CTKM 25-29/4

Trà java (cỏ râu mèo): Thảo dược lợi tiểu, trừ sỏi thận

Thứ sáu, 03/02/2023, 22:00 (+07:00)

Trà java thường được nhắc đến như một thần dược cho những ai gặp vấn đề tiểu tiện hay sỏi thận. Trong bài viết này, hãy cùng Bestme khám phá rõ hơn về trà java cũng như cách sử dụng nó trong hàng ngày nhé!

1. Trà java là gì?

1.1 Giới thiệu về trà java

Trà Java là một thảo dược còn được biết tới với cái tên là cây râu mèo. Râu mèo là một loại cây nhiệt đới, được sử dụng làm vị thuốc đông y trong nhiều bài thuốc lợi tiểu, trị sỏi thận.

Một số thông tin khác về trà java:

  • Tên khác: Râu mèo, Bông bạc.
  • Tên khoa học: Orthosiphon aristatus (Blume) Miq. 
  • Họ: Lamiaceae (họ Hoa môi).

Giới thiệu về trà java

Giới thiệu về trà java

1.2 Đặc điểm tự nhiên

  • Râu mèo là cây thân thảo, sống lâu năm, cây có chiều cao từ 30 đến 60 cm.
  • Cây Râu mèo có lá đơn, các lá được mọc đối, chéo chữ thập với cuống lá ngắn. Phần phiến lá hình thoi, các gân chính có lông, mép có răng cưa ở 2/3 mép.
  • Hoa của cỏ râu mèo là màu xanh nhạt hoặc màu tím, có phần nhị vươn dài ra bên ngoài, dài gấp 2-3 lần chiều dài của cánh hoa.

Đặc điểm tự nhiên của cây râu mèo

Đặc điểm tự nhiên của cây râu mèo

1.3 Bộ phận sử dụng

So với rễ cây, cành cây râu mèo khi mang lá, hoa có chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe hơn, đặc biệt lợi tiểu, trừ sỏi thận. Do đó, cành mang lá, hóa sẽ được phơi hoặc sấy khô để làm thuốc hay trà.

1.4 Tính vị

Theo Đông y, râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát.

1.5 Thành phần hóa học

Trong cây râu mèo có chứa nhiều thành phần tự nhiên có lợi cho sức khỏe như Flavonoid, saponin, coumarin, tinh dầu, chất béo, tanin, orthosiphonin, sinensetin và tetramethyl scutellarein...

1.6 Tác dụng thảo dược

Với tính vị trên, các nhà thuốc Đông y thường kê cỏ râu mèo như một vị thuốc để điều trị vấn đề lợi niệu, thanh nhiệt, trừ thấp, đặc biệt có tác dụng lợi tiểu mạnh, thông mật.

Tác dụng thảo dược của cỏ râu mèo

Tác dụng thảo dược của cỏ râu mèo

2. Tác dụng lợi tiểu, trị sỏi thận của cây râu mèo

  • Hàm lượng flavonoid trong trà java có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Do flavonoid giúp tăng sản xuất nước tiểu thông qua việc giảm nồng độ natri và giảm khả năng giữ nước. 
  • Ngoài ra, hoạt chất orthosiphonin và muối kali có tác dụng giữ cho các axit uric và muối urat ở dạng hòa tan, phòng ngừa được sự lắng đọng giúp ngăn ngừa tình trạng sỏi thận. 
  • Các chất sinensetin và tetramethyl scutellarein có tác dụng ức chế tế bào khối u ở khu vực thận.

Ở Thái Lan, thí nghiệm trên những người tình nguyện viên khỏe mạnh, việc sử dụng râu mèo được chứng minh có khả năng làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat trong cơ thể mỗi người. Mà oxalat với hàm lượng thấp giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

Cây râu mèo có tác dụng lợi tiểu trị sỏi thận

Cây râu mèo có tác dụng lợi tiểu trị sỏi thận

3. Một số tác dụng khác của trà java (râu mèo)

  • Giúp giảm cân

Trà Java chứa nhiều chất chống oxy hóa và catechins, có thể giúp giảm cân bằng cách giúp tăng năng suất của cơ thể trong việc tiêu hóa và giảm tổn thương do tạp chất.

