Molypden là gì? Tại sao molypden là một chất dinh dưỡng thiết yếu?
Thời gian xuất bản: Thứ năm, 09/02/2023, 08:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ năm, 29/06/2023, 11:49 (+07:00)
1. Molypden là gì?
2. Tác dụng của molypden trong cơ thể.
3. Nhu cầu molypden mỗi ngày
4. Tác dụng phụ khi hấp thụ quá nhiều molypden
5. Nguồn thực phẩm giàu molypden
Tổng kết
Cơ thể của chúng ta tồn tại rất nhiều loại khoáng chất vi lượng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe như: Canxi, Sắt, Kẽm, Selen,... trong đó có cả Molypden. Mặc dù, không được nổi tiếng như những chất khác nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò của Molypden đối với sức khỏe con người.
Hãy cùng Bestme tìm hiểu về Molypden và giải đáp thắc mắc “Tại sao molypden là một chất dinh dưỡng thiết yếu?” qua bài viết này ngay nhé!
1. Molypden là gì?
Molypden là một nguyên tố vi lượng thiết yếu tồn tại trong tự nhiên nên bạn có thể bổ sung nguồn khoáng chất này thông qua các loại thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm chức năng.
Trong cơ thể con người, khoáng chất này được tìm thấy chủ yếu ở gan, thận, xương và các mô. Nó đóng vai trò quan trọng do thúc đẩy hoạt động của các enzyme và hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo và carbohydrate trong cơ thể.
Molypden trong cơ thể con người
Bên cạnh đó, molypden còn được biết tới là chất xúc tác cho các enzym tham gia vào phản ứng oxy hóa khử, bao gồm 4 loại enzyme thiết yếu sau.
- Sulfite oxidase: Enzyme có tác dụng giúp chuyển đổi các hợp chất sulfit thành sulfat, hạn chế tình trạng dị ứng trên cơ thể.
- Aldehyde oxidase: Enzyme giúp chuyển hóa andehit. Đây là những hợp chất hữu cơ có độc tính ở mức độ nhất định, có công dụng hỗ trợ gan phân hủy rượu và một số loại thuốc.
- Xanthine oxidase: Enzyme chuyển đổi xanthine thành axit uric, giúp phá vỡ các nucleotide và các thành phần của DNA trong cơ thể.
- Thành phần khử amidoxime của ty thể (mARC): Enzyme này giúp đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể trong quá trình trao đổi chất.
2. Tác dụng của molypden trong cơ thể.
Trong cơ thể, Molypden có vai trò quan trọng trong việc điều trị và hạn chế một số bệnh nguy hiểm. Tham khảo ngay thông tin dưới đây nhé[1]!
- Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào
Cơ thể chúng ta có khả năng sản sinh ra các gốc tự do một cách tự nhiên. Các gốc tự do này sẽ làm giảm chức năng hoạt động và thậm chí phá hủy các tế bào, gây ra các bệnh ung thư. Khoáng chất molypden giúp hình thành axit uric chống oxy hóa trong máu và hạn chế tác động của các gốc tự do nên mang tới khả năng bảo vệ tế bào hiệu quả.
- Chất xúc tác thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả
Sự trao đổi chất đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trong đó, molypden có tác dụng đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả. Molypden sở hữu các đặc tính hóa học giúp thúc đẩy và kích hoạt các phản ứng dây chuyền, từ đó tạo ra năng lượng. Vì thế, molypden rất cần thiết để các hoạt động trao đổi chất diễn ra cân bằng và hiệu quả.
- Khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư
Nhiều nghiên cứu chuyên sâu đã chỉ ra rằng, molypden chứa các thành phần giúp ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các khối u ung thư nằm trong máu. Vậy nên, khoáng chất này có thể ngăn ngừa và chống các bệnh ung thư hiệu quả.
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ở phụ nữ giảm nếu được bổ sung hàm lượng molypden hợp lý.
