thần kinh sẽ làm giảm khả năng hoạt động, kích hoạt của nơron. Tuy nhiên, não có thể đảo ngược quá trình này bằng cách hạ mức đồng xuống thấp để tín hiệu truyền tin của nơron được tiếp tục.
Việc quan sát và biết được sự chuyển động của đồng trong hệ thần kinh là một bước tiến lớn trong quá trình nghiên cứu và điều trị các loại bệnh rối loạn, thoái hóa thần kinh, ung thư và béo phì.
Cơ cấu dẫn truyền tín hiệu thần kinh
2.3 Tốt cho tim mạch
Hàm lượng đồng thấp có nguy cơ dẫn đến tăng lượng cholesterol trong máu và gây huyết áp cao. Tạp chí tim mạch Châu Âu cho biết, có thể cải thiện suy tim từ thực phẩm chức năng bổ sung đồng. Một số bệnh nhân suy tim có thể cải thiện tình trạng sức khỏe từ việc bổ sung đồng.
2.4 Ổn định huyết áp
Đồng có tác dụng điều chỉnh angiotensin và endothelin. Đây là hai hợp chất vốn gây ảnh hưởng tới huyết áp trong cơ thể. Thiếu đồng trong chế độ ăn uống có thể gây cản trở mạch máu, dẫn tới tăng huyết áp. Vậy nên, đồng được biết tới là một trong những khoáng chất hàng đầu cần thiết để kiểm soát huyết áp của cơ thể.
Đồng giúp ổn định huyết áp
2.5 Tăng cường hấp thụ sắt
Đồng giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Theo một nghiên cứu về sức khỏe cho biết, nếu bổ sung 100mg đồng trong bữa ăn có thể giúp tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể lên tới 67%. Vì vậy, bạn nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất đồng như: gan, hàu, tảo xoắn, nấm Shiitake, tôm hùm,... để giúp cơ thể hấp thụ sắt một cách tốt hơn.
2.6 Tăng cường sức khỏe xương khớp
Đồng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe xương, bao gồm cả việc hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi. Cơ thể cần được cung cấp ít nhất 30 ng/ml canxi trong máu theo các khuyến nghị để bảo vệ chứng loãng xương và các bệnh về xương khớp khác của các cơ quan Y tế Mỹ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em và người lớn có mức đồng thấp có xu hướng mắc chứng loãng xương cao hơn những người có đủ khoáng chất đồng trong cơ thể.
Đồng có vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh xương khớp
2.7 Chống lão hóa
Đồng có vai trò quan trọng trong việc duy trì collagen và elastin, đây đều là những chất cần thiết cho sự thiết lập các mô liên kết linh hoạt và mạnh mẽ trên da. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, đồng có đặc tính chống oxy hóa giúp ngăn ngừa lão hóa da hiệu quả.
Ngoài ra, việc thiếu hụt đồng trong cơ thể có thể dẫn đến làm giảm hoạt động enzyme lysyl oxidase. Đây là loại enzyme có tác dụng kích thích sản sinh collagen, giúp trẻ hóa và tái tạo làn da hiệu quả.
2.8 Giúp tóc khỏe đẹp
Đồng có chức năng kích thích các hormone giúp mọc tóc, chống lại sự oxy hóa và duy trì mái tóc khỏe đẹp. Ngoài ra, đồng còn giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn để hạn chế các tình trạng gãy rụng tóc và dưỡng tóc luôn bóng mượt, chắc khỏe.
Đồng giúp cải thiện tình trạng tóc gãy rụng
3. Thiếu hụt đồng
3.1 Dấu hiệu
Một số triệu chứng phổ biến hiện nay cho thấy bạn đang thiếu hụt đồng như:
- Mệt mỏi
- Viêm khớp
- Loãng xương
- Xanh xao
- Nhiệt độ cơ thể thấp hoặc luôn cảm thấy cơ thể bị ớn lạnh
- Thiếu máu
- Xương giòn
- Đau nhức cơ bắp và xương khớp
- Thường xuyên bị sốt
- Rụng nhiều tóc
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Xuất hiện những nốt bầm tím trên da
- Viêm da và bị loét da
3.2 Nguyên nhân
Những người trưởng thành có chế độ ăn uống cân bằng, khoa học thì lượng đồng trong cơ thể sẽ đủ. Tuy nhiên, nếu bị suy dinh dưỡng do khẩu phần ăn thiếu hụt nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể thì sẽ có khả năng cao mắc tình trạng thiếu hụt đồng.