  • Giúp tăng sức đề kháng

Trà Java có khả năng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ cơ thể chống lại vi-rút và bệnh tật khác.

  • Giúp tăng trí não

Trà Java có thể giúp tăng trí não bằng cách tăng cường tế bào cảm thấy và tăng cường sự hoạt động của tuyến thần kinh.

  • Giúp giảm stress

Trà Java có thể giúp giảm stress bằng cách tăng cường sự hoạt động của tuyến thần kinh và giảm cảm giác căng thẳng.

  • Giúp ngăn chặn bệnh tật tim mạch

Trà Java có thể giúp ngăn chặn bệnh tật tim mạch bằng cách giảm cường mức cholesterol và giảm áp.

Tác dụng của trà java đối với sức khỏe

Tác dụng của trà java đối với sức khỏe

4. Một số bài thuốc từ cây râu mèo

  • Trị sỏi tiết niệu loại sỏi nhỏ

Nguyên liệu & cách làm: râu mèo 6 - 10g khô, rửa sạch hãm với nửa lít nước sôi như hãm trà. 

Cách uống: Chia 2 lần uống trong ngày, trước khi ăn cơm 15 - 30 phút. Uống nóng, uống liên tục 10 ngày, nghỉ 4 ngày, lại uống tiếp đợt khác.

  • Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Nguyên liệu & cách làm: râu mèo tươi 50g, khổ qua (dây, lá, quả non, tươi) 50g, cây mắc cỡ (sao vàng) 6g. Tất cả rửa sạch cho 800ml nước sắc còn 250ml.

Cách uống: Uống trong ngày, dùng liên tục 1 tháng, sau đó kiểm tra lại lượng đường trong máu.

  • Trị tiểu tiện không thông (tiểu buốt, rắt)

Nguyên liệu & cách làm: râu mèo 40g, thài lài trắng 30g, rửa sạch cho 750ml nước, đun nhỏ lửa thêm 6g hoạt thạch.

Cách uống: uống trong ngày. Uống liền 5 ngày. Nếu tiểu tiện bình thường thì ngừng thuốc.

Cỏ râu mèo là bài thuốc đông y phổ biến

Cỏ râu mèo là bài thuốc đông y phổ biến

  • Trị tiểu ra sỏi, tiểu ra máu và tiểu buốt

Nguyên liệu & cách làm: râu mèo 40g, thài là trắng 30g, Sắc lấy nước, mỗi lần hòa thêm 6g bột hoạt thạch.

Cách uống: uống trong ngày, chia làm 3 lần. Uống liền 5 - 7 ngày.

  • Trị viêm đường tiểu

Nguyên liệu & cách làm: râu mèo, thài lài, chó đẻ răng cưa, mỗi thứ 30g sắc uống. 

Cách uống: Uống sau bữa ăn tối 30 phút. Dùng trong một tuần lễ.

  • Thanh nhiệt, giải độc

Nguyên liệu & cách làm: Dùng cành lá mang hoa lúc chớm nở, tươi từ 20 - 60g; khô từ 12 - 30g/ngày, dưới dạng thuốc sắc.

Cách uống: uống trước bữa ăn 15 - 30 phút. Thường uống 8 ngày lại nghỉ 2 - 4 ngày.

Thuốc Đông y giúp cải thiện sức khỏe mà không gây hại tới gan

Thuốc Đông y giúp cải thiện sức khỏe mà không gây hại tới gan

5. Lưu ý khi sử dụng cây râu mèo

Bạn có thể sử dụng dạng bột của dược liệu thay vì sắc thuốc với lá tươi hoặc khô. Song, cần lưu ý chọn mua tại đơn vị đông ý uy tín. Do bột dược liệu thường lẫn các tạp chất như bụi, cát... gây hại cho cơ thể nếu dung nạp.

Với liều lượng thông thường, cây râu mèo không có tác dụng gây độc cấp tính. Tuy nhiên, do tác động trên sự cân bằng ion K, Na… và các phân hóa tố, không nên dùng thường xuyên và lâu dài cây râu mèo với liều cao.

Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Dù có tác dụng trị sỏi, song cỏ râu mèo chỉ hiệu quả đối với ai đang mắc tình trạng sỏi thận nhỏ. Còn những đối tượng mắc bệnh sỏi thận lâu hay sỏi quá to, cần phải được sự thăm khác của bác sĩ và có thể phẫu thuật để giải quyết.

Với liều lượng thông thường, cây râu mèo không có tác dụng gây độc cấp tính

Với liều lượng thông thường, cây râu mèo không có tác dụng gây độc cấp tính

Bổ sung chiết xuất trà java (râu mèo) (Orthosiphon Stamineus B) có trong viên uống thon chân, giảm da sần vỏ cam cellulite DHC Melilot tại đây:

product_sku=4511413401569

Tổng kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về trà java hay còn gọi là cây râu mèo cũng như công dụng và bài thuốc từ nó. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo website của Bestme để có thêm thông tin hữu ích khác về sức khỏe, làm đẹp và chăm sóc sức khỏe khác nhé!

Có thể bạn sẽ thích
Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp
Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp

Rễ hoàng cầm là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe cũng như điều trị bệnh. Để hiểu rõ hơn về loài thảo dược quý này

Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô
Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô

Tía tô là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những thông tin chi tiết về công dụng v&

Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?
Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng dồi dào, sáp ong còn được sử dụng rộng rãi trong làm đẹp. Vậy tác dụng của sáp ong ra sao, chi tiết sẽ c&oacut

Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?
Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?

Rau diếp cá được biết đến là vị thuốc của thiên nhiên với những công dụng to lớn cho sức khỏe. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết về công dụng của rau di

Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ
Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về công dụng hay cách dùng giữa bột nghệ và tinh bột nghệ. Để Bestme hướng dẫn bạn cách phân biệt một cách đơn giản v

Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà
Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà

Dầu lá hương thảo là gì? Những công dụng nào có ở loại tinh dầu này và cách làm tại nhà như thế nào? Hãy để Be

Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?
Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?

Liệu bạn đã hiểu hết về dầu cám gạo và biết cách ứng dụng vào làm đẹp chưa? Hãy cùng Bestme khám phá những công dụng “

Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?
Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?

Cam thảo có tác dụng gì và kỵ với gì nhất? Có nên uống cam thảo mỗi ngày không? Cùng Bestme tìm lời giải đáp chi tiết

Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry
Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry

Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về chiết xuất việt quất đen bilberry và những công dụng tuyệt vời của thành phần này dưới đây nhé!  

Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da
Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da

Cùng Bestme khám phá những công dụng tuyệt vời của chiết xuất cúc vạn thọ và lý do vì sao nguyên liệu này lại được ưa chuộng trong n

Chiết xuất vỏ cây liễu: Thành phần trị mụn an toàn từ thiên nhiên
Chiết xuất vỏ cây liễu: Thành phần trị mụn an toàn từ thiên nhiên

Chiết xuất vỏ cây liễu là một thành phần tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu ch

Dầu gấc có tốt cho da không? Một số lưu ý khi sử dụng
Dầu gấc có tốt cho da không? Một số lưu ý khi sử dụng

Dầu gấc còn được sử dụng để dưỡng da, phục hồi những tổn thương trên da cực kỳ hiệu quả. Cùng Bestme tìm hiểu thêm về những công dụng và hiệu quả tuyệt vờ

Rễ nhân sâm: Công dụng và ứng dụng trong làm đẹp
Rễ nhân sâm: Công dụng và ứng dụng trong làm đẹp

Rễ nhân sâm là gì? Những công dụng và ứng dụng nào của rễ nhân sâm được ứng dụng trong làm đẹp? Hãy để Bestme giải đáp nh

Bơ cacao là gì? Những công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp
Bơ cacao là gì? Những công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp

Bơ cacao sở hữu hương thơm nồng nàn cùng vô số lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những công dụng tuyệt vời mà ng

Lá bạc hà là gì? Cách phân biệt bạc hà với rau húng
Lá bạc hà là gì? Cách phân biệt bạc hà với rau húng

Cùng Bestme tìm hiểu lá bạc hà là gì cùng cách phân biệt lá húng lủi và bạc hà để không còn bị nh