CTKM 25-29/4

Selen là gì? Selen có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch như thế nào?

Thứ năm, 02/02/2023, 16:00 (+07:00)

 Selen là một trong những khoáng chất vi lượng đóng vai trò quan trọng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trong bài viết này, Bestme sẽ giải đáp Selen là gì? Công dụng của nó đối với hệ miễn dịch như thế nào?

1. Selen là gì?

Selen là một nguyên tố vi lượng tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Selen còn có tên gọi khác là axit selen, selen methyl selenocysteine, natri selenite hoặc selenomethionine. 

Selen tồn tại ở hai dạng vô cơ và hữu có. Cả hai dạng đều là nguồn Selen tốt, có thể nạp vào cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. 

Không chỉ là là chất dinh dưỡng cần thiết cho con người, selen còn là thành phần của hơn hai mươi selenoprotein có vai trò quan trọng trong sinh sản, chuyển hóa hormon, tổng hợp ADN và bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương do tình trạng oxy hóa gây ra. 

Khoáng chất vi lượng Selen

Khoáng chất vi lượng Selen

2. 7 tác dụng sức khỏe của selen

2.1 Giữ vai trò quan trọng đối với tuyến giáp

Trong cơ thể, mô tuyến giáp có chứa một lượng selen cao hơn so với các cơ quan khác. Nguyên tố vi lượng này giúp bảo vệ tuyến giáp, chống lại các tổn thương do oxy hóa và đóng vai trò thiết yếu trong sản xuất hormone tuyến giáp.

Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm kiểm tra mối liên hệ giữa chức năng tuyến giáp và sự thiếu hụt nguyên tố Selen. Theo đó, nhiều nhà khoa học nhận thấy, Selen có khả năng bảo vệ tuyến giáp bằng cách điều chỉnh sản xuất oxi phản ứng trong tuyến. Điều này có tác dụng bảo vệ tuyến giáp khỏi các kháng thể có nguy cơ khởi phát bệnh.

2.2 Chống oxy hóa

Stress, hút thuốc và uống rượu có thể gây ra dư thừa các gốc tế bào tự do. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng oxy hóa, làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh. Khi cơ thể bị oxy hóa sẽ gây ra một số loại bệnh mãn tính như tim mạch, alzheimer, ung thư, nguy cơ đột quỵ và lão hóa sớm.

Selen là một chất chống oxy hóa cực mạnh giúp giảm stress bằng cách kiểm soát số lượng và hoạt động của gốc tự do. Cơ chế hoạt động là trung hòa các gốc tế bào tự do dư thừa và loại bỏ chúng, nhằm bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do oxy hóa gây ra.

Cơ thể bị oxy hóa do các gốc tự do gây ra

Cơ thể bị oxy hóa do các gốc tự do gây ra

2.3 Giảm nguy cơ mắc ung thư

Selen có khả năng giảm tổn thương DNA, oxy hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch và tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Do đó, khoáng chất selen có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ tử vong do ung thư và tỷ lệ mắc bệnh ung thư. 

Dựa trên 69 nghiên cứu từ 350.000 người cho thấy, lượng Selen trong máu cao có khả năng giảm một số bệnh ung thư như: Ung thư phổi, ung thư vú, tuyến tiền liệt, ruột kết,... Ngoài ra, Selen còn được làm thuốc để giảm tác dụng phụ ở những người đang điều trị xạ trị ung thư. 

2.4 Nâng cao sức khỏe tim mạch

Theo 16 cuộc nghiên cứu trên 433.000 người mắc bệnh tim cho biết, bổ sung Selen giúp làm giảm mức độ phản ứng C của protein trong huyết thanh và làm tăng mức độ chất chống oxy hóa mạnh glutathione peroxidase.

Điều này chứng minh rằng, Selen có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch bằng cách ngăn chặn sự biến đổi oxy hóa của chất béo hoặc lipid trong cơ thể, đồng thời có thể làm giảm viêm và sự tích tụ tiểu cầu.

Khoáng chất selen giúp nâng cao sức khỏe tim mạch

Khoáng chất selen giúp nâng cao sức khỏe tim mạch

2.5 Giảm căng thẳng, nâng cao tinh thần

Gốc tự do là những sản phẩm phụ của quá trình sinh hóa, được hình thành trong cơ thể hàng ngày. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư. 

Các thói quen sinh hoạt xấu như sử dụng chất kích thích, có cồn hay căng thẳng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng dư thừa các gốc tự do. Giải pháp của vấn đề này đó là bổ sung các chất chống oxy để ngăn ngừa tình trạng tổn thương của tế bào. 