Những bệnh nhân gặp các rối loạn về đường tiêu hóa sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, bao gồm cả hấp thụ đồng. Ngoài ra, nếu bạn hấp thụ quá nhiều kẽm và sắt cũng sẽ làm giảm lượng đồng trong cơ thể nhanh chóng.
Chế độ ăn uống là nguyên nhân chủ yếu trong việc thiếu đồng
4. Nhu cầu đồng được khuyến nghị
Nhu cầu đồng khuyến nghị hàng ngày cho từng đối tượng[2]:
Đối tượng | Nhu cầu đồng được khuyến nghị |
Trẻ sơ sinh đến 6 tháng | 200 mcg |
Trẻ nhỏ 7 - 12 tháng | 200 mcg |
Trẻ nhỏ 1 - 3 tuổi | 340 mcg |
Trẻ nhỏ 4 - 8 tuổi | 440 mcg |
Trẻ nhỏ 9 - 13 tuổi | 700 mcg |
Trẻ vị thành niên 14 - 18 tuổi | 890 mcg |
Người lớn từ 19 tuổi trở lên | 900 mcg |
Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú | 1.300 mcg |
Nhu cầu bổ sung đồng được khuyến nghị
5. Nguồn cung cấp khoáng chất đồng cho cơ thể
Các thực phẩm giàu khoáng chất đồng trong chế độ ăn uống bao gồm các loại thịt, nội tạng động vật, hạt, quả hạch, ngũ cốc lúa mì, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt và socola.
Dưới đây là bảng thống kê nguồn cung cấp đồng cho cơ thể từ những thực phẩm hàng ngày[2]:
Món ăn | Hàm lượng đồng (microgram) |
Bò, gan áp chảo (100gr) | 4.200 |
Hàu (100gr) | 5.700 |
Sô cô la không đường (28gr) | 938 |
1 củ khoai tây nấu chín | 675 |
Nấm đông cô luộc chín (50gr) | 650 |
Hạt điều (30gr) | 629 |
Cua (100gr) | 735 |
Hạt hướng dương (25gr) | 615 |
Gà tây (100gr) | 692 |
Đậu phụ (100gr) | 952 |
Đậu xanh (50gr) | 289 |
Cá hồi (100gr) | 322 |
Mì ống, lúa mì nguyên hạt (100gr) | 263 |
Quả bơ (50gr) | 219 |
Quả sung khô (50gr) | 214 |
Cải bó xôi (50gr) | 157 |
Măng tây (50gr) | 149 |
Những loại thực phẩm cung cấp đồng cho cơ thể
6. Một số lưu ý khi bổ sung đồng
- Bạn có thể bổ sung đồng thông qua thực phẩm chức năng dạng viên.
- Không nên uống đồng và kẽm cùng một lúc, bạn cần uống hai loại khoáng chất này cách nhau ít nhất 2 giờ. Nguyên nhân là do hấp thụ kẽm vào cơ thể có thể gây ra tình trạng thiếu đồng, hợp chất này sẽ phải cạnh tranh với đồng để có thể hấp thụ trong ruột.
- Không bổ sung quá nhiều đồng, cụ thể bổ sung hơn 10.000 mcg có thể gây độc cho cơ thể.
- Khi bổ sung đồng, cơ thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, vàng da,... thì bạn cần liên hệ với bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Xuất hiện triệu chứng khó chịu phải liên hệ ngay với bác sĩ
Bạn có thể bổ sung Đồng qua Viên uống khoáng tổng hợp cải thiện sức khỏe DHC Multi Minerals (60 ngày), cùng tham khảo và chọn mua sản phẩm tại đây nhé:
product_sku=4511413403600
Tổng kết
Trên đây là những thông tin chi tiết về khoáng chất đồng đối với cơ thể. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể biết được tầm quan trọng của đồng, từ đó bổ sung đồng sao cho an toàn và khoa học.
Đừng quên theo dõi Bestme để biết thêm nhiều thông tin về chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp nhé!
Tài liệu tham khảo: