NGỪA MỤN MỜ THÂM 5-9/5

Vitamin K là gì? Công dụng, liều bổ sung và nguồn thực phẩm

Thứ sáu, 21/07/2023, 20:00 (+07:00)

Đa số mọi người đều quan tâm đến việc bổ sung các loại vitamin quen thuộc như vitamin A, vitamin B, vitamin D,... mà quên đi sự tồn tại và tầm quan trọng của vitamin K.

Vậy vitamin K là gì? Có những loại vitamin K nào? Công dụng của vitamin K là gì? Mức độ ảnh hưởng của vitamin K đối với sức khỏe ra sao? Tham khảo ngay bài chia sẻ dưới đây của Bestme để tìm lời giải đáp chi tiết nhất nhé!

1. Vitamin K là gì?

Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về công dụng, liều dùng và nguồn bổ sung vitamin K, Bestme sẽ chia sẻ cho bạn đọc một vài thông tin cơ bản về loại vitamin này bao gồm nguồn gốc và phân loại. 

1.1 Nguồn gốc của vitamin K

Vitamin K là một trong những thành phần quan trọng của hệ enzym gan[1], tổng hợp ra nhiều yếu tố đông máu và có thể hòa tan trong chất béo. Không giống các loại vitamin khác, vitamin K không được dùng như một loại chất bổ sung. 

Vitamin K là gì? Công dụng, liều bổ sung và nguồn thực phẩm - 1
Vitamin K được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau

Vitamin K thường được tìm thấy tại nhiều bộ phận trên cơ thể như gan, não, tim, tuyến tụy và xương. Nó bị phá vỡ rất nhanh và bài tiết qua nước tiểu hoặc phân nên hiếm khi đạt đến mức độc hại trong cơ thể[2].

Ngoài ra, vitamin K còn được tìm thấy trong các thực phẩm màu xanh hoặc sản phẩm từ thịt, sữa động vật. Trong các thực phẩm chế biến sẵn và đường tinh chế cũng có hàm lượng vitamin K nhưng tương đối ít nên bạn cần cân nhắc trước khi thêm vào thực đơn hàng ngày. 

1.2 Các loại vitamin K

Hiện, vitamin K có khá nhiều loại khác nhau như:

  • Vitamin K dạng tự nhiên: Gồm vitamin K1 và K2. Trong đó, vitamin K1 được tìm thấy ở nhiều loại rau lá màu xanh, còn vitamin K2 được tìm thấy chủ yếu từ thịt, sữa và chế phẩm từ sữa. 
  • Vitamin K tổng hợp: Gồm vitamin K3, K4 và K5 nhưng vitamin K3 lại có độc tính nên bạn phải cân nhắc thật kỹ khi sử dụng. 

2. Công dụng của vitamin K

Mặc dù không quen thuộc như các loại vitamin A, B, C, D nhưng vitamin K vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Một vài công dụng nổi bật nhất của vitamin K phải kể đến như:

2.1 Đối với xương khớp

Cung cấp hàm lượng vitamin K vừa đủ thông qua chế độ ăn uống hàng ngày chính là "chìa khóa" giúp bạn duy trì sức khỏe xương khớp.

Loại vitamin này tham gia vào quá trình chuyển hóa xương và làm tăng lượng protein để đảm bảo lượng đủ lượng canxi trong xương. 

Vitamin K là gì? Công dụng, liều bổ sung và nguồn thực phẩm - 2
Vitamin K giúp duy trì sức khỏe xương khớp

Theo một nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng con người Hoa Kỳ, ăn ít thực phẩm giàu vitamin K làm giảm mật độ khoáng xương ở phụ nữ. Vì thế, nhiều chị em lựa chọn bổ sung vitamin K đảm bảo nhu cầu cơ thể để giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

2.2 Đối với tim mạch

Bên cạnh việc cải thiện xương khớp, vitamin K còn có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch. Theo đó, vitamin K giúp ngăn chặn nguy cơ cao huyết áp bằng cách ức chế quá trình khoáng hơi diễn ra. Nhờ đó, tim có thể bơm máu tự do toàn thân, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và ngăn chặn tình trạng đột quỵ. 

Ngoài ra, tăng cường vitamin K còn giúp ngăn chặn sự tiến triển của vôi hóa mạch máu - một yếu tố cảnh báo mạnh mẽ khả năng mắc bệnh tim mạch. 

Vitamin K là gì? Công dụng, liều bổ sung và nguồn thực phẩm - 3
Vitamin K tốt cho tim mạch khỏe mạnh

2.3 Liên quan đến quá trình đông máu

Vitamin K giúp tạo ra 4 trong số 13 loại protein cần thiết cho quá trình đông máu, ngăn vết thương chảy máu liên tục giúp chúng nhanh lành. Vì thế, những ai đang sử dụng thuốc làm loãng máu như warfarin nên giảm hàm lượng vitamin K bởi với nó có thể khiến giảm hiệu quả của thuốc làm loãng máu. 

Hiện nay, vitamin K không phải là chất dinh dưỡng cần thiết được liệt kê trên nhãn Thông tin dinh dưỡng. Tuy nhiên, người dùng thuốc chống đông máu thường được cung cấp thông tin về thực phẩm có chứa vitamin K từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ.

Vitamin K là gì? Công dụng, liều bổ sung và nguồn thực phẩm - 4
Vitamin K quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn

3. Liều lượng vitamin K khuyến nghị mỗi ngày

Tùy từng đối tượng, độ tuổi mà liều lượng vitamin K được khuyến cáo bổ sung khác nhau. Bạn đọc có thể tham khảo bảng tổng hợp dưới đây của Bestme để nắm được hàm lượng vitamin K cần mỗi ngày[3]

Độ tuổi

Nam giới

Nữ giới

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ cho con bú

Sơ sinh - 6 tháng tuổi

2mcg

2mcg

   

7-12 tháng tuổi

2.5mcg

2.5mcg

   

1-3 tuổi

30mcg

30mcg

   

4-8 tuổi

55mcg

55mcg

   

9-13 tuổi

60mcg

60mcg

   

14-18 tuổi

75mcg

75mcg

75mcg

75mcg

19 tuổi trở lên

120mcg

90mcg

90mcg

90mcg

Vitamin K là gì? Công dụng, liều bổ sung và nguồn thực phẩm - 5
Liều lượng bổ sung vitamin K cho từng đối tượng

Lưu ý, trước khi sử dụng vitamin K, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa tiến hành kiểm tra hàm lượng vitamin K trong cơ thể. Sau đó, tính toán kỹ lưỡng liều lượng cần bổ sung sao cho phù hợp. 

4. Thiếu vitamin K có nguy hiểm không?

Thực tế, ít ai biết và quan tâm đến việc bổ sung vitamin K cho cơ thể nên thiếu hụt loại vitamin này xảy ra ở rất nhiều người. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan quan trọng như tim mạch, xương khớp, tuần hoàn,...

Vitamin K là gì? Công dụng, liều bổ sung và nguồn thực phẩm - 6
Thiếu vitamin K kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

4.1 Đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin K

Những trường hợp sau đây nằm trong nhóm có nhiều khả năng bị thiếu hụt vitamin K nhất: 

  • Trẻ sơ sinh vì hàm lượng vitamin K đi qua nhau thai và sữa mẹ rất thấp. 
  • Người dùng thuốc kháng sinh ngăn chặn quá trình chuyển hóa vitamin K. 
  • Người bị rối loạn hấp thu thức ăn và cơ thể thường xuyên bị suy nhược.

Bạn có thể nhận biết cơ thể thiếu hụt vitamin K thông qua những dấu hiệu sau: 

  • Thời gian máu đông khi bị thương lâu hơn. 
  • Vùng niêm mạc dễ bị thâm tím hoặc chảy máu. 
  • Xuất hiện nhiều vết bầm tím trên cơ thể không rõ nguyên nhân. 
  • Xuất huyết đường tiêu hóa như nôn mửa kèm máu, đi vệ sinh ra máu,.... 