Mà selen là khoáng chất có đặc tính chống oxy hóa. Nó giúp làm giảm căng thẳng, kiểm soát các gốc tự do hiệu quả và nâng cao sức khỏe tinh thần. 

2.6 Tăng cường hệ thống miễn dịch

Selen đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của hệ thống miễn dịch trong cơ thể của con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung selen mỗi ngày sẽ làm tăng lượng bạch cầu, tăng cường chức năng của tế bào. 

Tại đây, selen hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, giảm stress, tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch. Khi cơ thể thiếu hụt selen, các tế bào miễn dịch sẽ hoạt động kém hiệu quả như phản ứng chậm hơn, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe mỗi người.

Tăng cường hệ miễn dịch

Tăng cường hệ miễn dịch

2.7 Hỗ trợ giảm các triệu chứng hen suyễn

Hen suyễn là một loại bệnh mãn tính ảnh hưởng đến đường dẫn đưa không khí vào/ra khỏi phổi. Khi đường dẫn khí bị viêm, nó dần bị thu hẹp, gây ra các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, ho và tức ngực. 

Bệnh hen suyễn có liên quan đến việc tăng/giảm tình trạng stress oxy hóa trong cơ thể. Mà selen có tác dụng giảm viêm, điều này đồng nghĩa khoáng chất này có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. 

Có một nghiên cứu đã cho kết quả rằng, cung cấp 200mcg selen mỗi ngày cho người mắc bệnh hen suyễn sẽ giảm việc sử dụng thuốc corticosteroid được sử dụng để kiểm soát và điều trị triệu chứng của loại bệnh này.

Selen giúp giảm triệu chứng hen suyễn

Selen giúp giảm triệu chứng hen suyễn

3. Liều lượng bổ sung selen được khuyến nghị

Selen là khoáng chất cần thiết và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu nạp quá nhiều selen quá mức có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, hàm lượng selen được khuyến nghị mỗi ngày như sau(1):

Tuổi

Nam giới

Nữ giới

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ cho con bú

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi

15 mcg

15 mcg

 

7–12 tháng tuổi

20 mcg

20 mcg

1–3 tuổi

20 mcg

20 mcg

4–8 tuổi

30 mcg

30 mcg

9–13 tuổi

40 mcg

40 mcg

14–18 tuổi

55 mcg

55 mcg

19 tuổi trở lên

55 mcg

55 mcg

60 mcg

70 mcg

4. Nguy cơ gặp phải khi cơ thể thiếu selen

Khi cơ thể không đủ selen, bạn có thể gặp các vấn đề về cơ, làm suy yếu xương khớp, thậm chí còn gây nên chứng viêm xương khớp. Những dấu hiệu cho thấy sức khỏe xương khớp của bạn đang báo động: Đau khớp, đau cơ, mệt mỏi và yếu cơ. 

Nguy hiểm hơn, thiếu selen khiến nhiều cơ quan trong cơ thể bị tổn thương do tình trạng tăng gốc tự do, bị oxy hóa. Điều này khiến chúng ta bị lão hóa sớm, hình thành đục thủy tinh thể, thậm chí, nguy cơ ung thư, mắc bệnh tim mạch và nhiều tình trạng bệnh lý nguy hiểm khác là rất cao. 

Thiếu hụt selen có thể khiến rụng tóc

Thiếu hụt selen có thể khiến rụng tóc

5. Tác dụng phụ khi hấp thụ quá nhiều selen

Mặc dù selen rất cần thiết cho sức khỏe, nhưng khi bổ sung quá mức cơ thể cần có thể gây nguy hiểm. Trên thực tế, từng có trường hợp dung nạp selen quá liều đã bị ngộ độc nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nhiều tác dụng phụ khác của selen.

  • Rụng tóc.
  • Chóng mặt.
  • Buồn nôn.
  • Nổi mẩn đỏ.
  • Đau nhức cơ bắp.

Triệu chứng khi bị ngộ độc selen

Triệu chứng khi bị ngộ độc selen

6. Nguồn thực phẩm giàu selen

Selen là một khoáng chất mạnh cần thiết cho cơ thể con người. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không thể tự sản sinh ra selen và phải dung nạp thông qua chế độ ăn hàng ngày.