Công dụng ngăn ngừa ung thư của molypden
- Hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu
Molypden có thể chống lại tình trạng thiếu máu trong cơ thể bằng cách tăng cường hiệu quả hoạt động của chất sắt có trong cơ thể. Molypden sẽ tương tác với vitamin B2 và Riboflavin trong cơ thể để truyền sắt và hemoglobin nhanh chóng hơn. Chính vì vậy, khoáng chất này sẽ góp phần phát triển và thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
- Giúp kiểm soát bệnh viêm nhiễm và tự miễn dịch
Tetrathiomolybdate - là một dạng tồn tại khác của molypden. Hợp chất này đã được chứng minh là có hiệu quả rõ rệt trong việc điều trị các bệnh tự miễn dịch, xơ hóa hoặc viêm nhiễm. Tetrathiomolybdate còn giúp hạn chế sự xơ phổi và gan, có tác dụng trong việc ngăn ngừa tổn thương gan do acetaminophen và giảm tổn thương tim do doxorubicin gây nên.
- Chất xúc tác cho nhiều loại enzyme
Molypden hoạt động như một chất xúc tác cho nhiều enzyme trong cơ thể, trong đó có xanthine oxidase, sulfite oxidase và aldehyde oxidase. Đây đều là những enzyme hữu ích trong quá trình điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa di truyền.
Tác dụng của Molypden trong cơ thể
3. Nhu cầu molypden mỗi ngày
Nhu cầu bổ sung molypden của mỗi người là khác nhau tùy theo độ tuổi và chức năng sinh lý của cơ thể. Bạn có thể tham khảo lượng molypden trung bình được khuyến nghị hàng ngày ở từng đối tượng dưới đây[2].
Độ tuổi | Nhu cầu cần thiết |
Sơ sinh đến 6 tháng tuổi | 2 mcg |
7-12 tháng tuổi | 3 mcg |
1-3 tuổi | 17 mcg |
4-8 tuổi | 22 mcg |
9-13 tuổi | 34 mcg |
14-18 tuổi | 43 mcg |
19 tuổi trở lên | 45 mcg |
Phụ nữ đang mang thai | 50 mcg |
Phụ nữ đang cho con bú | 50 mcg |
4. Tác dụng phụ khi hấp thụ quá nhiều molypden
Cũng giống như bất kỳ chất vi lượng nào khác, việc hấp thụ quá nhiều molypden có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe và an toàn của con người.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác dụng phụ của khoáng chất này ở người còn khá hạn chế, chủ yếu chỉ được thực hiện trên động vật. Một số tác dụng phụ khi sử dụng quá liều molypden, bao gồm: giảm tăng trưởng, suy thận, tiêu chảy, thậm chí là vô sinh[3].
Ngoài ra, lượng molypden cao trong cơ thể cũng là nguyên nhân chính gây ra một số bệnh lý, bao gồm: bệnh gút, giảm sức khỏe và sự phát triển của xương khớp, gây khó khăn trong quá trình sinh sản,...
Sử dụng quá nhiều Molypden có thể gặp có triệu chứng bệnh gút
Để hỗ trở điều trị bệnh gút, bạn có thể tham khảo và bổ sung Viên uống hỗ trợ giảm chỉ số axit uric, ngăn bệnh gout DHC Luteolin Acid Uric Down (30 ngày) nhé!
product_sku=4511413626641
5. Nguồn thực phẩm giàu molypden
Để bổ sung molypden, bạn có thể tham khảo và sử dụng một số nguồn thực phẩm dưới đây[4].
Thực phẩm | Lượng molypden có trong thực phẩm (mcg) |
Đậu mắt đen (100g) | 288 |
Gan (300g) | 104 |
Đậu nành (100g) | 104 |
Đậu phộng (240g) | 42,4 |
Hạt điều (240g) | 38 |
Sữa chua Hy Lạp (1 hộp) | 26 |
Ngũ cốc nguyên hạt (100g) | 15 |
Chuối (1 quả) | 15 |
Bánh mì (1 lát) | 12 |
Phô mai (25g) | 10,4 |
Trứng (1 quả) | 9 |
Các thực phẩm giàu Molypden
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung Molypden thông qua Viên uống khoáng tổng hợp cải thiện sức khỏe DHC Multi Minerals (60 ngày) ngay nhé!
product_sku=4511413403600
Tổng kết
Molypden là một chất vi lượng rất cần thiết trong cơ thể chúng ta. Bổ sung đầy đủ và đúng cách Molypden giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa một số bệnh lý nguy hiểm.
Đừng quên tiếp tục theo dõi Bestme để cập nhật thêm những chia sẻ hữu ích về sức khỏe và làm đẹp bạn nhé!
Tài liệu tham khảo:
[1] 7 Health Benefits of Molybdenum