4.2 Thiếu vitamin K có nguy hiểm không?

Thiếu vitamin K trong thời gian dài, bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như:

  • Rối loạn đông máu: Vitamin K được ví như "băng cứu thương" cầm máu cực tốt nên thiếu vitamin này sẽ dẫn đến rối loạn hoạt động của các yếu tố đông máu. Điều này khiến quá trình đông máu gặp khó khăn, máu khó cầm khi bị thương gây ra tình trạng xuất huyết nghiêm trọng.
  • Mắc các bệnh về tim: Vitamin K giữ vai trò ngăn ngừa xơ vữa động mạch nên thiếu vitamin K, động mạch sẽ bị vôi hóa dẫn đến mắc bệnh nguy hiểm về tim. 
  • Loãng xương: Thiếu vitamin K gây cản trở quá trình chuyển hóa canxi cho cơ thể dẫn đến nguy cơ bị loãng xương hoặc mắc các bệnh về xương khớp.
Vitamin K là gì? Công dụng, liều bổ sung và nguồn thực phẩm - 7
Thiếu vitamin K dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim

5. Tác dụng phụ khi bổ sung quá liều vitamin K

Thừa vitamin K rất hiếm gặp, thường chỉ xảy ra khi bổ sung bằng cách tiêm trong thời gian dài gây tan máu và vàng da. Các tác dụng phụ khi sử dụng quá liều vitamin K gồm cơ thể xanh xao, tiết nhiều mồ hôi, cứng cơ, thở không đều, sưng mí mắt, đỏ da, gan to,.... 

Với trẻ nhỏ, thừa vitamin K vô cùng nguy hiểm vì có thể gây ra vàng da, tán huyết và bại não, thậm chí xuất huyết não, màng não. Nếu không may rơi vào tình trạng này thì tính mạng của trẻ sẽ bị đe dọa, có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Vì thế, bố mẹ và cơ sở y tế cần tuân thủ nghiêm việc cho trẻ uống hoặc tiêm vitamin K đúng chỉ định về liều lượng của Bộ Y tế. 

Những trường hợp cần lưu ý khi sử dụng vitamin K để tránh xảy ra tác dụng phụ ngoài ý muốn gồm: 

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú: Không nên tự ý sử dụng vitamin K liều cao cho mẹ bầu mà không có sự chỉ định của bác sĩ. 
  • Người bệnh thận hoặc gan: Quá nhiều vitamin K có thể gây hại cho các bệnh nhân đang điều trị lọc máu do bị thận hoặc làm tình trạng đông máu ở người bị bệnh gan trở nên tệ hơn. 
  • Người bị giảm bài tiết: Bệnh nhân bị giảm bài tiết có thể không hấp thụ vitamin K tốt như người bình thường. 
Vitamin K là gì? Công dụng, liều bổ sung và nguồn thực phẩm - 8
Thừa vitamin K rất hiếm gặp, chỉ xảy ra khi bổ sung quá liều bằng cách tiêm

6. Nguồn thực phẩm giàu vitamin K

Như đã đề cập ở trên, vitamin K gồm vitamin K1 và vitamin K2, mỗi loại vitamin được tìm thấy ở nhóm thực phẩm khác nhau. Dưới đây là những thực phẩm giàu vitamin K nhất bạn có thể tham khảo để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình.

Đầu tiên là những thực phẩm giàu vitamin K1 gồm: 

  • Trong 100g rau cải xoăn nấu chín chứa khoảng 418mcg. 
  • 100g rau chân vịt nấu chín cung cấp 540mcg. 
  • 100g củ cải đường nấu chín chứa 484mcg. 
  • 100g bông cải xanh cung cấp khoảng 141mcg. 
  • Mỗi 100g húng quế khô và cỏ xạ hương khô đều cung cấp 1714mcg vitamin K1. 
  • 100g mùi tây tươi mang đến 1640mcg vitamin K1. 

Còn những ai muốn bổ sung vitamin K2 thì nhất định không được bỏ qua những loại thực phẩm sau: 

  • 100g đậu tương lên men chứa 939mcg vitamin K2.
  • 100g gan ngỗng chứa khoảng 369mcg. 
  • 100g thịt gà cung cấp khoảng 35.7mcg. 
  • 100g pho mát mềm mang đến 506mcg vitamin K2. 
  • 100g sữa béo nguyên chất cung cấp 38.1mcg. 