Dưới đây là hàm lượng selen có trong 100g thực phẩm (Có hàm lượng selen dồi dào nhất) theo Thành phần thực phẩm Việt Nam năm 2017 tổng hợp:

Tên thực phẩm

Hàm lượng (μg)

Tên thực phẩm

Hàm lượng (μg)

Bầu dục lợn

190

Trứng vịt

36.4

Bầu dục bò

141

Trứng gà

31.7

Mộc nhĩ

133.1

Thịt bò, lưng, nạc

31.2

Gan vịt

67

Chân giò lợn

29.4

Trứng cá muối

65.5

Thịt lợn mỡ

28.4

Tôm đồng

58.8

Thịt lợn nạc

23.9

Cá mòi

58

Thịt gà tây

26.4

Gan gà

54.6

Mề gà

25.5

Gan lợn

52.7

Trai

24.3

Mực tươi

44.8

Tim bò

21.8

Phổi bò

44.3

Óc bò

21.3

Gan bò

39.7

Hạt điều

19.9

Gạo lứt

38.8

Khoai lang khô

19.7

Tôm biển

38

Lòng đỏ trứng gà

18.3

Cá hồi

36.5

Thịt bò, lưng, nạc và mỡ

17.8

Cá ngừ

36.5

Óc lợn

15.9

Nguồn thực phẩm giàu selen

Nguồn thực phẩm giàu selen

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung Selen thông qua Viên uống khoáng tổng hợp DHC Multi Minerals (60 ngày) cải thiện sức khỏe, tham khảo ngay tại đây nhé:

product_sku=4511413403600

Tổng kết

Trên đây là những thông tin bổ ích về khoáng chất vi lượng selen. Qua bài viết này, Bestme mong rằng các bạn đã hiểu rõ về selen và những công dụng của nó đối với sức khỏe. Đừng quên bổ sung selen mỗi ngày để bảo vệ cơ thể một cách toàn diện nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo nhiều thông tin làm đẹp và chăm sóc sức khỏe hữu ích khác ngay tại website của Bestme! 

Tài liệu tham khảo: 

[1] Selenium - Health Professional Fact Sheet

Có thể bạn sẽ thích
Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp
Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp

Rễ hoàng cầm là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe cũng như điều trị bệnh. Để hiểu rõ hơn về loài thảo dược quý này

Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô
Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô

Tía tô là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những thông tin chi tiết về công dụng v&

Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?
Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng dồi dào, sáp ong còn được sử dụng rộng rãi trong làm đẹp. Vậy tác dụng của sáp ong ra sao, chi tiết sẽ c&oacut

Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?
Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?

Rau diếp cá được biết đến là vị thuốc của thiên nhiên với những công dụng to lớn cho sức khỏe. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết về công dụng của rau di

Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ
Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về công dụng hay cách dùng giữa bột nghệ và tinh bột nghệ. Để Bestme hướng dẫn bạn cách phân biệt một cách đơn giản v

Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà
Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà

Dầu lá hương thảo là gì? Những công dụng nào có ở loại tinh dầu này và cách làm tại nhà như thế nào? Hãy để Be

Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?
Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?

Liệu bạn đã hiểu hết về dầu cám gạo và biết cách ứng dụng vào làm đẹp chưa? Hãy cùng Bestme khám phá những công dụng “

Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?
Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?

Cam thảo có tác dụng gì và kỵ với gì nhất? Có nên uống cam thảo mỗi ngày không? Cùng Bestme tìm lời giải đáp chi tiết

Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry
Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry

Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về chiết xuất việt quất đen bilberry và những công dụng tuyệt vời của thành phần này dưới đây nhé!  

Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da
Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da

Cùng Bestme khám phá những công dụng tuyệt vời của chiết xuất cúc vạn thọ và lý do vì sao nguyên liệu này lại được ưa chuộng trong n

Chiết xuất vỏ cây liễu: Thành phần trị mụn an toàn từ thiên nhiên
Chiết xuất vỏ cây liễu: Thành phần trị mụn an toàn từ thiên nhiên

Chiết xuất vỏ cây liễu là một thành phần tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu ch

Dầu gấc có tốt cho da không? Một số lưu ý khi sử dụng
Dầu gấc có tốt cho da không? Một số lưu ý khi sử dụng

Dầu gấc còn được sử dụng để dưỡng da, phục hồi những tổn thương trên da cực kỳ hiệu quả. Cùng Bestme tìm hiểu thêm về những công dụng và hiệu quả tuyệt vờ

Rễ nhân sâm: Công dụng và ứng dụng trong làm đẹp
Rễ nhân sâm: Công dụng và ứng dụng trong làm đẹp

Rễ nhân sâm là gì? Những công dụng và ứng dụng nào của rễ nhân sâm được ứng dụng trong làm đẹp? Hãy để Bestme giải đáp nh

Bơ cacao là gì? Những công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp
Bơ cacao là gì? Những công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp

Bơ cacao sở hữu hương thơm nồng nàn cùng vô số lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những công dụng tuyệt vời mà ng

Lá bạc hà là gì? Cách phân biệt bạc hà với rau húng
Lá bạc hà là gì? Cách phân biệt bạc hà với rau húng

Cùng Bestme tìm hiểu lá bạc hà là gì cùng cách phân biệt lá húng lủi và bạc hà để không còn bị nh