Lutein là gì? Lutein tốt cho mắt như thế nào?
Thời gian xuất bản: Thứ bảy, 28/01/2023, 15:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ năm, 27/06/2024, 14:50 (+07:00)
1. Lutein là gì?
2. Tại sao lutein lại tốt cho mắt?
3. Một số tác dụng khác của lutein
3.1 Tốt cho sức khỏe tim mạch
3.2 Hỗ trợ giảm ung thư
3.3 Tốt cho não bộ
4. Nguồn thực phẩm giàu lutein
5. Cách bổ sung lutein
6. Tác dụng phụ của lutein
Tổng kết
Lutein thường được nhắc đến như một “thần dược” giúp cho đôi mắt sáng khỏe, long lanh. Vậy, Lutein là gì? Hợp chất kể trên tốt cho mắt như thế nào? Cùng Bestme giải mã trong bài viết dưới đây.
1. Lutein là gì?
Lutein là một loại carotenoid có đặc tính chống viêm. Nó còn có vai trò như một chất tạo màu thực phẩm và một chất chuyển hóa thực vật, được tìm thấy trong rau và trái cây có màu xanh đậm.
Lutein cũng được biết đến như một loại vitamin cho mắt bởi nó mang lại nhiều lợi ích cho những người mắc các chứng bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng (AMD), đục thủy tinh thể, viêm sắc tố võng mạc…
Lutein được tìm thấy trong rau củ màu xanh đậm
2. Tại sao lutein lại tốt cho mắt?
Lutein là carotenoid duy nhất được tìm thấy trong võng mạc. Chúng tập trung chủ yếu ở vùng hoàng điểm, nằm ở phía sau mắt hay còn được gọi là sắc tố điểm vàng.
Trong mắt, điểm vàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu nhận và làm rõ nét hình ảnh, đảm nhận tới 90% thị lực. Điểm vàng có chức năng nhìn màu và nhìn cụ thể, chi tiết các phần trung tâm của ảnh.
Bổ sung đầy đủ lutein giúp duy trì màu vàng của điểm vàng võng mạc. Khi đó mắt không phải điều tiết nhiều để thu nhận về các tín hiệu, tránh nhức mỏi mắt, giảm nguy cơ mắc bệnh về mắt.
Lutein giúp hạn chế nhiều vấn đề về mắt
Tại môi trường tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử, lutein có chức năng ngăn chặn sự xâm nhập của ánh sáng xanh có hại cho mắt, gây tổn thương võng mạc và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng - căn bệnh nhiều người trung niên gặp phải.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho rằng, lutein rất cần thiết đối với sự phát triển thị lực của trẻ sơ sinh ngay khi còn trong bụng mẹ cũng như thị lực suốt cuộc đời của trẻ.
Lutein rất tốt cho mắt
3. Một số tác dụng khác của lutein
3.1 Tốt cho sức khỏe tim mạch
Ngoài vai trò giúp bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại, lutein còn có chức năng cải thiện hệ tim mạch vô cùng hữu hiệu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nhờ đặc tính chống oxy hóa, khi tiêu thụ thực phẩm chứa lutein sẽ giúp tim mạch ổn định, phòng chống được các bệnh về tim và xơ vữa động mạch.
Theo khuyến nghị của các bác sĩ, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về tim thì bạn nên bổ sung 20 mg lutein hàng ngày và kiên trì trong 3 tháng. Điều này sẽ làm suy giảm nồng độ cholesterol và chất béo trung tính - đây là những tác nhân hàng đầu gây nên vấn đề về tim mạch.
Ăn nhiều thực phẩm chứa lutein giúp tim mạch ổn định
3.2 Hỗ trợ giảm ung thư
Lutein ngăn ngừa tổn thương cho các tế bào khỏe mạnh, điều này giúp giảm nguy cơ ung thư. Do đó, hãy bổ sung các loại rau củ, trái cây có chứa thành phần lutein để ngăn ngừa các căn bệnh ung thư quái ác như: ung thư vú, ung thư tuyến giáp…
Lutein ngăn ngừa tổn thương cho các tế bào khỏe mạnh
3.3 Tốt cho não bộ
Được biết đến rộng rãi nhờ những lợi ích về sức khỏe của mắt, da và tim mạch, lutein còn có lợi cho sức khỏe não bộ.
Lutein có mặt ở vùng não liên quan tới trí nhớ, thị giác và sự phát triển ngôn ngữ. Đồng thời, lutein kết hợp cùng các dưỡng chất khác trong việc hình thành các kết nối trong tế bào não và gia tăng tốc độ xử lý thông tin của não.
Lutein rất tốt cho não bộ
4. Nguồn thực phẩm giàu lutein
Dưỡng chất lutein được tìm thấy nhiều nhất ở các loại rau lá xanh đậm, nổi bật là rau cải xoăn, rau bina và súp lơ… Một số thực phẩm có chứa lutein khác, bao gồm:
Lutein có trong các loại rau có màu xanh đậm
5. Cách bổ sung lutein
Một chế độ ăn điển hình thường chứa 1-3 mg lutein mỗi ngày, tuy nhiên theo các chuyên gia thì mỗi ngày cơ thể của mỗi người cần bổ sung 6mg lutein.
Có 2 cách bổ sung lutein chính, đó là:
Cách bổ sung | Ưu điểm | Nhược điểm |
Ăn các thực phẩm chứa lutein |
|
|
Sử dụng các viên nén bổ sung lutein |
|
|
Do đặc tính hoàn toàn hòa tan trong chất béo, nên kết hợp lutein cùng các thực phẩm giàu chất béo để cơ thể hấp thụ dưỡng chất này tốt hơn nhé!
Bổ sung lutein cho cơ thể với Viên uống chống ánh sáng xanh DHC Lutein - một thương hiệu nổi tiếng tại Nhật Bản:
product_sku=4511413622377
6. Tác dụng phụ của lutein
Nếu hấp thụ quá nhiều lutein có thể gây vàng da. Tuy nhiên nếu như thừa carotenoid có thể dẫn đến tình trạng thâm nhiễm carotene trong máu - màu da chuyển vàng rõ rệt. Nhưng, lutein chỉ làm vàng da ở một số khu vực có nhiều tuyến mồ hôi như lòng bàn tay hoặc bàn chân.
Đối với thực phẩm chức năng chứa lutein, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc tham khảo bác sĩ về liều lượng lutein mà cơ thể bạn cần bổ sung để không gây tác dụng phụ ngoài mong muốn.
Lutein có thể gây vàng da
Tổng kết
Có thể thấy, lutein là loại chất rất cần thiết cho cơ thể của chúng ta, đặc biệt là đôi mắt. Hãy bổ sung lutein đúng cách, đúng liều lượng để đôi mắt của bạn luôn sáng khỏe. Đừng quên theo dõi website của Bestme để có thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích nhé!