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn những thực phẩm chức năng bổ sung vitamin K nếu không có nhiều thời gian tính toán, lên thực đơn giàu vitamin K.

Vitamin K là gì? Công dụng, liều bổ sung và nguồn thực phẩm - 9
Nguồn thực phẩm giàu vitamin K

Tổng kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về vitamin K, mong rằng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công dụng, liều lượng cũng như tác dụng phụ của loại vitamin này. Hãy theo dõi Bestme thường xuyên để cập nhật tin tức về sức khỏe mới và chính xác nhất nhé!

Tài liệu tham khảo

[1] https://www.vinmec.com/vi/co-the-nguoi/vitamin-k-93/

[2], [3] https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminK-HealthProfessional/ 

Có thể bạn sẽ thích
Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp
Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp

Rễ hoàng cầm là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe cũng như điều trị bệnh. Để hiểu rõ hơn về loài thảo dược quý này

Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô
Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô

Tía tô là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những thông tin chi tiết về công dụng v&

Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?
Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng dồi dào, sáp ong còn được sử dụng rộng rãi trong làm đẹp. Vậy tác dụng của sáp ong ra sao, chi tiết sẽ c&oacut

Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?
Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?

Rau diếp cá được biết đến là vị thuốc của thiên nhiên với những công dụng to lớn cho sức khỏe. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết về công dụng của rau di

Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ
Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về công dụng hay cách dùng giữa bột nghệ và tinh bột nghệ. Để Bestme hướng dẫn bạn cách phân biệt một cách đơn giản v

Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà
Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà

Dầu lá hương thảo là gì? Những công dụng nào có ở loại tinh dầu này và cách làm tại nhà như thế nào? Hãy để Be

Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?
Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?

Liệu bạn đã hiểu hết về dầu cám gạo và biết cách ứng dụng vào làm đẹp chưa? Hãy cùng Bestme khám phá những công dụng “

Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?
Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?

Cam thảo có tác dụng gì và kỵ với gì nhất? Có nên uống cam thảo mỗi ngày không? Cùng Bestme tìm lời giải đáp chi tiết

Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry
Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry

Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về chiết xuất việt quất đen bilberry và những công dụng tuyệt vời của thành phần này dưới đây nhé!  

Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da
Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da

Cùng Bestme khám phá những công dụng tuyệt vời của chiết xuất cúc vạn thọ và lý do vì sao nguyên liệu này lại được ưa chuộng trong n

Chiết xuất vỏ cây liễu: Thành phần trị mụn an toàn từ thiên nhiên
Chiết xuất vỏ cây liễu: Thành phần trị mụn an toàn từ thiên nhiên

Chiết xuất vỏ cây liễu là một thành phần tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu ch

Dầu gấc có tốt cho da không? Một số lưu ý khi sử dụng
Dầu gấc có tốt cho da không? Một số lưu ý khi sử dụng

Dầu gấc còn được sử dụng để dưỡng da, phục hồi những tổn thương trên da cực kỳ hiệu quả. Cùng Bestme tìm hiểu thêm về những công dụng và hiệu quả tuyệt vờ

Rễ nhân sâm: Công dụng và ứng dụng trong làm đẹp
Rễ nhân sâm: Công dụng và ứng dụng trong làm đẹp

Rễ nhân sâm là gì? Những công dụng và ứng dụng nào của rễ nhân sâm được ứng dụng trong làm đẹp? Hãy để Bestme giải đáp nh

Bơ cacao là gì? Những công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp
Bơ cacao là gì? Những công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp

Bơ cacao sở hữu hương thơm nồng nàn cùng vô số lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những công dụng tuyệt vời mà ng

Lá bạc hà là gì? Cách phân biệt bạc hà với rau húng
Lá bạc hà là gì? Cách phân biệt bạc hà với rau húng

Cùng Bestme tìm hiểu lá bạc hà là gì cùng cách phân biệt lá húng lủi và bạc hà để không còn bị nh