Carotenoid gồm những loại nào? Công dụng và thực phẩm chứa carotenoid
Thời gian xuất bản: Thứ năm, 09/02/2023, 15:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ năm, 29/06/2023, 13:39 (+07:00)
1. Carotenoid là chất gì?
2. Carotenoid hoạt động như thế nào?
3. Carotenoid có tác dụng gì?
3.1 Tăng cường sức khỏe mắt
3.2 Tốt cho sức khỏe tim mạch
3.3 Giảm nguy cơ ung thư
3.4 Chống lão hóa da
4. Cách bổ sung carotenoid
5. Tác dụng phụ khi sử dụng carotenoid
6. Thực phẩm chứa nhiều carotenoid
Tổng kết
Nối tiếp những bài viết chia sẻ thông tin hữu ích của Bestme về các khoáng chất vi lượng tốt cho sức khỏe, giúp chăm sóc cơ thể. Hôm nay, hãy cùng Bestme khám phá về thành phần Carotenoid. Vậy, liệu bạn có thắc mắc “Carotenoid gồm những loại nào? Công dụng và thực phẩm chứa carotenoid là gì?”, cùng giải đáp ngay qua bài viết này nhé!
1. Carotenoid là chất gì?
Carotenoid là các sắc tố có trong thực vật, tảo và vi khuẩn quang hợp. Hợp chất này có tác dụng tạo ra màu sắc vàng, đỏ và cam tươi cho thực vật, các loại rau và trái cây.
Carotenoid có trong sắc tố thực vật
Carotenoid được tìm thấy hơn 600 loại khác nhau trong tự nhiên. Tuy nhiên, để dễ nghiên cứu, các nhà khoa học đã chia carotenoid thành 2 loại chính là có oxy và không có oxy.
- Xanthophylls (có chứa oxy): Loại carotenoid này chủ yếu tạo ra màu vàng (có trong lòng đỏ trứng, ngô, dưa mật,...) và màu xanh (trong các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina, bông cải xanh,...) trong các loại thực phẩm.
- Caroten (thiếu oxy nhưng chứa hydrocacbon): Loại carotenoid này sẽ tạo nên màu cam và màu đỏ ở thực vật. Một số loại rau củ chứa màu cam và đỏ như: cà rốt, bí ngô, cà chua, dưa hấu, bưởi,...
Tất cả các loại carotenoid đều có khả năng chống oxy hóa. Một số loại đặc biệt có thể chuyển hóa thành vitamin A, như: Alpha Carotene, Beta Carotene và Beta Cryptoxanthin.
Một số loại carotenoid đặc biệt có thể chuyển hóa thành vitamin A
2. Carotenoid hoạt động như thế nào?
Carotenoid là hợp chất có thể hòa tan được trong chất béo, có nghĩa là chúng được hấp thụ tốt nhất khi kết hợp cùng các chất béo khác[1]. Đặc biệt, khi nấu và cắt nhỏ các loại thực phẩm giàu caroten sẽ làm gia tăng hàm lượng chất dinh dưỡng khi chúng đi vào máu, giúp tăng cường và bảo vệ sức khỏe hiệu quả hơn.
3. Carotenoid có tác dụng gì?
Carotenoid mang tới nhiều công dụng chăm sóc sức khỏe hiệu quả. Một số tác dụng nổi bật của hợp chất này mà bạn có thể tham khảo ngay dưới đây nhé[2]!
3.1 Tăng cường sức khỏe mắt
Các thực phẩm giàu carotenoid có thể giúp bảo vệ các tế bào trong mắt khỏe mạnh. Hiện nay, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa là do thoái hóa điểm vàng, đây là bệnh lý gây ra bởi sự tiếp xúc với ánh sáng xanh trong thời gian dài.
Hai loại carotenoid là lutein và zeaxanthin được tìm thấy trong võng mạc có khả năng giảm thiểu ảnh hưởng của ánh sáng xanh tới sức khỏe. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung ít nhất sáu miligam carotenoid lutein trong chế độ ăn uống mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ bệnh thoái hóa điểm vàng lên tới 43%.
Carotenoid giúp tăng cường sức khỏe cho mắt
3.2 Tốt cho sức khỏe tim mạch
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng carotenoid có thể làm giảm nguy cơ phát triển chứng xơ vữa động mạch và sự tích tụ mảng bám trong thành động mạch, tránh phát triển thành bệnh tim mạch gây nguy hiểm. Ngoài ra, carotenoid sẽ cải thiện các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch khác như: tăng huyết áp, không dung nạp đường và chất béo.
3.3 Giảm nguy cơ ung thư
Chất chống oxy hóa có tác dụng giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, hoặc các chất phá hủy và làm hỏng màng tế bào gây ung thư. Bổ sung hàm lượng carotenoid có thể làm tăng lượng chất chống oxy hóa và các tế bào bảo vệ trong cơ thể, ngăn chặn sự phát triển của ung thư, đặc biệt là ung thư phổi.
Một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư phổi giảm nhẹ khi tăng cường carotenoid vào chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, hợp chất carotenoid còn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Một số loại carotenoid đặc biệt có thể phân hủy thành vitamin A giúp bảo vệ da chống lại tổn thương do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
3.4 Chống lão hóa da
Carotenoid có thể cải thiện vẻ ngoài của da bằng cách tăng cường độ ẩm, độ đàn hồi và cải thiện tình trạng lão hóa da. Bên cạnh đó, các loại carotenoid như beta-carotene, lycopene, lutein,... có thể làm giảm mẩn đỏ trên da sau khi tiếp xúc với tia UV, giúp bảo vệ da hoàn hảo khỏi sự ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời.
Tác dụng của carotenoid với sức khỏe
4. Cách bổ sung carotenoid
Carotenoid là các hợp chất hòa tan trong chất béo, do đó chúng được hấp thụ tốt nhất với chất béo. Vậy, bạn nên bổ sung carotenoid trong hoặc ngay sau bữa ăn để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Một số dấu hiệu cho thấy cần phải bổ sung carotenoid để đảm bảo sức khỏe:
- Da và tóc bị khô, dễ nổi mụn trứng cá.
- Cơ thể dễ bị viêm nhiễm.
- Cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ.
- Thị lực suy giảm khi trời tối.
Bổ sung Carotenoid qua thực phẩm
5. Tác dụng phụ khi sử dụng carotenoid
Khi sử dụng hợp chất carotenoid với liều cao trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn đến chứng carotene máu[3]. Điều này là nguyên nhân khiến cho làn da của bạn trở nên có màu vàng cam.
Một số tác dụng phụ khác xảy ra khi bạn dùng carotenoid liều cao, bao gồm: tiêu chảy, chóng mặt, đau khớp, chảy máu bất thường, bầm tím, chướng bụng, nôn mửa,...
6. Thực phẩm chứa nhiều carotenoid
Thực phẩm có màu vàng, cam, đỏ và xanh thường chứa hàm lượng carotenoid cao. Bestme sẽ gợi ý cho bạn một số thực phẩm giàu carotenoid ngay dưới đây nhé[4]!
- Gấc
Đây là một loại thực phẩm rất giàu loại carotenoid đặc biệt lycopene. Theo nghiên cứu, hàm lượng lycopene có trong gấc là cao nhất trong số các loại rau quả lên tới 2.227 mg cho 1g gấc tươi. Ngoài ra, Gấc còn chứa rất nhiều beta-carotene (một dạng khác của carotenoid) và các vitamin thiết yếu như A, E.
- Khoai lang
Đây là thực phẩm rất giàu beta-carotene. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Food Chemistry, khoai lang chứa đến 226 microgram beta-carotene mỗi 1 gram. Những loại khoai lang có thịt màu cam nhạt sẽ chứa lượng beta-carotene thấp hơn từ 11,8 - 29,8 microgram.
- Các loại nho
Nho có thể cung cấp cho cơ thể rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, trong đó có cả beta-carotene. Theo số liệu của USDA, cứ 100 gram nho sẽ cung cấp cho cơ thể tới 16,1 miligam beta-carotene.
- Cà rốt
Đây là một loại thực phẩm quen thuộc rất giàu carotenoid. Mỗi 1 gram cà rốt cung cấp đến 83 microgram beta-carotene. Một số nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên ăn cà rốt đã nấu chín có thể hấp thụ beta-carotene gấp 3 lần so với ăn sống.
- Cải xoăn
Đây là thực phẩm có chứa sắc tố thực vật màu da cam nên cực giàu hàm lượng carotenoid. Trong 100 gram cải xoắn sẽ cung cấp đến 5,9 miligam beta-carotene. Ngoài ra, cải xoăn cũng giàu sắt, protein, magie và phốt pho, là một nguồn cung cấp tuyệt vời của vitamin A, vitamin K, canxi, kali và mangan.
Gấc có chứa hàm lượng carotenoid cao nhất
Bạn có thể bổ sung Carotenoid thông qua Viên uống bổ mắt, hỗ trợ giảm khô mắt mỏi mắt DHC Blueberry Extract (30 ngày) giúp mắt luôn sáng khỏe nhé!
product_sku=4511413602478
Tổng kết
Carotenoid là một thành phần dinh dưỡng quan trọng, cần thiết cho sức khỏe con người. Vì thế, bạn hãy bổ sung carotenoid đúng cách và đầy đủ để giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng nhé!
Đừng quên tiếp tục theo dõi Bestme để nhận được những chia sẻ hữu ích về sức khỏe và làm đẹp bạn nhé!
Tài liệu tham khảo:
[1] Carotenoids: Everything You Need to Know
[2] Carotenoids: Everything You Need to Know - 2
[3] Beta-carotene Information | Mount Sinai - New York
[4] Food for Thought: Flavonoids & Carotenoids | Eating Smart Blog | UGA Dining Services